3.1. Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ
3.1.6. Hồn thiện chính sách đầu tư
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế, hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài đã tăng vượt bậc. Đầu tư tăng đã thúc đẩy xuất khẩu tăng, góp phần kiềm chế nhập siêu. Tuy nhiên, đầu tư đổi mới công nghệ chưa được chú trọng đúng mức, thêm vào đó, đầu tư phát triển xuất khẩu và thay thế nhập khẩu không hiệu quả, nhất là nguồn vốn Nhà nước trong những năm qua đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, do đó một cách gián tiếp làm gia tăng thâm hụt cán cân thương mại. Vì vậy, một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng và mang tính chiến lược bền vững nhằm hạn chế nhập siêu là cần phải hồn thiện chính sách đầu tư hướng tới đầu tư hiệu quả, tăng cường sản xuất hàng hoá trong nước thay thế nhập khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hoá xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới. Muốn vậy, Chính phủ cần áp dụng những biện pháp sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể về
đầu tư trên cả nước, của từng khu vực địa phương, của từng ngành, công bố danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài, phát triển hệ thống thông tin xúc
tiến đầu tư gắn với chương trình đầu tư và các đối tác đầu tư cụ thể. Tránh tình trạng quy hoạch “treo” lãng phí nguồn lực, tiền của trong nền kinh tế.
Cần xây dựng các đề án đầu tư cho ngành hàng xuất khẩu cụ thể cho từng mặt hàng, từng địa bàn. Đặc biệt chú ý phát triển những mặt hàng mới, mặt hàng có điều kiện sản xuất không phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường như sản phẩm cơ khí, dây cáp điện, sản phẩm nhựa, sản phẩm đồ gỗ… Đồng thời rà sốt lại cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất, xuất khẩu đối với những mặt hàng truyền thống trọng điểm như hàng nông lâm thuỷ sản, hàng dệt may, giầy dép, thủ cơng mỹ nghệ… để có những điều chỉnh phù hợp hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu.
Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Tiếp tục tập trung hồn thiện cơ chế “liên thơng - một cửa” ở các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý đầu tư. Tăng cường năng lực quản lý đầu tư nước ngoài của các cơ quan chức năng và cơ chế phối hợp, giám sát và kiểm tra hoạt động đầu tư; giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, thuế, xuất nhập khẩu, hải quan… nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngồi, qua đó tăng thêm sức hấp dẫn của mơi trường đầu tư Việt Nam.
Theo đó, cần cơng khai hố và minh bạch hố q trình cấp phép, cơng tác đấu thầu, giải quyết các thủ tục hành chính, rà sốt nới lỏng và loại bỏ những “nút thắt cổ chai” hành chính và hồn thiện mơi trường đầu tư chung là những nhân tố chủ chốt khác góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ góp phần tạo nên tính hiệu quả của đầu tư dự án.
Thứ hai, xây dựng các chính sách thu hút đầu tư trong nước và nước
ngồi để tăng cường sản xuất hàng hố trong nước thay thế nhập khẩu. Căn cứ tình hình nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu giai đoạn qua, nhu cầu của nền
kinh tế thời gian tới và khả năng sản xuất trong nước, cần lên danh mục các nhóm mặt hàng sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu trong thời gian tới như: dầu khí và sản phẩm hố dầu, thép, cơ khí chế tạo và các sản phẩm phụ trợ. Do mục tiêu của phát triển công nghiệp phụ trợ là thay thế nhập khẩu, tạo chủ động cho sản xuất hàng hoá tiêu dùng và xuất khẩu nên phát triển cơng nghiệp phụ trợ là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Vì vậy, tất cả các loại hình đầu tư và hợp tác sản xuất trong lĩnh vực này đều được khuyến khích. Nhưng trước mắt ưu tiên phát triển cơng nghiệp phụ trợ ngành cơ khí, dệt may, điện tử - tin học, ô tô, da giầy và đồ gỗ xuất khẩu. Tiếp tục huy động mọi nguồn lực trong và ngồi nước, trong đó ban hành quy chế khuyến khích tư nhân, đầu tư nâng cấp các cơng trình giao thơng, cảng biển, dịch vụ viễn thơng, cung cấp điện nước, phấn đấu khơng để xảy ra tình trạng thiếu điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực tế cho thấy, sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cũng đã có các tác động dây chuyền tích cực, như tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp trong nước tiếp thu công nghệ, kiểu dáng sản phẩm và cách thức tiếp thị, phục vụ khách hàng… Vì vậy, cần thiết phải có những cơ chế thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI bằng cách hướng các doanh nghiệp này đầu tư vào các ngành, lĩnh vực cần khuyến khích. Thơng qua chính sách về tài chính như giảm thuế mơn bài trong một thời gian nhất định đối với những ngành khuyến khích đầu tư như cơ khí chế tạo và điện tử tin học; giảm hoặc bãi bỏ các loại thuế đánh vào linh kiện nhập khẩu; có thể cho phép cộng một phần lỗ vào các chi phí đầu tư; được hưởng chế độ ưu đãi khi bán hàng trong nước… và xoá bỏ những khác biệt về đầu tư trong nước và nước ngoài.
