3.2 Giải pháp phát triển CNHT ngành thép Việt Nam
3.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước
Về Chính sách của Nhà nước
- Đối với kinh doanh sắt thép phế
Hiện nay kinh doanh sắt thép phế trong nước còn thiếu nhiều quy định chặt chẽ về quản lí. Nhiều cơ sở kinh doanh tự phát, nhiều cơ sở tự phát hoặc chỉ xin phép của địa phương để xây dựng các lị luyện phơi. Việc làm này gây
mất cân đối trong quản lí quy hoạch chung, sản phẩm của các lị trung tần trở xuống cho chất lượng phôi thép thấp, ảnh hưởng tới chất lượng thành phẩm. Tình trạng mượn danh nghĩa thép phế, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu các hạng mục sản phẩm khác để tránh thuế đang diễn ra khá phổ biến, địi hỏi một chính sách quản lí chặt chẽ hơn. Do đó, Nhà nước cần:
+ Xây dựng các tiểu chuẩn nhập khẩu thép phế liệu hợp lý đảm bảo vấn đề bảo vệ môi trường. Phát triển ngành thép là quan trọng nhưng không phải phát triển bằng mọi giá, cần quan tâm đến môi trường để nền cơng nghiệp Việt Nam có thể phát triển bền vững.
+ Xây dựng cơ sở pháp lý, thủ tục hành chính phù hợp với thơng lệ quốc tế và các quy định chặt chẽ về đảm bảo môi trường tạo một lối đi thông thoáng và đảm bảo cho nguồn nguyên liệu nhập khẩu của ngành thép Việt Nam. Nhà nước cần tìm ra tiếng nói chung giữa ngành thép và Bộ tài nguyên Môi trường để phát triển đi đôi với bền vững.
- Đối với nguyên liệu quặng sắt
Nhu cầu sử dụng các loại quặng sắt phục vụ ngành luyện kim và cơ khí ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Những năm gần đây, mặc dù Chính phủ đã có những biện pháp nhằm hạn chế xuất khẩu quặng thô và bảo vệ tài nguyên cho sự nghiệp phát triển kinh tế trong dài hạn nhưng việc thực thi các chính sách này vẫn cịn những bất cập tại địa phương. Chính phủ cần có các biện pháp hữu hiệu chống lại việc buôn lậu quặng sắt qua biên giới. Bởi trữ lượng quặng sắt của Việt Nam chỉ có hạn, lại đang bị khai thác rất manh mún hết sức nguy hiểm, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng và nhanh chóng làm cạn kiệt tài nguyên. Hiểu rõ những tổn thất có thể xảy ra trong q trình khai thác q mức các nguồn tài nguyên và biết được những ảnh hưởng của thị trường toàn cầu tới thị trường trong nước sẽ là bước khởi đầu để thảo luận đổi mới chính
Trên thực tế, tài ngun khống sản trong đó có quặng sắt của Việt Nam đang bị khai thác bừa bãi, lãng phí và chủ yếu để xuất khẩu thơ. Hiện Việt Nam vẫn chưa có chiến lược dự trữ tài ngun khống sản cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tình trạng khá phổ biến hiện nay là ở đâu có khống sản, ở đó có khai thác, khai thác tối đa, khai thác bằng mọi giá và khai thác bất kỳ loại khống sản nào để xuất khẩu, khơng quan tâm đến hậu quả môi trường…
Việt Nam cần xây dựng và áp dụng các chính sách cũng như thể chế tốt hơn về quản lý tài nguyên thiên nhiên cho các vùng dễ bị ảnh hưởng nhằm giảm thiểu cũng như loại bỏ những rủi ro mang lại. Cụ thể:
+ Xây dựng chính sách sử dụng, kinh doanh xuất nhập khẩu quặng sắt với phương châm sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài nguyên, nâng cao hiệu quả kinh tế của việc khai thác, chế biến quặng sắt, đưa dần các hoạt động xuất khẩu quặng sắt đi theo đường chính ngạch, trên cơ sở hợp đồng trung và dài hạn, đảm bảo hài hoà sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nâng cao giá trị kinh tế của khoáng sản quặng sắt.
+ Xây dựng cơ chế và chính sách ưu đãi về tài chính, thuế, đất đai đối với dự án đầu tư khai thác quặng sắt làm nguyên liệu cho sản xuất phơi thép trong nước. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến quặng sắt theo quy hoạch phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước. Tạo nguồn vốn ngân sách và tín dụng Nhà nước để hỗ trợ cho cơng tác thăm dị và đầu tư khai thác một số mỏ quặng sắt.
+ Có chính sách thu hút đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học chuyên ngành địa chất, tuyển khoáng và khai thác thực hiện các dự án thăm dò, khai thác quặng sắt và luyện kim trong nước.
+ Xác định rõ chiến lược chủ động trong việc sản xuất phơi thép. Sản xuất phơi thép trong nước có thể từ nguồn quặng sắt khai thác trong nước hoặc từ
nguồn nguyên liệu thép phế. Cần khai thác hai nguồn nguyên liệu sản xuất phôi thép này một cách hợp lý. Phát triển ngành khai khoáng tạo nguồn nguyên liệu trong nước làm tiền đề cho ngành công nghiệp luyên cán thép. + Bên cạnh đó, cần phải nghiên cứu xây dựng các trung tâm dự trữ khoáng sản và cấm triệt để xuất khẩu khống sản thơ. Các trung tâm dự trữ khống sản nên đặt ở các địa phương có nguồn tài ngun lớn về khống sản để thuận lợi cho việc thu mua khống sản thơ để dự trữ cho chế biến sâu và kêu gọi đầu tư để sớm tiếp nhận cơng nghệ và hình thành các nhà máy chế biến các sản phẩm sâu.
