WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới. Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. WTO có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Tổ chức này
kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hố) và là kết quả trực tiếp của Vịng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hố, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).Ngồi việc là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại, WTO còn hoạt động như một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc áp dụng quy định của WTO.
Quá trình để trở thành thành viên của WTO là khác nhau đối với mỗi quốc gia muốn tham gia, và các quy định về quá trình gia nhập này tùy thuộc vào giai đoạn phát triển kinh tế và cơ chế thương mại hiện tại của quốc gia đó. Tính đến nay, WTO có khoảng 160 thành viên. Các thành viên WTO hiện nay đa phần đều có KTTT phát triển kinh tế ở mức cao. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004c).
Gia nhập WTO buộc các nhà nước, quốc gia dân tộc phải cam kết thực hiện các điều khoản mà WTO đưa ra. Trong đó có các điều khoản quy định về hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Điều này gây nên những tác động không nhỏ tới hoạt động và NLCT của các doanh nghiệp.
1.2.1 Tăng khả năng duy trì và mở rộng thị phần
Hội nhập WTO đồng nghĩa với thị trường xuất nhập khẩu rộng mở, vừa tạo ra cho các doanh nghiệp những cơ hội vừa đem lại những thách thức lớn. Các nguyên tắc WTO như: không phân biệt đối xử, tự do mậu dịch hơn nữa, tính dự đốn thơng qua liên kết và minh bạch, ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển, thiết lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước thành viên cùng với khoảng 30 hiệp định đã được ký kết đã mang lại
nhiều lợi ích lớn từ tổ chức này. Thị trường rộng mở là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị phần của mình. Hơn nữa, hội nhập WTO còn mang lại cho các doanh nghiệp khả năng tiếp cận và học hỏi nhiều kinh nghiệm mới mẻ trong tổ chức quản lý và trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, có điều kiện để tiếp cận những nguồn lực đang lưu chuyển trên thị trường thế giới cũng như có mơi trường để phát huy tính năng động, sáng tạo... Có thể nói đây là một trong những tác động tích cực hàng đầu từ WTO vì khi gia nhập WTO, các nền kinh tế không chỉ được hưởng mơi trường ổn định, bình đẳng hơn ở nước ngồi mà cịn có nhiều khả năng hơn trong việc kiện lại các thực tiễn thương mại khơng bình đẳng. Mặt khác, gia nhập WTO sẽ mang lại các cơ hội mở rộng xuất khẩu cho các sản phẩm nội địa sang các thị trường hiện tại và các thị trường mới. Nhờ đó mà thị phần của các doanh nghiệp có cơ hội được mở rộng. Hơn nữa, các nước khi gia nhập WTO sẽ được các thành viên WTO dành đối xử MFN (Most favoured nation) đầy đủ và lâu dài. Đây thực sự là một sự cải thiện lớn trong các quan hệ TMQT.
Hộp 1.3: WTO và Đối xử MFN tại Hoa Kỳ
Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN được thể hiện ngay tại Điều I của Hiệp định CATT (mặc dù bản thân thuật ngữ "tối huệ quốc" không được sử dụng trong điều này).
Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tấtcả các nước thành viên khác. Thơng thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tăc bình đẳng và khơng phân biệt đối xử vì tất cả các nước
sẽ dành cho nhau sự "đối xử ưu đãi nhất". Nguyên tắc MFN trong WTO khơng có tính chất áp dụng tuyệt đối.
Hiện nay, các nước chưa tham gia WTO có thể được nhiều quốc gia, kể cả Hoa Kỳ đơn phương dành đối xử MFN trong thương mại nhưng khơng có gì đảm bảo rằng họ sẽ tiếp tục được hưởng đối xử này. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, việc dành đối xử MFN cho Nga và một số nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi khác, gồm cả Trung Quốc và Việt Nam trước khi các nước này gia nhập WTO, từ trước tới nay phụ thuộc vào việc các nền kinh tế này có thn theo một Dự luật có tên là Tu chính án Jackson – Vanik hay không. Quốc hội Hoa Kỳ rà sốt định kỳ và q trình rà sốt này tạo cơ hội cho một số chính trị gia yêu cầu các nhượng bộ chính trị để đổi lại việc họ đồng ý dành đối xử MFN có điều kiện hay lâu dài.
