Thực trạng khả năng cạnh tranh của cácNHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 60)

NHTM VIỆT NAM.

Năng lực nội tại của hệ thống các NHTM là yếu tố quan trọng trong việc vượt qua những thử thách cạnh tranh thực sự trước sự thâm nhập của các ngân hàng và định chế tài chính nước ngồi trong tiến trình mở cửa thị trường tài chính ngân hàng. Trong những năm qua, nhận thức điều đó, hệ thống NHTM cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao năng lực (khả năng) cạnh tranh trên nhiều phương diện nhằm duy trì khả năng tồn tại và phát triển trong sự hội nhập chung của nền kinh tế. Từ những nghiên cứu chung của WEF về năng lực cạnh tranh quốc gia và căn cứ đặc thù của hoạt động của các NHTM nước ta, đánh giá khả năng cạnh tranh của các NHTM thông thường sẽ dựa vào các tiêu chí sau đây:

- Năng lực cạnh tranh về tài chính - Sản phẩm dịch vụ

- Cơng nghệ và Lao động - Năng lực quản trị điều hành. - Năng lực giám sát và điều tiết

- Cơ sở hạ tầng mạng lưới của các NHTM - Hiệu quả chung của hoạt động Ngân hàng.

Các chỉ tiêu trên là những chỉ tiêu phân tích được hầu hết các quốc gia áp dụng trong việc phân tích cạnh tranh trong hoạt động của các NHTM. Tại

Việt Nam tại thời điểm này, năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM thể hiện qua từng tiêu chí như sau:

2.2.1. Khả năng cạnh tranh xét trên tiêu chí tài chính.

Năng lực tài chính của các NHTM là yếu tố quan trọng xác định khả năng cạnh tranh của bản thân định chế này. Các học giả Ngân hàng Việt Nam cũng như thế giới đều thống nhất đây là tiêu chí đầu tiên quyết định khả năng cạnh tranh của các NHTM. Thực trạng khả năng cạnh tranh của các NHTM xét trên góc độ tài chính thể hiện qua những chỉ tiêu cụ thể:

2.2.1.1. Về vốn điều lệ và tỷ lệ an toàn vốn

- Vốn điều lệ:

Vốn điều lệ (gồm vốn tự có của chủ sở hữu và các quỹ) thể hiện năng lực cạnh tranh về mặt tài chính của các NHTM trong hoạt động kinh doanh. Một NHTM có vốn tự có cao sẽ có khả năng lớn trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh và đầu tư trên thị trường. Do đó chỉ tiêu vốn tự có sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của NHTM.

Bảng 2.3: Vốn tự có của tồn bộ hệ thống NHTM Việt Nam xét theo

tiêu chí loại hình sở hữu (31/12/2003)

Loại hình sở hữu

I/ Ngân hàng Quốc doanh II/ Ngân hàng TMCP Đô thị III/ Ngân hàng TMCP Nơng Thơn IV/ Cơng Ty Tài Chính

Tổng

Nguồn: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2003), Báo cáo hội thảo về lộ trình HNKTQT của ngành Ngân hàng Việt Nam.

Nhìn vào bảng 2.3 chúng ta nhận thấy, tổng số vốn tự có của hệ thống NHTM nước ta là hết sức nhỏ bé, chỉ hơn 1 tỷ USD, tương đương với 16.602 tỷ đồng Việt Nam. Lượng vốn tự có nói trên chủ yếu tập trung vào 5 NHTM

Quốc doanh gồm có: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng Công thương Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ngân hàng đầu tư Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu long chiếm tỷ trọng tới 77,6%. Trong khi đó 35 Ngân hàng cổ phần và 5 định chế tài chính phi tín dụng cịn lại chỉ chiếm 22,4%, trong đó có những NHTM có vốn chỉ vài trăm nghìn USD. Ngân hàng có số vốn lớn nhất như Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thơn Việt Nam cũng chỉ có số vốn khoảng 290 triệu USD, trong khi đó mức vốn trung bình của các ngân hàng ở các nước trong khu vực như của Thái Lan là khoảng 813 triệu USD, Singapore là trên 1 tỷ USD, ngân hàng City Bank (Mỹ) có vốn tự có là 21 tỷ USD, Public Bank Malaysia 964 triệu USD; Hongkong Shanghai Banking Corporation (HSBC) 25,78 tỷ USD ...12, tr.15-18

Vốn tự điều lệ nhỏ cho thấy sự chủ động về tài chính cũng như khả năng mở rộng hoạt động của các Ngân hàng nước ta là khó vì theo thơng lệ quốc tế tổng vốn tự có của ngân hàng phải đảm bảo tối thiểu 8% tổng tài sản của ngân hàng.

