2.1 .Phương pháp luận
2.2. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
2.2.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua cuộc điều tra về các nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Doanh nghiệp. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến để thu thập dữ liệu sơ cấp trong lĩnh vực kinh tế - xã hội bởi ưu thế về khả năng tiếp cận phạm vị nghiên cứu tương đối rộng trong một khoảng thời gian ngắn với chất lượng thông tin cao. Tuy nhiên mặt hạn chế của nó là chi phí cơng sức và chi phí tài chính tương đối lớn, địi hỏi tác giả phải có sự đầu tư xứng đáng thì mới
có được dữ liệu tin cậy. Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả đã sử dụng hai phương pháp là phương pháp điều tra qua phiếu; phương pháp phỏng vấn. Trong quá trình thực hiện, Luận văn sử dụng phiếu điều tra phỏng vấn 2 đối tượng có liên quan đến vấn đề về cơng tác phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần xây dựng số 9. Từ đó phân tích và đưa ra các kết luận, cụ thể với các đối tượng.
* Phương pháp phỏng vấn
Đây là phương pháp xây dựng các câu hỏi mở cho các đối tượng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu và tiến hành phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp. Tác giả đã thiết kế hệ thống các câu hỏi mở về các vấn đề liên quan đến công tác phát triển nguồn nhân lực tại Công ty, sau đó tiến hành lập danh sách các đối tượng cần phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn thứ nhất của luận văn là ban lãnh đạo Công ty bao gồm các lãnh đạo cấp cao như Tổng Giám đốc, các trưởng phòng ban trong Cơng ty có vai trị rất quan trọng đối với quản lý công tác phát triển nguồn nhân lực. Đối tượng thứ hai là cán bộ công nhân viên và người lao động.
Mục đích phỏng vấn sấu các đối tượng khác nhau để nhận thơng tin giúp tác giả có thể so sánh các thông tin thu thập được từ các đối tượng khác nhau, đánh giá tính logic khoa học của kết quả phân tích định lượng với những thơng tin phỏng vấn thu thập được.
Cơng cụ nghiên cứu định tính được sử dụng gồm: Các bản câu hỏi bán cấu trúc dùng cho tọa đàm, phỏng vấn sâu, ghi lại câu chuyện điển hình.
Tổng số người được điều tra là 216 người (trong đó: 16 người là cán bộ cơng nhân viên gián tiếp, 200 người là những công nhân trực tiếp tại các công trường) những đối tượng được điều tra là những lao động có độ tuổi trên 30 tuổi, có kinh nghiệm lâu năm và gắn bó lâu dài với Cơng ty, hướng dẫn điều tra được thiết kế cho từng đối tượng (nội dung trong phụ lục luận văn).
Tiến hành phỏng vấn sâu đối với Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc, Trưởng phịng ban Cơng ty, cán bộ cơng nhân viên, đội trưởng và công nhân trực tiếp dưới công trường với thời gian từ 5 đến 60 phút, các nội dung liên quan đến chính bản thân họ và NNL khác, về phát triển nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và nâng cao NNL tại Cơng ty cơng việc giúp tác giả có căn cứ phân tích định tính và định lượng.
Tác giả phỏng vấn sâu các chuyên gia đầu ngành về khoa học quản lý NNL. Những nội dung tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia có liên quan đến hệ thống các công tác phát triển nguồn nhân lực tại các Công ty khác nhau; những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác phát triển nguồn nhân lực; những biện pháp các Bộ, ngành tiến hành để tăng cường vai trị cơng tác phát triển nguồn nhân lực; những biện pháp đã tiến hành, đang tiến hành và công tác cần triển khai trong thời gian tới…Ý kiến của các chuyên gia được ghi chép lại và phân loại theo từng nội dung riêng. Từ các phiếu điều tra và phỏng vấn, tác giả thu thập được các số liệu sơ cấp, từ đó có những nhận xét, đánh giá về thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực, đồng thời đưa ra những giải pháp những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực tại Công ty.
Tất cả các cuộc tọa đàm, phỏng vấn đã được ghi chép lại đầy đủ và là cơ sở cho việc viết báo cáo. tất cả đối tượng tham gia phỏng vấn phải được thơng báo trước về mục đích nghiên cứu, quy trình phỏng vấn, sự bảo mật thơng tin.
* Phương pháp quan sát tại nơi làm việc
Tác giả thực hiện quan sát các thao tác tại nơi làm việc, thái độ làm việc, thái độ giao tiếp ứng xử, tác phong làm việc, khả năng xử lý tình huống của cán bộ quản lý và công nhân SX trực tiếp…. tại nơi làm việc của đối tượng nghiên cứu.
* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
Việc thu thập số liệu, thông tin trong nghiên cứu được thực hiện qua điều tra bằng bảng hỏi và đối tượng điều tra là các ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Công ty và các đơn vị trực thuộc. Cuộc khảo sát sẽ sử dụng bảng hỏi cấu trúc, mẫu khảo sát định lượng được xác định thao phương pháp chọn mẫu đa cấp, kết hợp chọn điển hình với chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều cấp.