(Nguồn: Ban Đặc trách dự án Mutrap II – Dự án hỗ trợ thương mại đa biên)
1.2.2 Tác động tới chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Các nhà phân tích kinh tế nhấn mạnh tác động quan trọng của WTO tới các doanh nghiệp chính là tự do hóa thương mại. Tự do hóa thương mại chính là thực hiện các cam kết mở cửa thị trường. Bên cạnh việc thị trường xuất khẩu được mở rộng thì các nền kinh tế thành viên cũng phải thực hiện các nhượng bộ về thuế quan, loại bỏ các hạn chế định lượng và xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu. Các doanh nghiệp nước ngồi sẽ có điều kiện tốt hơn trong việc tiếp cận thị trường nội địa, theo đó, các sản phẩm nhập khẩu trở nên đa dạng hơn để cạnh tranh với hàng trong nước. Điều này đã tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh cũng như trong cạnh tranh ngay cả trên sân nhà cũng như trên trường quốc tế.
Các điều khoản như cấm hỗ trợ doanh nghiệp, xóa bỏ các trợ cấp, minh bạch thông tin… đã tạo ra những thách thức đáng kể đối với các doanh nghiệp nội địa. Do đó, các doanh nghiệp cần phải thay đổi nhận thức, thay đổi chiến lược kinh doanh của mình phù hợp với bối cảnh kinh tế mới. Đây thực sự là một khó khăn cho các doanh nghiệp nội địa, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nhạy bén với thời cuộc, linh hoạt với những biến động của thị trường. Các nhà phân tích kinh tế gọi đây là “cái giá của việc gia nhập”.
1.2.3. Tăng hiệu suất các yếu tố sản xuất
Hội nhập WTO, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực đang lưu chuyển tự do trên thị trường thế giới. Vốn đầu tư, lao động, máy móc cơng nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý…. Hội nhập sâu rộng buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, không ngừng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để nâng cao hiệu suất các yếu tố sản xuất. Chính sự cạnh tranh khốc liệt là điều kiện buộc các doanh nghiệp phải đổi mới chính mình. Hội nhập đồng nghĩa với việc giao thoa và chuyển giao các kỹ năng, kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Thị trường rộng mở cùng với việc mở cửa thị trường nội địa cho phép các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước. Theo đó là những kinh nghiệm từ họ mà các doanh nghiệp nội địa có thể học hỏi. Mặt khác, các doanh nghiệp nội địa cũng tăng cường cử nhân viên đi đào tạo và nâng cao kỹ năng ở các mơi trường chun nghiệp nước ngồi. Nguồn lực được mở rộng, kinh nghiệm được nâng cao. Từ đó, năng suất các yếu tố sản xuất được tăng cường, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như NLCT sẽ được củng cố, duy trì và phát triển.
1.2.4. Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường
Thị trường rộng mở, thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế cũng có cơ hội được mở rộng hơn. Sức ép cạnh tranh, sức ép từ sự sinh tồn và
khẳng định buộc các doanh nghiệp phải linh hoạt hơn trong các hoạt động của mình. Hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO mở ra cơ hội tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước bởi khi hội nhập, các sản phẩm không chỉ cạnh tranh trên thị trường nội địa, không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp, các đối thủ lớn trên thị trường thế giới. Điều này buộc các doanh nghiệp không ngừng đổi mới cả về phương thức hoạt động lẫn cách thức tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh của mình nhằm nâng cao hiệu quả, duy trì sự tồn tại và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Hội nhập càng sâu thì thị trường càng lớn. Điều này đồng nghĩa với việc thị hiếu và nhu cầu của thị trường ngày càng phong phú và đa dạng. Các doanh nghiệp nói chung phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của thị trường mới có thể duy trì thị phần và NLCT của mình. Việc gia nhập WTO vừa mang lại cho các doanh nghiệp cơ hội mở rộng thị trường, mở rộng thị phần, nâng cao NLCT của sản phẩm cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của mình. Song, điều đó chỉ xảy ra khi các doanh nghiệp trong nước thực sự linh hoạt và nhạy bén, nắm bắt và tận dụng tốt các cơ hội mà WTO mang lại. Bởi lẽ, hội nhập, tham gia vào “thị trường lớn” thực sự là một thách thức lớn. Thách thức về sức cạnh tranh, thách thức về tiềm lực, thách thức cả về thương hiệu lẫn sức mạnh kinh tế… Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải cố gắng, đổi mới và linh hoạt hơn nữa.