Nâng cao nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế (Trang 41 - 43)

3. 1 Định hướng của công ty trong những năm tớ

3.2.2Nâng cao nguồn nhân lực

Trong quá trình sản xuất , nếu công nghệ là yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm và năng suất lao động lại là một trong những yếu tố cơ bản đóng vai trò sáng tạo. Lao động luôn được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động của DN trong việc sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Do đó lao động là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong mỗi DN. Qua bảng 1( tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2008-2010) ta thấy số công nhân có trình độ thấp chiếm khá cao. Do vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh thì giải pháp đổi mới công nghệ đi đôi với phát triển nguồn nhân lực là biện phát tối ưu nhất.

Cách thức tiến hành

-Công ty cần chú trọng tới công tác quản trị nhân lực. Quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của người lao động tạo sự gắn bó của người lao động với DN từ đó kết quả làm việc của họ sẽ cao hơn tạo ra sản phẩm tốt hơn, thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn

-Từng bước chuẩn hóa chức năng, yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng vị trí trong công ty từ đó có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại.

-Nâng cao công tác tuyển dụng. Khi tuyển dụng cán bộ quản trị cấp cao phải có những tiêu chuẩn như: trình độ đại học, tư cách đạo đức, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực tuyển dụng.

Hiệu quả mang lại: Thực hiện tốt việc nâng cao tay nghề cho người lao động sẽ góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao, có đủ khả năng tiếp cận vận hành thiết bị công nghệ mới góp phần nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh. Có như vậy công ty mới có thể nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và làm cho việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn.

3.2.3.1Nghiên cứu và tiếp cận thị trường

Vấn đề đề nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết trước tiên đối với bất kỳ DN nào muốn duy trì và mở rộng thị trường. Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là quá trình điều tra để tìm triển vọng tiêu thụ cho một sản phẩm cụ thể hoặc một nhóm sản phẩm và cả phương thức thực hiện mục tiêu đó. Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường rồi so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận. Những kết luận này sẽ giúp cho nhà quả lý đưa ra những quyết định đúng đắn để lập kế hoạch marketing. Công tác nghiên cứu nhằm giải quyết vần đề:" chỉ bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mà mình có".

Cách thức tiến hành

- Công ty cần chọn thị trường chủ yếu là ở nông thôn, vì vậy nên thường xuyên cử cán bộ về các địa phương để nghiên cứu đặc điểm đất đai và tập quán sản xuất của bà con để đưa ra những chính sách hợp lý cho sản phẩm của mình.

- Nên kết hợp với cán bộ khuyến nông ở địa phương đó để dễ dàng nắm bắt nhu cầu của người dân.

- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động xử lý thông tin.

Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường công ty sẽ có những thông tin hết sức hữu ích cho quá trình ra quyết định trong hoạt động kinh doanh cũng như trong hoạt động duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp với xu thế phát triển chung. Nghiên cứu tốt giúp DN nhanh chóng tiêu thụ được sản phẩm tránh tình trạng ứ động do hàng tồn kho.

3.2.3.2Tổ chức mạng lưới tiêu thụ

-Mở rộng mạng lưới bán hàng xuống tận các hợp tác xã, xây dựng phương án bán hàng trả chậm, trả góp.

-Tổ chức sắp xếp, cửa hàng, đại lý với địa điểm phù hợp. 3.2.3.3Về cơ cấu các mặt hàng

Công ty cần thường xuyên điều tra nhu cầu từng thị trường để nắm bắt được từng thị trường, loại sản phẩm nào được sủ dụng nhiều nhất để có biện pháp cung ứng kịp thời, đúng nhu cầu. Đồng thời công ty cần phát triển đồng đều các mặt hàng.

Giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ hàng hóa, số lượng doanh thu cao hay thấp do giá cả quyết định. Đồng thời việc xác định giá cả hợp lý sẽ giúp cho DN cạnh tranh được trên thị trường, xác định vị trí của công ty và đem lại kết quả kinh doanh cho DN. Do đó công ty cần nắm bắt nhu cầu thị trường để đưa ra chính sách giá hợp lý. Để đạt được điều đó công ty có thể áp dụng các chính sách sau:

+ Chủ động giảm giá: áp dụng khi hàng hóa bán ra chậm, ứng động nhiều... nếu không giảm giá thì thua lỗ hoặc không bán được hàng, tồn kho kéo dài, phát sinh nhiều chi phí kinh doanh không có hiệu quả.

+Chủ động tăng giá: áp dụng khi nguồn hàng đó đang còn với số lượng ít mà cầu lại cao. Tuy nhiên cần tăng giá hợp lý không sẽ làm mất uy tín của công ty với người tiêu dùng.

3.2.3.5Quảng bá tiếp thị và khuyến mãi

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì chính sách giao tiếp khuyếch trương có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hoạt động này tạo ra sự gần gũi giữa người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời làm cho nhiều người biết đến công ty. Để làm được như vậy công ty cần:

+ Kết hợp với cán bộ khuyến nông ở các xã, thôn, tổ chức các hội thảo giới thiệu sản phẩm.

+ Cử cán bộ kỹ thuật xuống tận nơi hướng dẫn cách sử dụng cho bà con. + Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo từ thiện.

+ Chiết khấu tiền mặt; nhằm kích thích người mua trả tiền ngay. 3.2.4 Tăng cường vốn phục vụ hoạt động kinh doanh

+ Quan hệ tốt và uy tín với ngân hàng +Bằng nguồn vốn bổ sung hằng năm + Quan hệ tốt với bạn hàng

+Thực hiện tốt công tác tiết kiệm giảm chi phí lưu thông trong kinh doanh và các chi phí không hợp lý khác

+ Thực hiện tốt các chính sách của tỉnh và nhà nước

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế (Trang 41 - 43)