Phương pháp: Phát phiếu khảo sát đến người lao động trong Doanh nghiệp,
hướng dẫn điền phiến và bổ sung thông tin phù hợp cùng với các đối tượng phỏng vấn trong trường hợp cần thiết.
Đối tượng điều tra: Ban lãnh đạo Công ty, cán bộ công nhân viên và người lao
động trực tiếp tham gia sản xuất.
+ Đối tượng thứ nhất gồm 25 câu hỏi chia làm 2 phần. Phần A có mục đích xác định một số thơng tin cá nhân để thống kê độ tuổi, theo chức danh cơng việc, số năm kinh nghiệm cơng tác và trình độ cá nhân. Phần B c từ câu hỏi số 1 đến câu 19 với mục đích là thu thập thơng tin về q trình đào tạo và phát triển của từng cá nhân, bao gồm các kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến cơng việc; ý kiến nhận xét về chương trình, nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty; mức độ áp dụng kiến thức vào thực tiễn, những thay đổi sau khi đào tạo, những điều kiện có được trong và sau khi đào tạo. Phần 3 và phần 4 từ câu hỏi số 20 đến câu 22 với mục đích xác định khoảng cách giữa năng lực của nguồn nhân lực chuyên môn với yêu cầu công việc. Phần 5 từ câu 23 đến câu 25 nhằm mục đích thu thập các ý kiến đề xuất về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành xây dựng.
+ Đối tượng thứ 2 gồm 11 câu hỏi chia làm 2 phần. Phần A có mục đích xác định một số thông tin cá nhân để thống kê độ tuổi, thao chức danh, số năm cơng tác và trình độ cá nhân. Phần B câu hỏi từ số 1 đến câu số 10 với mục đích là thu thập ý kiến đánh đánh giá về tổ chức quản lý đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty. Phần câu hỏi số 11 nhằm thu thập các ý kiến đề hoàn thiện tổ chức quản lý đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty.
Kết quả khảo sát:
Điều tra NNL làm việc gián tiếp thu về 16 phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý gồm Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc, trưởng phịng nhân sự và đội trưởng tại các cơng trình xây dựng. Điều tra NNL là cơng nhân trực tiếp dưới công trường số phiếu thu về 200 phiếu. Phương pháp xây dựng các bảng hỏi trong bảng hỏi được tác giả tổng hợp cơ sở lý luận, dựa trên mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu và sự phát triển các câu hỏi. Thực hiện thử nghiệm bảng hỏi trước khi phát chính thức cho đối tượng. Các thông tin trong bảng hỏi cung cấp them các số liệu định lượng và định tính cho q trình tập hợp dữ liệu và phân tích
* Mục đích điều tra
Nhằm thu thập được các thông tin từ đối tượng liên quan đến các nội dung đào tạo và hình thức đào tạo tại Công ty, làm rõ việc sẽ trả lời các câu hỏi liên quan đến công tác tổ chức quản lý đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty, Đánh giá năng lực
đội ngũ nhân sự, những nhân tố ảnh hưởng của nguồn nhân lực đối với kết quả sản xuất kinh doanh của Cơng ty, Đánh giá hiệu quả các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Kinh phí đào tạo, thời gian đào tạo…từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực.
* Phương pháp xử lý dữ liệu:
Với nguồn dữ liệu sơ cấp: Với các bảng hỏi bán cấu trúc, các nội dung phỏng vấn sâu, được tổng hợp thông tin theo các nội dung, các vấn đề nghiên cứu, các phiếu điều tra được tiến hành nhập và xử lý, phân tích kết quả trên máy tính, tổng hợp các ý kiến đánh giá về các nội dung công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xây dựng số 9;
Với nguồn dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu được tập hợp, thống kê lại để mô tả, so sánh và suy luận các dữ liệu của Tổng cục Thống kê, báo cáo tài chính của Cơng ty từ năm 2011 -2014. Tuy cịn nhiều khó khăn cả về trình độ, thời gian và nguồn lực trong nghiên cứu và phân tích, nhưng hy vọng các kết quả đạt được sẽ phần nào làm sang tỏ vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, với hy vọng kết quả nghiên cứu tạo ra một cách nhìn mới trong việc sử dụng các tiêu chí đã xây dựng trong mơ hình làm thước đo phát triển nguồn nhân lực cho một ngành kinh tế của đất nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương này đề cập đến các phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phân tích các phương pháp thực hiện trong quá trình nghiên cứu, lựa chọn phương pháp sử dụng để điều chỉnh và đánh giá các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Các phương pháp nghiên cứu trong khoa học ln có mối liên hệ tác động lẫn nhau, chúng luôn đan xen vào nhau trong q trình phân tích vấn đề, sự phân chia cụ thể từng phương pháp nghiên cứu trong từng tình huống cụ thể chỉ mang tính tương đối, có khi trong bản thân tình huống chứa đựng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau. Việc xác định đúng đắn các phương pháp nghiên cứu có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong q trình nghiên cứu. Nó giúp cho luận văn được hồn thiện theo một trình tự nhất định, có ý nghĩa khoa học cũng như ý nghĩa trong thực tiễn.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 9