Hồ Chí Minh là nhà chính trị nhưng đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức. Tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh là sự phản ánh thực tiễn xã hội Việt Nam, là sự tiếp thu phát triển giá trị truyền thống đạo đức dân tộc, tiếp thu tinh hoa đạo đức nhân loại. Tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh được thể hiện trên các nội dung sau:
1.1. Đạo đức là cái “gốc” của con người
Cơ sởđể Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của đạo đức
Một là, xuất phát từ yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Mới mục tiêu xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới với những lý tưởng và khát vọng cao đẹp do đó: sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lớn đầy khó khăn, gian khổ và nặng nề. Sự nghiệp đó đòi hỏi sự cố gắng của nhiều người, nhiều thế hệ người Việt Nam nên đòi hỏi phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng của người cách mạng: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi đến mấy cũng
tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang”35.
Vai trò của đạo đức cách mạng còn thể hiện ở chỗ đó là thước đo lòng cao thượng của con người. Theo Hồ Chí Minh, Xã hội phân công cho mỗi người công việc khác nhưng ai giữđược đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.
Hai là, đạo đức là vũ khí sắc bén cho cuộc đấu tranh của dân tộc.
Cách mạng muốn thắng lợi phải có Đảng lãnh đạo. Đảng muốn lãnh đạo cách mạng thành công thì Đảng phải là “đạo đức, là văn minh”. Xét đến cùng, văn minh là trí tuệ mà người cách mạng cần có. Còn đạo đức là phẩm chất con người cần phải có trong cuộc đấu tranh ấy. Người cách mạng cần có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp trong quan hệ với giai cấp với nhân dân, với dân tộc.
Cách mạng muốn thành công phải có đội ngũ cán bộ cách mạng có đạo đức, đức là gốc của người cán bộ nhưng phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với tài. Có đức phải có tài, nếu không sẽ không có lợi ích gì, thậm chí còn hại cho dân. Tài càng cao đức phải càng lớn, vì đức, tài nhằm phục vụ cho thắng lợi của cách mạng.
1.2. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh những phẩm chất đạo đức được nêu ra phù hợp với từng
đối tượng cụ thể. Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là tùy thuộc vào nhiệm vụ, yêu cầu của cách mạng.
1.2.1. Yêu thương con người
Là chuẩn mực đạo đức bao trùm nhất, cao đẹp nhất. Nó là điểm xuất phát trong tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, được nâng lên thành chủ nghĩa nhân văn kiểu mới.
Yêu thương con người là tình cảm rộng lớn, nhưng ở Hồ Chí Minh không chung khung trìu tượng mà được nhận thức và giải quyết theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin: trước hết được dành cho các dân tộc và người lao động bị áp bức.
Yêu thương con người ở Hồ Chí Minh vừa sâu sắc, rộng lớn, vừa gần gũi cụ thể. Người ham muốn tột bậc đến mục tiêu giải phóng con người: đất nước được độc lập dân
được tự do ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Yêu thương con người còn thể hiện trong quan hệ của Hồ Chí Minh với đồng chí, đồng
đội, bạn bè, người thân thể hiện ở sự nghiêm khắc với mình, rộng rãi với người khác, độ
lượng, nâng người khác lên chứ không hạ thấp, vùi dập họ.
1.2.2. Trung với nước, hiếu với dân
Hồ Chí Minh sử dụng khái niệm của Nho giáo của truyền thống dân tộc nhưng đã cách mạng hóa nội dung của khái niệm đó. Đây là sự kết tinh chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân
34 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000 T5, tr252-253
nghĩa hàng đầu.
Nội dung:
- Trung với nước.
Khái niệm nước bịđảo ngược: Nước trước kia là của Vua, dân phải trung với vua, nay nước là của dân, dân lại làm chủđất nước nên trung với nước tức là trung với dân do vậy:
Cá nhân phải đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của tổ quốc lên trên hết, trước hết. Suốt đời hy sinh phấn đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.
- Hiếu với dân:
Thấy được sức mạnh thực sự của nhân dân: bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu quyền hành và quyền lực đều ở nơi dân.
Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.
Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Tóm lại là phải thực hiện: Nắm rõ dân tình, hiểu rõ dân tâm, nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh.
1.2.3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Đây là biểu hiện cụ thể của “Trung với nước, hiếu với dân, là phẩm chất mà Hồ Chí Minh đề cập tới nhiều nhất trong một cuộc đời lãnh đạo cách mạng của Người từ tác phẩm “Đường kách mệnh” đến di chúc cuối cùng.
Hồ Chí Minh đã sử dụng khái niệm cũ của đạo đức phương Đông để nói tới yêu cầu
đạo đức mới. Mỗi luận điểm Người cụ thể hóa nội dung để phản ánh hiện thực.
Nội dung:
Cần: Siêng năng, cần cù, không lười biếng, không ỉ lại, tự lựa cách sinh
Kiệm: Tiết kiệm thời gian, sức lực, của cải. Kiệm không phải là bủn xỉn, những cái
đáng tiêu thì tiêu, những cái không đáng tiêu thì một xu cũng không tiêu. Cần kiệm gắn liền với nhau để nâng cao năng suất lao động, để tích lũy vốn.
Liêm: Trong sạch, không tham lam: tôn trọng, giữ gìn của nhân dân, không tham địa vị, không ham tiền tài, không ham sung sướng, không ham tâng bốc.