Thứ ba, cần triển khai xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên, phụ
cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong nước, đặc biệt là trong một số lĩnh vực như sản xuất hàng dệt may, giầy dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa… nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguyên liệu cho sản xuất một cách kịp thời và với chi phí thấp hơn.
Thứ tư, tiếp tục tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân
lực để đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh hội nhập, kể cả cán bộ quản lý các cấp và cán bộ kỹ thuật cho các doanh nghiệp, đặc biệt cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy, một trong những lợi thế của Việt Nam trong thu hút FDI chính là thị trường lao động. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, lợi thế cạnh tranh về tiền lương thấp phải trả cho người lao động không coi là “ưu thế” mà các nhà tuyển dụng nước ngoài cân nhắc. Vấn đề quan trọng là chất lượng nguồn nhân lực của thị trường lao động Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ cần có những giải pháp đồng bộ từ cơ sở đào tạo nghề cho đến các bậc học phổ thông, đại học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động cho các doanh nghiệp nói chung. Đồng thời, chính phủ cần nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ngoài ra, cần điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, khuyến khích đầu tư vào các ngành có lợi thế cạnh tranh cao như nơng nghiệp, chế biến. Tái cấu trúc khối doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư cơng và kiểm sốt chặt chẽ các khoản chi tiêu bằng ngân sách, mục tiêu đưa mức bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP (Hiện nay là 8% GDP).
3.1.7. Phát triển cơng nghiệp phụ trợ ở trong nước góp phần kiềm chế nhập siêu.
Bên cạnh hàng loạt những giải pháp đã và đang được các ngành, các cấp thực hiện như đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu các nhóm hàng tiêu dùng, xa xỉ, một số máy móc thiết bị trong nước đã sản xuất được hay sử dụng hạn ngạch thuế quan, áp dụng cấp phép nhập khẩu tự động, tăng thuế
nhập khẩu, … thì giải pháp lâu dài cho việc kiềm chế nhập siêu chính là phát triển cơng nghiệp phụ trợ.
Công nghiệp phụ trợ là ngành công nghiệp phụ giúp cho việc lắp ráp các sản phẩm cuối cùng, thông qua cung cấp các bộ phận, chi tiết hoặc các sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ trung gian khác.
Cơng nghiệp phụ trợ là động lực của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và là nền tảng cho việc phát triển bền vững các ngành cơng nghiệp chủ lực. Nhìn chung, các doanh nghiệp cơng nghiệp phụ trợ nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc sản xuất sản phẩm phụ trợ dựa trên cơng nghệ lạc hậu, khả năng quản trị yếu, khó tiếp cận vốn và mặt bằng, tính liên kết với doanh nghiệp lớn kém bền chặt. Cơng nghiệp phụ trợ cịn đơn giản, tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm cịn thấp, quy mơ sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết đơn giản, giá trị gia tăng thấp và cịn có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam với yêu cầu của các hãng sản xuất lớn trên thế giới. Việc sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước cung ứng.
Từ nay đến năm 2020, việc phát triển công nghiệp phụ trợ cần hướng vào:
Thứ nhất, mở rộng quy mô và ngành nghề sản xuất công nghiệp phụ
trợ theo hướng làm tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm hồn chỉnh cuối cùng, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thứ hai, đa dạng hóa chủ thể sản xuất trong phát triển công nghiệp phụ
trợ. Trên quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo, việc phát huy nguồn lực của các thành phần kinh tế cho phát triển công nghiệp phụ trợ là hướng đi cần thiết. Nhà nước cần ưu tiên cho các lĩnh vực trọng điểm để tạo điều kiện và động lực cho đầu tư của các thành phần kinh tế kể cả cho kinh tế nhà nước. Kết hợp
đồng bộ giữa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật với đầu tư đào tạo nhân lực công nghiệp phụ trợ, thực hiện dứt điểm các cơng trình để sớm phát huy hiệu quả đầu tư. Cần khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, những ưu đãi về thuế (như miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu trong một thời gian nhất định). Thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngồi vào cơng nghiệp phụ trợ ở các lĩnh vực còn yếu kém để tăng năng lực sản xuất phụ trợ nội địa, tiếp cận công nghệ mới và tạo mơi trường cạnh tranh kích thích phát triển các doanh nghiệp phụ trợ của đất nước.
Thứ ba, chú trọng đầu tư khoa học – công nghệ để phát triển công
nghiệp phụ trợ. Bên cạnh việc tiếp thu và chuyển giao công nghệ từ các đối tác, các nhà đầu tư nước ngồi, cần phải có chiến lược đầu tư xây dựng các khu công nghệ cao, công nghệ ứng dụng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trên các lĩnh vực điện tử, tin học, lắp ráp,...Khuyến khích hình thành các khu, cụm sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu phụ trợ cho các ngành công nghiệp; xây dựng các khu công nghiệp và khu chế xuất một cách tập trung, có mục tiêu, trong đó có nhiều doanh nghiệp tư nhân có thể trở thành các nhà cung cấp cho các doanh nghiệp FDI được coi là một hướng đi tích cực và thiết thực nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở nước ta trong những năm tới.