3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt-may Việt Nam
3.2.2.2 Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm
Đối với hàng may mặc các biện pháp cạnh tranh “phi giá cả” trước hết là cạnh tranh về chất lượng hàng hoá trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay trở thành yếu tố quyết định sức cạnh tranh của sản phẩm.
Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản đều là những thị trường “khó tính” địi hỏi cao về chất lượng. Người tiêu dùng ở các thị trường này có khả năng thanh tốn cao nên yếu tố chất lượng và nhãn mác được chú ý hơn là giá cả.
Vấn đề nổi cộm đối với ngành dệt may Việt Nam là các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất các sản phẩm rất thơng dụng và hình thức kinh doanh chủ yếu theo phương thức gia cơng. Vì vậy, các mặt hàng dệt may của Việt Nam phải cạnh tranh trực diện với các sản phẩm phổ thơng khác từ các nước có lợi thế về giá gia công nhưng rất mạnh về nguyên liệu như Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ,.. trong thời gian tới, để có thể giải quyết được bài tốn về thị trường, giảm bớt áp lực cạnh tranh gia tăng, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chắc chắn phải chú trọng tới yếu tố cạnh tranh bằng việc nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và dịch vụ.
Các biện pháp nâng cao chất lượng của sản phẩm:
Giá trị gia tăng của sản phẩm được nâng cao qua việc tạo ra các sản phẩm với mẫu mã thiết kế độc đáo tiện dụng. Chất lượng được cải thiện gắn liền
với những tính năng mới để có thể vừa kích thích được cầu vừa tránh bớt được các áp lực cạnh tranh. Hiện tại, đối phó với chi phí lao động ngày càng cao, ngành cơng nghiệp dệt của Đài Loan, Nam Triều Tiên, Tây Âu… đang dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng tăng cường công tác thiết kế mẫu mã, tập chung nghiên cứu sản xuất các sản phẩm dệt “chức năng” nghĩa là tạo ra các sản phẩm có nhiều tính năng hơn. Bên cạnh việc duy trì và củng cố các tính năng cơ bản của sản phẩm như độ bền, độ hút ẩm,.. các sản phẩm mới còn được tăng cường các tính năng khác như sự thoải mái (giữ ẩm, tạo cảm giác mát mẻ, trọng lượng nhẹ, khơng nhàu, chống xước,..); Tính năng vệ sinh (chống khuẩn, chống nấm mốc, mùi hơi, chống dị ứng và chống tia cực tím,..); Tính năng an tồn (chống mưa, chống bẩn, chịu nhiệt, chống song điện tử,..)…sự kết hợp giữa nâng cao chất lượng sản phẩm với kỹ thuật xử lý hoàn tất tốt cộng với việc đưa thêm giá trị mới váo sản phẩm khiến người sử dụng được hưởng thêm nhiều lợi ích mới, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu ngày càng đa dạng của thị trường.
Giá trị gia tăng có thể được nâng cao thơng qua việc chuyển đổi phương thức sản xuất từ gia công (CMT) sang kinh doanh trực tiếp (FOB) với việc tăng
cường thiết kế sản phẩm nhằm tăng hiệu quả kinh doanh. Công tác thiết kế đem
lại những giá trị mới cho sản phẩm dệt; Các sản phẩm vải với kết cấu mới , thành phần nguyên liệu phức hợp, hoàn tất, in hoa tốt, màu sắc lạ ngày càng được ưa chuộng. Đối với các sản phẩm may, việc thiết kế mẫu mã sao cho phù hợp ngày càng trở nên quan trọng để có thể thu hút được khách hàng. Cùng với hoạt động thiết kế, việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm giữ vai trò hết sức quan trọng bởi vì nó có khả năng làm gia tăng giá trị sản phẩm nhiều lần. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu qua các nước trung gian hoặc gia công cho nước khác. Tuy nhiên, đăng ký một nhãn hiệu hàng hố phải chịu chi phí cao, có khi lên tới vài nghìn USD. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp có thể kết hợp với nhau để đăng ký một nhãn hiệu xuất khẩu chung cho từng loại sản phẩm.
Giá trị gia tăng cịn có thể được tiến hành thông qua việc tăng cường công tác quản lý và khả năng đáp ứng nhanh. Thời gian giao hàng ngày càng rút
ngắn khiến tăng khả năng quản lý để có thể giao hàng nhanh cũng hết sức quan trọng. Trước đây, thời gian từ lúc nhận đơn đặt hàng đến lúc giao hàng thường kéo dài 90 ngày, nay giảm xuống còn 40-60 ngày. Tỷ lệ các đơn hàng nhỏ, đa dạng kiểu dáng, màu sắc có xu hướng gia tăng địi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải linh hoạt hơn, khả năng đáp ứng ngày càng nhanh hơn. Ngay cả khi giá thành sản phẩm dệt của Việt Nam cao hơn giá cả sản phẩm nhập khẩu tới 20% nếu các doanh nghiệp Việt Nam quản lý tốt công đoạn hồn tất, nhuộm thì vẫn có thể hấp dẫn khách hàng và vẫn có thể cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu ngay tại thị trường nội địa.
Nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm là chiến lược lâu dài và hết sức khó khăn nhưng thực ra đó là hướng phát triển tích cực, đúng đắn trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay.