Vốn và hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43)

2.2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

2.2.3.1 Vốn và hiệu quả sử dụng vốn

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vốn có một vai trị đặc biệt quan trọng. Theo số liệu năm 2002, số doanh nghiệp Việt Nam có vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 86,18%, trong đó có đến 95,49% là doanh nghiệp ngồi quốc doanh. Với quy mơ vốn nhỏ như vậy dẫn đến một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều thiếu vốn, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển. Thị trường vốn ở nước ta chưa phát triển, hệ thống ngân hàng còn nhiều yếu kém, các quy định về cho vay tín dụng cịn khắt khe, khiến cho phần lớn doanh nghiệp Việt Nam rất khó tiếp cận các nguồn vốn. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, việc vay vốn ngân hàng và các quỹ đầu tư của nhà nước càng khó khăn hơn. Ở nước ta, trong thời gian dài các doanh nghiệp nhà nước được nhận phần lớn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc doanh (khoảng 91% năm 1991). Trong những năm gần đây, tín dụng nhà nước cho các doanh nghiệp quốc doanh có xu hướng giảm mạnh, cịn khoảng 45% năm 2000 và tăng lên cho khu vực ngoài quốc doanh (bảng 2.5).

Bảng 2.5

Cơ cấu phân bổ tín dụng của Việt Nam

Năm Tổng tín dụng cho tồn nền kinh tế Tỷ trọng tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước Tỷ trọng tín dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Nguồn: IMF - 2001.

Tuy vậy, hiện tại các doanh nghiệp nhà nước vẫn có khả năng vay vốn dễ dàng hơn mà không cần thế chấp. Các doanh nghiệp tư nhân vẫn cịn gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng, chủ yếu do các vấn đề bất cập nảy sinh trong việc thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Việc sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp cũng còn những hạn chế, nhiều khi vốn vay được sử dụng khơng đúng mục đích dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Trong năm 1998, một đồng vốn của doanh nghiệp nhà nước chỉ làm ra được 2,9 đồng doanh thu và 0,14 đồng lợi

nhuận, thậm chí trong ngành cơng nghiệp một đồng vốn chỉ làm ra được 0,024 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng lên đáng kể. Tỷ suất lợi nhuận của vốn tăng từ 3,7% (năm 2000) lên 4,3% (năm 2002) và 4,5% năm 2003. Vịng quay của tồn bộ vốn sản xuất kinh doanh được rút ngắn, năm 2000 là 0,79 vịng/năm thì năm 2002 tăng lên 0,90 vịng/năm, năm 2003 là 0,92 vòng/năm.

Hiện nay, thiếu vốn và tiếp cận nguồn vốn khó khăn đang là những cản trở lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế đến quá trình đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.2.3.2 Khoa học và cơng nghệ

Trình độ khoa học cơng nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ và đổi mới cơng nghệ hiện có là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng và tính năng của sản phẩm. Trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá là lạc hậu so với mức trung bình trên thế giới. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, chỉ có một số ít doanh nghiệp đạt trình độ cơng nghệ hiện đại hoặc trung bình của thế giới và khu vực, đó là: cơng nghệ phát dẫn điện, sản xuất thiết bị đo điện, lắp ráp điện tử, sản xuất sợi dệt, vật liệu xây dựng. Số các doanh nghiệp cịn lại có trình độ cơng nghệ lạc hậu so với thế giới từ 10 - 20 năm. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hầu hết sử dụng máy móc thiết bị và kỹ thuật lạc hậu so với thế giới 3 - 4 thế hệ. Các thiết bị kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại tập trung tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ở khu cơng nghiệp, khu chế xuất.

Theo số liệu của Bộ Khoa học và Cơng nghệ qua khảo sát nhiều xí nghiệp thuộc 7 ngành sản xuất chính thì máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất của ta

lạc hậu so với thế giới từ 10 - 30 năm. Trình độ cơ khí hóa, tự động hóa thấp, mức độ hao mịn hữu hình từ 30 - 50% và đặc biệt là 38% ở dạng thanh lý vẫn được sử dụng.