Chính: là không tà, mà thẳng thắn, đứng đắn với mình, với người với công việc.
Chí công vô tư: Không vì cá nhân trước mà đem lòng vô tư nghĩ tới người, tới việc lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Phấn đấu vì lợi ích của Tổ quốc, của Đảng của nhân dân lên trên hết, trước hết.
Hồ Chí Minh chỉ rõ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là bốn đức không thể thiếu
được ở con người, nó liên quan đến nhau:
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất Thiếu một đức thì không thành người”36
1.2.4. Tinh thần quốc tế trong sáng
Đây là một nội dung quan trọng nhất trong những phẩm chất đạo đức cộng sản, được hình thành từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh nêu mệnh đề: Tứ hải giai huynh đệ (Bốn phương vô sản đều là anh em). Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác Lênin Người chỉ rõ chủ nghĩa yêu nước chân chính là một bộ phận của phong trào vô sản quốc tế, do vậy phải có tinh thần quốc tế vô sản. Thể hiện:
Phải đoàn kết với phong trào công nhân quốc tế, đoàn kết với các dân tộc bị áp bức,
đoàn kết với nhân dân tiến bộ trên thế giới giúp bạn tức là tự giúp mình….vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
1. 3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.
Để xây dựng phẩm chất đạo đức mới, thực hiện xây dựng nền đạo đức mới, Hồ Chí Minh đề ra những nguyên tắc, phương pháp cơ bản:
1.3.1. Gắn nhận thức vềđạo đức với việc rèn luyện đạo đức hàng ngày
Suốt đời khẳng định ưu điểm của Khổng tử là “vấn đề tu dưỡng cá nhân, Hồ Chí Minh chỉ rõ: chúng ta phải nhớ câu “chính tâm, tu thân để trị quốc, bình thiên hạ. Chính tâm, tu thân là cải tạo, cải tạo phải trường kỳ gian khổ”. Theo đó, ai cũng có chỗ hay chỗ dở, cũng có thiện, có ác do đó phải dám nhìn thẳng vào minh để sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu
điểm, phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày.
Người chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”37.
Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức phải tự nguyện, tự giác gắn với hoạt động thực tiễn, rèn luyện trong đời tư, cũng như “đời công”.
1.3.2. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương vềđạo đức
Đây chính là một truyền thống văn hóa đạo đức của dân tộc, đó là tư tưởng “thân giáo”, muốn giáo dục tốt thì phải nêu gương, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nói chung các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”
36 Sách đã dẫn T5, tr631
mạng: nói ít, làm nhiều, thậm chí có những vấn đề làm mà không nói.
Hồ Chí Minh chỉ rõ đạo đức cách mạng hoàn toàn khác biệt với đạo đức giả, đạo đức của giai cấp bóc lột. Đạo đức cách mạng nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
Nói đi đôi với làm tức là chống thói đạo đức giả, để không làm mất lòng tin của dân
đối với Đảng với chếđộ. Người chỉ rõ: Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo
đức. Muốn huớng dẫn nhân dân thì mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, xây dựng đạo đức mới phải chú ý đến tính phổ biến vững chắc của toàn xã hội, phải phát động phong trào “người tốt, việc tốt” trong nhân dân, cán bộ: Người tốt việc tốt nhiều lắm, ở đâu cũng có nghành, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có phải nhân rộng.
1.3.3. Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình đấu tranh lâu, gian khổ và phức tạp. Hồ
Chí Minh chỉ rõ có ba loại kẻđịch: Chủ nghĩa tư bản và đế quốc, thói quen và truyền thống lạc hậu và chủ nghĩa cá nhân, vị trí vai trò của ba loại địch đấy khác nhau nên đều phải chống.
Muốn thắng kẻđịch đấy, lực lượng phải mạnh, nhưng trong mỗi con người trong Đảng do nguyên nhân khác nhau nên không phải mọi người đều tốt, mọi việc đều hay nên phải có xây và chống trong xây dựng đạo đức.
Vậy xây cái gì? Xây cái đúng, cái tốt, cái thiện, cái đẹp để hướng tới giá trị chân, thiện, mỹ.
Chống là chống cái ác, cái vô đạo đức.
Mục đích cuối cùng là xây dựng con người có đạo đức và nền đạo đức mới Việt Nam. Xây đi đôi với chống như thế nào? Phải phù hợp với nghề nghiệp lứa tuổi, giai cấp, tầng lớp….trong hoàn cảnh và điều kiện khác nhau.
Xây đạo đức mới: Giáo dục phẩm chất đạo đức, chuẩn mực đạo đức từ gia đình, nhà trường, xã hội. Phải cụ thể hóa phẩm chất đạo đức chung cho mọi đối tượng. Khơi dậy tính tự giác rèn luyện đạo đức ở mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên.
Chống cái xấu, cái hư hỏng phải đi liền với xây. Phải phát hiện sớm cái xấu, cái sai. Phát động phong trào quần chúng hướng vào đấu tranh chống cái xấu như hiếu danh, kiêu ngạo, cậy thế, hư hóa địa phương chủ nghĩa, bè phái, hoạch họe với dân, hẹp hòi…. Phát
động phong trào 3 xây: nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế- tài chính, cải tiến kỹ thuật, 3 chống: tham ô – lãng phí – quan liêu. Xử phạt đi liền với giáo dục đúng người đúng tội.