- Tỷ lệ an tồn vốn

Chỉ số vốn tự có so với tổng tài sản này phản ánh mức độ hoạt động an toàn và theo chuẩn mực quốc tế của các NHTM. Nếu chỉ tiêu này của một NHTM nào đó là kém cho thấy NHTM đó hoạt động thiếu an tồn, dễ gặp những cú sốc bất lợi do sự đảm bảo an toàn về vốn của chủ sở hữu là thấp. Trong nhiều trường hợp, chỉ tiêu này được các tổ chức tài chính quốc tế coi là những chỉ tiêu đầu tiên để đánh giá hoạt động của một ngân hàng trong các dự án hợp tác giữa nước ta với các định chế tài chính này. Tại nước ta tỷ lệ này của phần lớn các NHTM tính đến 31/12/2003 hầu như đều dưới 5%, thấp hơn khá nhiều so với mức tối thiểu theo thông lệ quốc tế là 8%11, tr 6-9

TT Tên các Ngân hàng

1 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển

nông thôn

2 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

3 Ngân hàng Công thương

4 Ngân hàng Ngoại thương

5 Ngân hàng ACB

6 Các Ngân hàng Cổ phần khác

Trung bình chung của hệ thống Chuẩn theo thơng lệ quốc tế

Nguồn: NHNN Việt Nam (2003), Báo cáo hoạt động thường niên

Bảng 2.4 cho thấy, không chỉ vốn tự có nhỏ, tỷ trọng vốn tự có/tổng tài sản của hầu hết các ngân hàng trong nước mặc dù có sự gia tăng đáng kể từ năm 2001-2003 nhưng nhìn chung vẫn cịn thấp so với tiêu chuẩn 8% theo thông lệ quốc tế. Điều này cho thấy đa số các ngân hàng đang hoạt động trong một nền đảm bảo về vốn là khơng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong q trình hoạt động kinh doanh cho bản thân hệ thống NHTM và thậm chí cho cả nền kinh tế.

2.2.1.2. Tỷ trọng Tổng tài sản/GDP- Quy mô của hệ thống ngân hàng

Bên cạnh vốn tự có là chỉ số đánh giá khả năng tài chính. Quy mơ/độ lớn của hệ thống tài chính mà đặc biệt là hệ thống ngân hàng (thông thường được đo bằng tỷ lệ giữa tổng tài sản của hệ thống ngân hàng so với GDP) có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Các nghiên cứu chuyên sâu của WB đã chỉ ra rằng, một hệ thống tài chính hoạt động yếu kém thường phải hứng chịu nhiều loại rủi ro khác nhau. Hệ thống tài chính càng nhỏ càng có nguy cơ tổn thương trước các cú sốc bên ngồi cũng như bên trong và càng ít có khả năng cách li hay tự bảo hiểm trước những cú sốc này,

trừ phi bản thân hệ thống tài chính đã hội nhập một cách an tồn vào hệ thống tài chính thế giới, thơng qua các hình thức sở hữu và các mối liên kết cơ cấu đầu tư. Các hệ thống tài chính nhỏ thường cung cấp được ít dạng dịch vụ và với mức giá cao hơn, một phần do chúng không tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ qui mô, phần khác do thiếu tính cạnh tranh. Việc điều tiết và giám sát các hệ thống tài chính nhỏ tốn kém hơn và ngay khi được cung cấp đủ kinh phí cũng khó có thể bảo đảm sự ổn định, nếu tài chính chỉ hạn chế trong các thể chế nội địa hoạt động trong nước. Nhiều hệ thống tài chính đã khơng đạt được qui mơ hiệu quả tối thiểu và do đó khơng tranh thủ được nhiều lợi ích từ việc chuyển dịch vụ tài chính của các cơng ty nước ngồi sang nước khác.

Nhìn chung, quy mơ tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhỏ bé (khoảng hơn 50% GDP) so với các nước trong khu vực, đặc biệt là so với Singapore, Thái Lan, Malaisia và Trung Quốc (đây là so sánh tương đối do quy mô tài sản ở các nước này được tính theo tiêu chí tổng nợ (xem Bảng 2.5).