Bảng 2.6

Trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của các doanh nghiệp Việt Nam

Đơn vị: % số doanh nghiệp

Tổng số doanh nghiệp trả lời 1. Trình độ tự động hóa 0% cơng việc 5-10% cơng việc 10-20% cơng việc Trên 20% cơng việc Khơng rõ

2. Trình độ cơ khí hóa 30-50% cơng việc 50-60% công việc

Trên 60% công việc Không xác định được trình độ cơ khí hóa

Nguồn: Điều tra của JICA, 2001.

Hiện nay, ở nhiều doanh nghiệp có hiện tượng sử dụng đan xen cả cơng nghệ lạc hậu, trung bình với cơng nghệ tiên tiến, dẫn đến tỷ lệ thay thế công nghệ mới thấp, đẩy giá thành sản xuất lên cao cho dù giá nhân công ở nước ta thuộc loại thấp trong khu vực. Do máy móc được trang bị khơng đồng bộ và công nghệ lạc hậu nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam khơng sử dụng hết cơng suất máy móc thiết bị của mình. Hiện vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ các doanh nghiệp (khoảng gần 30%) chỉ sử dụng 50% cơng suất các thiết bị. Bên cạnh đó, chất lượng và hiệu quả chuyển giao cơng nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế do thiếu sự lựa chọn kỹ thuật tối ưu và công nghệ nguồn, đặc biệt trị giá phần mềm và chuyển giao bí quyết cơng nghệ cịn thấp. Trình độ cơng nghệ lạc hậu cịn ảnh hưởng đến việc đáp ứng các tiêu chí về an ninh mơi trường mà thế giới địi hỏi thể hiện ngay trong nội dung hàng hóa xuất khẩu. Tất cả những yếu tố này đã cản trở các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Nhìn một cách tổng thể, so sánh các tiêu chí của Việt Nam với Thái Lan và Trung Quốc cho thấy giữa công nghệ nước ta và hai nước này có khoảng cách rõ rệt. Diễn đàn kinh tế thế giới đã xếp hạng về công nghệ của Việt Nam đứng thứ 92/104 nước (năm 2004), trong khi Thái Lan là 43 và Trung Quốc là 62. Trong đó, thứ hạng về chỉ số sáng tạo cơng nghệ lần lượt là 79; 37 và 70, thứ

hạng về chỉ số công nghệ thông tin là 86; 55 và 62, thứ hạng về chỉ số chuyển giao công nghệ là 66; 4 và 37.

Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng cơng nghệ lạc hậu ở các doanh nghiệp Việt Nam, đó là: hạn chế về tài chính, thiếu thơng tin về công nghệ, hạn chế về năng lực cán bộ, thiếu động lực đổi mới công nghệ. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, trừ một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, cịn bị hạn chế về nguồn tài chính để đầu tư đổi mới cơng nghệ. Thiếu nguồn tài chính là khó khăn lớn nhất để các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, song chỉ là nguyên nhân trực tiếp. Nguyên nhân sâu xa là do các doanh nghiệp khơng có đủ nguồn thơng tin về đầu ra cho sản xuất, từ đó khơng đủ thơng tin về cơng nghệ bảo đảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hạn chế về năng lực cán bộ cũng là một nguyên nhân cản trở q trình đổi mới cơng nghệ trong các doanh nghiệp. Số lao động kỹ thuật cao và chun gia trong các doanh nghiệp cịn ít. Tại nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, khơng có bộ phận hoặc nhân viên chuyên về khoa học cơng nghệ, thậm chí có doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại song kỹ sư vận hành lại phải thuê của các đối tác khác. Theo đánh giá của tổ chức JICA (Nhật Bản), các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt thiếu nhân viên kỹ thuật cơng nghệ cao, có kinh nghiệm, có kiến thức sâu về chuyên mơn, yếu kém về trình độ ngoại ngữ để có thể cập nhật những thơng tin mới về phát triển công nghệ hiện đại của thế giới. Sự lạc hậu về cơng nghệ cịn do các doanh nghiệp thiếu động lực đổi mới công nghệ. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường sử dụng lợi nhuận để mở rộng qui mô kinh doanh trên cơ sở trang thiết bị sẵn có hơn là đổi mới và ứng dụng công nghệ mới. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, vấn đề này cịn phức tạp hơn vì việc đổi mới phải qua nhiều cấp quyết định. Ngoài ra, do đặc thù về chế