Ngoài ra, cũng cần nâng cao hệ số thu hồi trong quá trình khai thác chế biến. Cần có chính sách đầu tư đổi mới cơng nghệ, thiết bị khai thác chế biến, khuyến khích hỗ trợ đối với khai thác tận thu ở khu vực khó khăn, phức tạp. - Đối với tồn ngành thép:
+ Ban hành các chính sách phát triển hợp lý trong xây dựng các nhà máy, các dự án sản xuất và các khu liên hợp. Những chính sách này sẽ khắc phục tình trạng cơ cấu mất cân đối của ngành thép. Sản xuất hạ nguồn phải trên cơ sở thượng nguồn, tránh gây tình trạng dư thời công suất ở các nhà máy hạ nguồn. Đầu tư đúng mức, có trọng điểm vào các dự án khai thác mỏ, có dự án sản xuất phơi từ quặng, tránh đầu tư dàn trải, đặc biệt là chấm dứt đầu tư vào các dự án cán thép không đi liền với đây chuyền sản xuất phơi.
+ Xây dựng các chính sách Quy hoạch dự án sản xuất và khu liên hợp thép rõ ràng, tránh tình trạng cấp phép đầu tư ồ ạt, chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng dự án, phá vỡ cân đối tổng thể, cung cấp năng lượng ngun liệu và thị trường.
+ Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong ngành thép. Một trong những nguyên nhân gây lên tình trạng bất ổn định hiện nay của ngành
hội Thép Việt Nam cần kết hợp để xây dựng một hệ thống dự báo thông tin nhanh nhạy và chính xác tạp điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động. Đồng thời có các biện pháp thưởng, phạt cho công tác sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu sản xuất để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thép có chiến lược ổn định nguồn nguyên liệu.
+ Xây dựng quỹ dự phịng thép: Chính phủ xem xét thành lập quỹ dự trữ phơi thép nhằm bình ổn giá thép trong nước khi phơi thép thế giới có biến động.
Quản lý Nhà nước về tài nguyên, khống sản
+ Thực hiện nghiêm túc quy hoạch thăm dị, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt trên địa bàn khai thác.
+ Đề cao vai trò tham mưu và trách nhiệm đề xuất, thẩm định của Sở Công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường trong quản lý hoạt động khoáng sản. Tăng cường sự phối hợp quản lý của các ngành, các cấp về tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.
+ Các tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản muốn được cấp giấy phép hoạt động khống sản phải có năng lực tài chính, có trình độ cơng nghệ tiên tiến, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý chuyên ngành được đào tạo cơ bản và có kinh nghiệm trong hoạt động khống sản, có dự án đầu tư khả thi, hiệu quả được thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật; Thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ mơi trường, có cam kết quỹ bảo vệ mơi trường và các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, ký cam kết lập quỹ bảo vệ môi trường, thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ đối với địa phương. Không cấp giấy phép hoạt động khống sản cho tổ chức, cá nhân khơng đủ điều kiện và năng lực. Công bố công khai các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
+ Việc lập dự án đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thiết kế cơ sở và thiết kế mỏ phải do các đơn vị tư vấn chuyên ngành có đủ kinh nghiệm và điều kiện hoạt động xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật.
+ Thanh tra, kiểm tra các hoạt động khoáng sản, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo quản lý tài nguyên khoáng sản tỉnh. Xác định rõ vai trò trách nhiệm của các đội quản lý liên ngành về khoáng sản.
+ Tăng cường biên chế và cơ cấu tổ chức, trang bị điều kiện làm việc cho hệ thống quản lý Nhà nước về các hoạt động khoáng sản đến cấp huyện.
+ Quản lý và phát hiện tiềm năng quặng sắt: sớm xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý dữ liệu địa chất về quặng sắt bằng công nghệ tin học trên phạm vi cả nước để lưu trữ quốc gia; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chương trình điều tra nhằm phát hiện thêm các mỏ và điểm quặng sắt có tiềm năng thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung Trung Bộ; khoanh định diện tích mỏ và các cơng trình phục vụ khai thác của các mỏ, điểm mỏ trong quy hoạch để sử dụng đất hợp lý, nhằm giảm thiểu đền bù và giải tỏa sau này. Đẩy mạnh cơng tác thăm dị chi tiết để chuẩn bị tài nguyên cho các dự án đưa vào khai thác giai đoạn 2006 – 2020.
Một số giải pháp khác
- Về cơ sở hạ tầng: Ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng tại các tỉnh có nguồn quặng đang và sẽ được khai thác phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước.
- Về hợp tác quốc tế:
+ Đối với các dự án mỏ quặng sắt trong nước, để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi đồng thời đảm bảo sự đồng bộ giữa khâu khai thác mỏ và luyện kim, có thể hợp tác đầu tư phần mỏ dưới hình thức liên doanh với nước ngồi, phía Việt Nam nắm cổ phần chi phối.
+ Đối với các mỏ khai thác quy mô nhỏ, khai thác tận thu, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tự làm.