Bảng 2.5: Quy mô của hệ thống ngân hàng của Việt Nam và các

nước trong khu vực Chỉ số

Tổng tài sản hệ thống ngân hàng Việt Nam (Tỷ VND)

Tổng tài sản ngân hàng Việt Nam/GDP (%) Tổng nợ ngân hàng/GDP (%) Malaisia Thái Lan Indonesia Philippin Trung Quốc

Nguồn: Tính tốn theo số liệu của IMF và Báo cáo hoạt động thường niên của NHNN Việt Nam

Bảng 2.5 cho thấy: Hệ thống NHTM nước ta có tỷ lệ tổng tài sản/GDP hiện ở mức rất thấp, chỉ cao hơn một chút so với Philipin và tương đương với

Indonesia là những nước được coi là có hệ thống ngân hàng yếu kém trong khu vực. Cịn tỷ lệ này là thấp hơn nhiều so với của Trung Quốc, Thái Lan và Malaisia là những nước hiện đang duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm vừa qua.

2.2.1.3. Độ sâu tiền tệ/tài chính -khả năng trung chuyển vốn của hệ thống NHTM

Khả năng trung chuyển vốn của các NHTM thể hiện qua các chỉ số về độ sâu tiền tệ/tài chính thể hiện mức độ phát triển của một hệ thống ngân hàng. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy tỷ lệ tiền rộng (M2)/GDP có liên hệ thuận chiều đối với mức tăng trưởng kinh tế. Các kiểm định kinh tế lượng cũng cho thấy, hệ thống tài chính càng phát triển càng sâu thì sự bất ổn định kinh tế càng nhỏ trừ khi tỷ lệ tín dụng so với GDP quá cao.

Bảng 2.6: Độ sâu tài chính và tiền tệ của Việt Nam và các nước điển

hình trong khu vực Nội dung Việt Nam: Tiền mặt/GDP M2/GDP Tín dụng trong nước/GDP M2/GDP của: Indonesia Malaisia Philippin Thái lan Trung quốc Singapo

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế (2003), NHNN Việt Nam (2003), Báo cáo hoạt động thường niên.

Số liệu của bảng 2.6 cho thấy đối với Việt Nam, các chỉ số về độ sâu tài chính, tiền tệ đặc biệt là chỉ số M2/GDP cịn nhỏ so với các nước, điều đó nói

lên rằng Việt Nam vẫn cịn có nền kinh tế "tiền mặt", hệ thống ngân hàng chưa thực sự đóng vai trị chủ chốt trong việc trung chuyển nguồn vốn.

Xếp hạng của IMF cũng cho thấy, so với các nước trong khu vực, tỷ lệ tiền rộng trên GDP của nước ta thấp hơn hẳn so, chỉ ở mức khoảng 44-45% trong khi đó tỷ lệ này các nước khá cao như: Trung Quốc là 129%, của Thái Lan là 99%, một nước gần nhất với Việt Nam vì có tỷ lệ M2/GDP thấp như Indonesia cũng có tỷ lệ xấp xỉ 60%. Cịn tỷ lệ tiền mặt/GDP của nước ta lại khá cao, khoảng 11%, trong khi đó ở các nước trong khu vực tỷ lệ này chỉ 1- 5% thậm chí như Singapore tỷ lệ này là dưới 1%. Cho dù trong những năm vừa qua, các chỉ số về độ sâu tiền tệ như: M2/GDP, tỷ lệ tín dụng trong nước/GDP… của nước ta có sự cải thiện đáng kể, tuy nhiên nhìn chung là vẫn cịn kém xa các nước trong khu vực, bởi IMF cũng đã xếp loại chúng ta ở vị trí thứ 53 xét theo khả năng cạnh tranh về trung chuyển vốn của hệ thống Ngân hàng trong số 65 nước được đánh giá, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Do vậy đây cũng là một điểm thách thức của hệ thống NHTM khi cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài xuất phát từ những quốc gia trong khu vực”12.

2.2.1.4. Năng lực cạnh tranh chung của khu vực tài chính-khả năng linh hoạt tài chính của hệ thống NHTM

Thời điểm này, năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính - ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá lớn so với các nước trong khu vực. Lĩnh vực tài chính - ngân hàng vẫn có chỉ số cạnh tranh thấp cho dù ít nhiều đã có sự cải thiện trong vài năm trở lại đây.

Bảng2.7: Năng lực cạnh tranh của khu vực tài chính - ngân hàng

năm 2001 và năm 2003 (trong số 59 nước được xếp hạng)

Chỉ số

Xếp hạng tài

chung năm 2001

Xếp hạng tài

chung năm 2003

Nguồn: WEF (2002, 2003) và IMF tại Việt Nam.