độ sở hữu và cơ chế quyền lợi nên lãnh đạo ở nhiều doanh nghiệp nhà nước chưa coi đổi mới cơng nghệ và ứng dụng cơng nghệ mới là địi hỏi bức thiết.

2.2.3.3 Lao động

Một trong những lợi thế cạnh tranh rõ rệt của các doanh nghiệp Việt Nam là có lực lượng lao động trẻ, đơng đảo, được giáo dục phổ thông tương đối cao, người lao động được đánh giá là thông minh, khéo tay, cần cù, chịu khó và tiền cơng cịn ở mức tương đối thấp so với khu vực. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ lao động không qua đào tạo. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương năm 2000 cho thấy: 18,8% lao động trong doanh nghiệp nhà nước không qua đào tạo; 23,9% lao động do doanh nghiệp tự đào tạo tại chỗ. Điều này phù hợp với thực tế là doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tập trung trong các ngành thu hút nhiều lao động, hàm lượng vốn thấp.

Bảng 2.7

So sánh chi phí tiền lƣơng ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh với một số thành phố ở Đông Nam Á Đơn vị: USD/tháng Chỉ tiêu Lương, thưởng công nhân

Lương, thưởng kỹ sư Lương, thưởng cán bộ quản lý Nguồn: JETRO - 2000.

Trong các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhà nước, mặc dù lao động dư thừa nhưng lại thiếu lao động có trình độ, tay nghề cao. Ngay cả trong sản xuất, khả năng vận hành và giám sát thiết bị công nghệ mới của các kỹ sư, nhân viên kỹ thuật cịn hạn chế, vì thế hiệu quả sử dụng thiết bị thấp. Bên cạnh đó, một số người lao động chưa qua đào tạo vẫn làm việc nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động của các doanh nghiệp. Trình độ quản lý của nhiều cán bộ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh mới đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, sức khỏe người lao động nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu lao động cơng nghiệp, trình độ đào tạo về ngoại ngữ thấp xa so với các nước khác trong khu vực cũng là một trong những nguyên nhân kìm hãm năng suất lao động. Đại bộ phận người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam có nguồn gốc từ nơng thơn nên chưa được rèn luyện về tác phong, kỷ luật lao động công nghiệp, chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm; thiếu tinh thần hợp tác và gánh chịu rủi ro; ít thể hiện sáng kiến cá nhân và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Các yếu tố này dẫn đến một thực tế là các doanh nghiệp

đều phải đào tạo lại lao động về kỹ năng, tinh thần, thái độ lao động, vì thế đã làm tăng thêm chi phí cho các doanh nghiệp.

2.2.3.4 Đầu tư cho nghiên cứu, triển khai, thương hiệu kiểu dáng công nghiệp nghiệp

