1.1. Đặc điểm của tình hình thế giới
1.1.1. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệđang diễn ra như vũ bão
Lịch sử nhân loại đã trải qua bốn cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Giai đoạn phát triển hiện nay được bắt đầu từ giữa thế kỷ XX với những thành tựu nổi bật. Từ lĩnh vực khoa học cơ bản, đến khoa học ứng dụng, đến khoa học vũ trụ, công nghệ sinh học, vật liệu mới.
Đặc biệt là lĩnh vực điện tử với bước phát triển kỳ diệu đã hướng nhân loại bước vào nền văn minh trí tuệ với hai đặc trưng cơ bản là "Xã hội thông tin" và "Kinh tế tri thức".
Những thành tựu đó chỉ rõ tính đúng đắn trong dự báo của Các Mác khoa học kỹ thuật sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Cách mạng khoa học công nghệ tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, lực lượng sản xuất mang tính quốc tế hoá mở ra hai khả năng:
Một là, Tạo điều kiện cho các nước lạc hậu chậm phát triển có thể rút ngắn khoảng cách giữa nước mình với các nước phát triển nếu biết tận dụng thành tựu đểđi tắt, đón đầu.
nguy cơ tụt hậu nếu những nước lạc hậu đứng ngoài lề cuộc cách mạng.
Cách mạng khoa học công nghệ cũng tạo nên sự phối hợp, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước tăng lên tạo nên qui luật mới: Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể phát triển được khi xem mình là nhân tố của cộng đồng thế giới, khi mở rộng giao lưu hợp tác quốc tếđể hoà nhập vào dòng tiến hoá chung của nhân loại.
1.1.2. Tình hình chính trị trên thế giới có sự thay đổi lớn:
Cục diện chính trị thế giới có nhiều biến động lớn nhất là từ cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX:
Một là, Chủ nghĩa xã hội không còn tồn tại với tư cách là một hệ thống đối lập với chủ
nghĩa tư bản. Phong trào cộng sản và công nhân gặp khó khăn. Đó là kết quả của những sai lầm trong nhận thức và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin.
Hai là, Nguy cơ chiến tranh thế giới lại đẩy lùi những xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ xảy ra ở nhiều nơi.
Ba là, Chủ nghĩa tư bản tiếp tục có sự điều chỉnh để phát triển những mâu thuẫn vốn có không thể khắc phục được.
Bốn là, Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển với tốc độ cao, đồng thời cũng tiềm ẩn một số nhân tố gây mất ổn định.
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực này nên dễ bị tác động.
Năm là cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc diễn ra rất gay gắt với nhiều hình thức mới đa dạng và phức tạp.
1.2. Bối cảnh trong nước
Gần 20 năm đổi mới đất nước, tiếp tục kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau:
Một là, Đất nước đã đạt được những thành tựu cơ bản trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tình hình chính trị của đất nước luôn giữđược ổn định. Tốc độ phát triển kinh tế luôn giữở mức độ cao so với các nước trong khu vực. Tình hình xã hội có những tiến bộ rõ rệt.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Thế và lực của đất nước mạnh lên rất nhiều. Vị thế của Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Điều đó tạo cơ sởđể Việt Nam tiếp tục hội nhập và phát triển đẻ sớm trở thành một nước công nghiệp.
Hai là, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn và thách thức lớn. Trong giai đoạn mới, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển.
Đó là lợi thế so sánh để phát triển do các yếu tố mang lại trong đó có lợi thế so sánh, trong đó yếu tố nội lực là hết sức quan trọng. Lợi thếđó cho phép chúng ta đi tắt, đón đầu.
chúng ta kết hợp được nội lực và ngoại lực trong sự phát triển.
Đi sâu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá giúp chúng ta có thể rút ra được những bài học thành công và không thành công của gần hai mươi năm đổi mới ở Việt Nam cũng nhưở
các nước trên thế giới.
Tuy nhiên chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức lớn: Bốn nguy cơ mà Hội nghịđại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ đại hội VII của Đảng vẫn tồn tại. Các nguy cơ diễn biến phức tạp, đan xen tác động lẫn nhau. Trong điều kiện hiện nay xuất hiện thách thức lớn: phát triển nhanh và bền vững. Nếu không tận dụng thời cơđể phát triển nhanh và thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu thì thời cơ bị bỏ lỡ.
Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa phải được đề phòng trong đường lối, nghị
quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước mà còn phải thể hiện trong quá trình tổ chức thực hiện.
Nạn quan liêu, tham nhũng, sự suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ,
đảng viên đã và đang cản trở việc thực hiện đường lối, làm giảm niềm tin của dân vào sự
nghiệp đổi mới.
Cạnh đó các thế lực thù địch không ngừng tìm mọi cách thực hiện "âm mưu diễn biến hoà bình" để chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam.