Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành thép việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 30)

1.1 Lý luận chung về CNHT

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT

1.1.4.1 Vai trị của Chính phủ

* Lựa chọn quan điểm phát triển

Với xu thế tồn cầu hóa nền KTQT, các quan hệ liên kết KTQT ngày càng mở rộng, việc đảm bảo quan hệ giữa khu vực hỗ trợ và các ngành sản xuất cơng nghiệp khơng thể chỉ bó hẹp trong phạm vi từng quốc gia, mà cần được thực hiện trong phạm vi khu vực và tồn cầu. Điều này địi hỏi mỗi quốc gia phải cân nhắc thận trọng việc quyết định mức độ đầu tư vào khu vực CNHT trong nước. Vì thế, việc lựa chọn quan điểm phát triển CNHT đặc biệt

* Chính sách phát triển cơng nghiệp

Từ việc lựa chọn quan điểm phát triển cơng nghiệp, các chính sách liên quan đến CNHT sẽ được Chính phủ quyết định. Các chính sách đó có thể kể đến: Chính sách nội địa hóa; Chính sách thuế đánh vào nhập khẩu và sản xuất các bán sản phẩm, linh phụ kiện; Mức độ đầu tư của Nhà nước vào nghiên cứu khoa học công nghệ ở khu vực CNHT; Luật, các tiêu chuẩn và các quy định được ban hành cho các ngành, các loại sản phẩm thuộc CNHT … các chính sách này tạo điều kiện hay kìm hãm phát triển CNHT là do quan điểm định hướng phát triển của Chính phủ về vấn đề này.

1.1.4.2 Năng lực của mỗi quốc gia trong phát triển CNHT

* Năng lực nội địa hóa

Trong bối cảnh tồn cầu hóa như hiện nay, sự kết hợp hợp lý giữa nội địa hóa và nhập khẩu là hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất cũng như chi phí hậu cần kinh doanh. Nội địa hóa có thể tồn tại dưới ba mức độ, song song với lộ trình gia tăng năng lực sản xuất nội địa [4, trang 33 - 36]: Sản xuất nội bộ trong khuôn khổ các công ty lắp ráp; Đặt hàng, cung ứng từ doanh nghiệp FDI hoạt động tại quốc gia đó; Đặt hàng, cung ứng từ các nhà sản xuất và cung cấp tại địa phương

Nhập khẩu 1.Bắt đầu Nhập khẩu FDI

2. Sau vài năm

3. Sau nhiều năm

(Nguồn: Mori 2005)

Đứng trên quan điểm công nghiệp quốc gia, mức độ nội địa hóa thứ ba là tốt nhất, sau đó là mức độ thứ hai với điều kiện là các công ty FDI sẵn sàng chia sẻ một phần kỹ năng và công nghệ thông qua đào tạo. Tuy nhiên, mức độ nội địa hóa thứ nhất thường tồn tại khi các công ty lắp ráp mới được thành lập và chưa có sự hiểu biết đầy đủ về các nhà cung cấp địa phương, hoặc do năng lực quốc gia nước sở tại quá thấp không đáp ứng được u cầu. Chính vì vậy, ở các quốc gia đang phát triển, Chính phủ thường có các nỗ lực để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa.

* Tích tụ cơng nghiệp và lợi thế cạnh tranh quốc gia

Agglomeration – tích tụ cơng nghiệp là q trình tập trung các hoạt động sản xuất tại một khu vực địa lý nhất định, dẫn đến việc mở rộng thương mại, liên kết đầu tư giữa các doanh nghiệp trong khu vực [4,10]. Tích tụ cơng nghiệp mở ra khả năng mới cho liên kết cả ở hạ nguồn và thượng nguồn. Các doanh nghiệp lớn cũng tập trung sản xuất của mình tại một số nước nhằm khai thác lợi thế nhờ quy mô và xuất khẩu sản phẩm hoặc linh kiện sang các nước khác. Chiến lược cạnh tranh này của các MNCs bao gồm việc tìm kiếm nguồn lực chiến lược và nguồn lực do vị trí của cơng ty con của họ ở nước ngồi tạo ra. Do đó các cơng ty con cũng ngày càng trở nên độc lập để khai thác tối đa nguồn lực tại nước sở tại, xuất khẩu nhiều hơn sản phẩm của mình và có thể cung ứng cho tồn bộ mạng lưới của tập đoàn.

Marshall (1890), đã chỉ ra các yếu tố hình thành tích tụ cơng nghiệp là: tập trung thị trường lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực [32]. Ngày nay, ngồi ba yếu tố truyền thống kể trên, thì cịn phải kể đến các yếu tố như: cơ sở hạ tầng, các chính sách thu hút đầu tư, môi trường kinh doanh, thị trường cung ứng, thị trường tiêu thụ, khả năng R&D,… Đây cũng chính là các điểm làm nên lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia, do đó khi xây

dựng chiến lược phát triển CNHT phải nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng trên cơ sở tích tụ cơng nghiệp.

* Sự phát triển các cụm liên kết ngành

“Industrial Cluster – Cụm liên kết ngành là khu vực tập trung các DNVVN cùng ngành, cùng một khu vực địa lý, cùng sản xuất và bán các loại hàng hóa hỗ trợ hay có liên quan với nhau và do đó gặp các khó khăn và thuận lợi tương tự nhau” [4]. Cụm liên kết ngành bao gồm các doanh nghiệp sản xuất và cả các doanh nghiệp cung cấp ngun liệu thơ, cung cấp máy móc, các nhà thầu phụ, người mua, người xuất khẩu tạo nên một chuỗi giá của sản phẩm. Bên cạnh đó, cịn rất nhiều tổ chức hỗ trợ, các cơ quan luật pháp, các nhà tư vấn, các hiệp hội, các doanh nghiệp vận tải và cung ứng dịch vụ khác trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất của cụm.

Sự hình thành các cụm liên kết ngành tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong cụm:

- Dễ dàng thu hút khách hàng và các nhà cung ứng;

- Việc chia sẻ nhân công sẽ thuận tiện hơn và doanh nghiệp dễ dàng tìm được lực lượng lao động cần thiết;

- Giúp các doanh nghiệp có thể tăng năng suất khi chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ, kỹ thuật, về tổ chức quản lý sản xuất;

- Giúp doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện năng lực kỹ thuật, nhân lực, tăng cường tiếp cận thị trường, tạo khả năng tiếp xúc với khách hàng.

1.1.4.3 Sự phát triển của các MNCs

Các MNCs đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong sự phát triển CNHT. Hoạt động của các MNCs được tiêu chuẩn hóa trên khắp thế giới và trong mọi lĩnh vực, nhưng lại đáp ứng được khác biệt của từng thị trường khi cần thiết.

Điều này xây dựng thông qua các liên minh, các hiệp định kỹ thuật, các thỏa thuận về hợp tác nghiên cứu, marketing, các chương trình hợp tác quản lý,…

Các MNCs đầu tư ở đâu thường kéo theo các công ty con, các nhà máy sản xuất linh kiện hỗ trợ, hay các nhà cung ứng cho chính hãng. Như vậy, MNCs khơng chỉ giúp hiện đại hóa một ngành kinh tế mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho quốc gia đó bên cạnh những đóng góp cho xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành thép việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w