Đa số các doanh nghiệp Việt Nam (trừ một số doanh nghiệp có quy mơ lớn) chi q ít cho nghiên cứu và phát triển. Đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam cho R&D thấp hơn nhiều so với các nước, chỉ chiếm khoảng 0,01% doanh thu, trong khi đó tỷ trọng này tại các nước cơng nghiệp hóa mới ở Châu Á là 5-6% doanh thu, tại các nước phát triển là 10%. Cho đến nay, mới có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số doanh nghiệp nhà nước có quy mơ lớn có riêng cơ sở hoạt động nghiên cứu phát triển cơng nghệ. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân hầu như không tham gia hoạt động R&D. Sở dĩ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư quá ít cho R&D là do nước ta chưa có mơi trường cạnh tranh thực sự buộc các doanh nghiệp phải đổi mới cơng nghệ. Một mặt, các doanh nghiệp nhà nước cịn được hưởng nhiều đặc quyền do nhà nước tạo ra, do đó chưa chú trọng nâng cao tiến bộ cơng nghệ. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự hoạt động trong mơi trường cạnh tranh quốc tế và nhìn chung chưa nhận thức hết những thách thức đặt ra đối với mình trong bối cảnh hội nhập. Ngồi ra, hầu hết các doanh nghiệp bị hạn chế về nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới. Bên cạnh đó, quyền sở hữu cơng nghiệp và đặc biệt là năng lực thực thi các quyền đó chưa tốt; khung pháp luật về sở hữu công nghiệp chưa đầy đủ và hiệu lực chưa cao đã hạn chế các doanh nghiệp đầu tư cho khoa học công nghệ do không chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận nhờ sử dụng quyền sở hữu cơng nghệ mới của mình.

Việc đầu tư cho thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam cũng cịn rất hạn chế, chỉ có một số doanh nghiệp đã chú ý đến xây dựng thương hiệu, bản quyền công nghiệp như: cà phê Trung Nguyên, gạch Đồng Tâm, bia Sài Gịn, thép Thái Ngun… Song có nhiều doanh nghiệp đang tạm an tâm với cách làm gia cơng cho các hãng nước ngồi, nhất là các doanh nghiệp trong ngành may mặc và da giầy, làm cho doanh nghiệp không có thương hiệu, khơng có kiểu dáng riêng. Như chúng ta đã biết, thương hiệu có ý nghĩa và vai trị rất lớn đối với các doanh nghiệp trong cạnh tranh. Thương hiệu làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Ngồi ra nhờ có thương hiệu mà doanh nghiệp thu hút được khách hàng mới dễ hơn, giúp doanh nghiệp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn. Bên cạnh đó một nhãn hiệu tốt sẽ giúp tạo hình ảnh cơng ty, thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài… Mặc dù gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, song việc đầu tư cho thương hiệu vẫn còn rất dè dặt. Theo các chuyên gia, việc phát triển thương hiệu là vô cùng quan trọng; trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ đăng ký nhãn hiệu khi sản phẩm của mình bán chạy trên thị trường. Một kết quả khảo sát gần đây của báo Sài Gòn tiếp thị cho thấy: chỉ khoảng 16% doanh nghiệp có bộ phận chun phụ trách cơng tác tiếp thị, hơn 80% doanh nghiệp khơng có chức danh quản lý nhãn hiệu và 74% doanh nghiệp chỉ đầu tư dưới 5% doanh thu cho việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, bên cạnh các yếu tố về vốn, nhân lực, các doanh nghiệp cũng phải có sự đầu tư thích đáng cho R&D, cho xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Có như vậy, các doanh nghiệp mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế.

2.2.3.5 Sản phẩm và phân phối sản phẩm

Có thể nói, trong những năm gần đây, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam ngày càng được nâng cao, thể hiện qua chất lượng và hình thức của hàng hóa do các doanh nghiệp tạo ra có bước tiến bộ rõ rệt, mặt hàng phong phú, đa dạng, phong cách tiếp thị hấp dẫn. Do vậy, nhiều sản phẩm đã dần chiếm lĩnh được thị trường trong nước như: hàng thực phẩm tiêu dùng, hàng may mặc, vật liệu xây dựng. Khối lượng hàng hóa xuất khẩu tăng nhanh và mặt hàng ngày càng mở rộng, nhiều sản phẩm xuất khẩu đã khẳng định được chỗ đứng trên các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ và EU. Một số sản phẩm thuộc lĩnh vực cơng nghiệp có giá trị xuất khẩu cao trong thời gian qua là dầu thô,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w