Bảng 2.7, cho thấy năng lực cạnh tranh tài chính của nước ta so với nước ta thực sự còn thấp ngay cả so với các nước trong khu vực, và chỉ nhỉnh hơn một chút so với Inđonêxia, một quốc gia được đánh giá là có hệ thống ngân hàng kém phát triển và nhiều rủi ro. Cho dù trong 3 năm từ 2001-2003, năng lực cạnh tranh chung của hệ thống tài chính Việt Nam đã cải thiện được vị trí từ 47 lên thứ 43 nhưng vẫn thấp và thua kém so với các nước trong khu vực. Trong khi các nước như Thái Lan, Malaixia, Trung Quốc… đều có có vị thế cạnh tranh tương đối tốt thì vị thế của chúng ta ln ở trong nhóm mà hệ

thống tài chính có khả năng linh hoạt thấp nhất và lẽ dĩ nhiên là độ linh hoạt

tài chính hệ thống thập thấp sẽ ảnh hưởng đến việc tăng vốn điều lệ, giảm nợ quá hạn…của các NHTM.

2.2.1.5. Cơ cấu tiền gửi và cho vay theo loại hình sở hữu của hệ thống các NHTM.

Bảng 2.8: Cấu trúc tiền gửi trong hệ thống NHTM Việt Nam (%)

Tổng tiền gửi

Trong đó:

NHTM quốc doanh NHTM cổ phần

Ngân hàng Liên doanh Chi nhánh ngân hàng nước

Nguồn: NHNN (2003) và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2003), tài liệu hội thảo khoa học.

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, trong thị trường tiền gửi tiết kiệm, các NHTMQD vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo so với các loại hình ngân hàng khác. Hệ thống NHTMQD thuộc sở hữu nhà nước chiếm tới 72-75% tổng vốn huy động của các NHTM trong khi đó tỷ lệ này của các NHTM cổ phần chỉ chiếm khoảng 10%, của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi cũng mới chỉ chiếm khoảng 15% tổng huy động vốn của hệ thống.

Bảng 2.9. Cấu trúc tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam(%) Nội dung Tổng tín dụng Trong đó: NHTM quốc doanh NHTM cổ phần

Ngân hàng Liên doanh Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Nguồn: NHNN (2003) và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2003), Tài liệu hội thảo khoa học.

Số liệu Bảng 2.9 cho chúng ta thấy, tỷ lệ cho vay tín dụng của các NHTMQD thuộc sở hữu của nhà nước cũng vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo. Dù đã hạn chế nhiều việc cho vay theo chỉ định từ nhà nước, các NHTM quốc doanh vẫn cung cấp tới khoảng 60% dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Cịn các loại hình sở hữu Ngân hàng khác vẫn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn về mặt thị phần, điều này chúng tỏ việc cung cấp vốn trong nền kinh tế vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước.

Nhìn chung, việc nhiều ngân hàng với các dạng sở hữu khác nhau cùng hoạt động trong nền kinh tế làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của hệ thống tài chính-ngân hàng của một quốc gia. Theo một số nghiên cứu của WB, việc có mặt các ngân hàng nước ngoài tạo ra khả năng chống đỡ khủng hoảng của khu vực ngân hàng, đồng thời cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong nước cũng như củng cố chất lượng điều tiết và công khai thông tin mà khơng làm mất tính ổn định các luồng tín dụng cũng như làm hạn chế khả năng nhận tín dụng của của doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên tại nước ta, thị phần của các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước trong nền kinh tế lớn đã hạn chế đáng kể đến khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Thứ nhất, NHTMQD thường không phân bổ nguồn vốn tới nơi sử dụng hiệu quả nhất. Hơn nữa, ở những nước có thu nhập thấp thì những tác động trên càng lớn hơn

và mức độ phát triển của khu vực tài chính, sự bảo hộ các quyền về sở hữu tài sản càng thấp. Thứ hai, thị phần của NHTMQD càng lớn thì thường có xu hướng dẫn đến biên độ lãi suất càng cao, tín dụng tư nhân, hoạt động của TTCK và tín dụng phi ngân hàng càng giảm, ngay cả khi tính tới các nhân tố khác có thể ảnh hưởng tới sự phát triển tài chính (Cụ thể là mức GDP thực tế trên đầu người, tham nhũng, nguy cơ bị cơng hữu hố, hiệu quả của bộ máy).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w