Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59 - 65)

3.1 Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến

3.1.1 Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Sớm nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, qua mỗi giai đoạn phát triển, Đảng ta đều có những chủ trương đúng đắn thực hiện tiến trình này. Từ những năm 80 của thế kỷ 20, nước ta đã hội nhập quốc tế thông qua việc gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) trong khuôn khổ liên kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sự hội nhập này ít kết quả vì được thực hiện theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp.

Đại hội VI của Đảng (1986) đã mở ra một giai đoạn mới với chủ trương đổi mới đem lại một sinh lực mới cho nền kinh tế Việt Nam. Chủ trương này đã được cụ thể hoá hơn nữa tại Đại hội VII, khi Đảng ta đề ra đường lối đối ngoại “độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá”, theo tinh thần “Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển”. Cùng với việc mở rộng quan hệ song phương với các nước, chúng ta đã tích cực chủ động gắn kết nền kinh tế nước ta với kinh tế thế giới và khu vực thông qua việc tham gia vào các thể chế liên kết kinh tế trên phạm vi toàn cầu và khu vực. Hội nhập đã trở thành một nội dung quan trọng của sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới.

Những bước đi quan trọng đầu tiên của ta trong quá trình này đều được sự chỉ đạo chặt chẽ và kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Nghị quyết Trung ương 3 ngày 29/6/1992 về chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại nêu rõ chủ trương mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, trong đó nhấn mạnh: “cố gắng khai thơng quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu

Á (ADB)…, mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực, trước hết ở Châu

Á- Thái Bình Dương”. Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội VIII khẳng định “nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố môi trường hồ bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước”, “xây dựng một nền kinh tế mở” và “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ngày 29/12/1997 nêu nguyên tắc hội nhập quốc tế của ta là: “trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngồi”, trong đó những biện pháp quan trọng hàng đầu là cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngồi, “tích cực, chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế”, “khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho xuất khẩu”. Nghị quyết cũng nhấn mạnh nhiệm vụ “chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và nhất là những sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và thị trường quốc tế”. Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã nêu rõ mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế là: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trước mắt là thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu ra trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội năm 2001 – 2010 và kế hoạch 5 năm 2001 – 2005”.

Với đường lối đối ngoại trên, trong hơn một thập kỷ qua các hoạt động hợp tác song phương đã diễn ra mạnh mẽ và được triển khai đồng bộ với:

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: được bình thường hố tháng 11/1991

và từ đó quan hệ kinh tế khơng ngừng phát triển. Hai nước đã ký Hiệp định Hợp tác kinh tế ngày 14/02/1992, Hiệp định Thương mại ngày 07/11/1991 và nhiều hiệp định về hợp tác khoa học kỹ thuật, đầu tư, dịch vụ, vận tải, giải quyết vấn đề biên giới…Nhờ vậy, kim ngạch thương mại, đầu tư, du lịch hai nước đã có bước tiến mạnh vượt bậc.

Quan hệ Việt Nam – Mỹ: Ngày 12/7/1995, quan hệ Việt – Mỹ được bình

thường hố. Hội nghị quan hệ kinh tế Việt – Mỹ ngày 06/10/1995 tại Washington đã mở đầu cho đàm phán Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ bắt đầu từ ngày 07/11/1995 tại Hà Nội. Ngày 13/7/2000 tại Washington, Việt Nam và Mỹ đã ký kết Hiệp định thương mại song phương, bên cạnh mong muốn khép lại quá khứ để mở ra một trang sử mới trong quan hệ hai nước, cũng có thể xem đây là một bước tiến tất yếu mang tính khách quan trong quan hệ thương mại Việt – Mỹ.

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Nhật Bản có quan hệ ngoại giao chính thức

với Việt Nam kể từ 21/3/1973, tuy vậy chỉ từ năm 1986 tới nay quan hệ hai nước mới được khơi phục và phát triển. Chính phủ Nhật Bản nối lại viện trợ phát triển ODA cho Việt Nam. Kim ngạch mậu dịch và đầu tư của Nhật Bản với Việt Nam tăng mạnh. Nhật là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam.

Quan hệ Việt Nam – Pháp: Quan hệ giữa Việt Nam và Pháp có bề dày

lịch sử nhưng quan hệ kinh tế hai nước phát triển tốt đẹp nhất mới từ năm 1990 tới nay, với kim ngạch mậu dịch và đầu tư ngày một tăng.

Ngoài ra, với các nước khác ở Bắc Âu như: Thuỵ Điển, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch; các nước ở Trung Đông, Châu Phi, Châu Á và Thái Bình Dương…chúng ta cũng đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp về nhiều mặt,

tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ của các nước này đối với sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước. Nhìn chung quan hệ song phương của chúng ta trong hơn một thập kỷ qua đã có những bước phát triển đáng khích lệ, phù hợp với chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.

Bên cạnh các hoạt động hợp tác song phương, hợp tác đa phương và khu vực cũng đã diễn ra mạnh mẽ:

WTO: Với 148 nước thành viên, Tổ chức Thương mại Thế giới mà tiền

thân của nó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại – GATT là cơ chế hợp tác toàn cầu, định ra qui chế, thể lệ luật chơi chung cho thương mại quốc tế, làm cơ sở để thực hiện tự do hố thương mại, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ ở các lĩnh vực. Kể từ khi nộp đơn xin gia nhập tháng 10/1994 tới nay, chúng ta đã xây dựng xong và gửi tới các nước thành viên bị vong lục về hệ thống chính sách kinh tế thương mại của Việt Nam và trên cơ sở đó đã tiến hành các phiên họp của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO để thực hiện hỏi đáp, minh bạch hố hệ thống luật pháp chính sách của chúng ta. Cam kết với WTO là những cam kết cơ bản để trên cơ sở đó thực hiện các cam kết trong các tổ chức khu vực khác.

ASEAN: Gia nhập ASEAN từ năm 1995, chúng ta đã có nhiều cố gắng

tham gia tất cả các hoạt động hợp tác của ASEAN, từ hợp tác chính trị, an ninh, đến hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại hàng hố, dịch vụ, đầu tư, cơng nông lâm nghiệp, giao thơng vận tải, quyền sở hữu trí tuệ và các hợp tác văn hố xã hội khác. Trong đó đáng chú ý là với khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu vực đầu tư ASEAN (AIA) và đàm phám mở cửa thị trường dịch vụ ASEAN. Tuy vậy, cam kết của Việt Nam còn ở mức thấp, địi hỏi có sự điều chỉnh lớn.

APEC: Là thành viên mới gia nhập APEC từ tháng 11/1998, tới nay

Việt Nam đã thực hiện tốt các nghĩa vụ bước đầu bao gồm việc công bố đúng hạn kế hoạch hành động quốc gia (IAP), kế hoạch hành động tập thể (CAP) và tham gia các chương trình Hợp tác kinh tế kỹ thuật (ECOTECH). Tuy nhiên, về mặt tự do hoá mậu dịch, cam kết của Việt Nam mới chỉ dừng ở mức thực hiện minh bạch hố chính sách hiện tại.

ASEM: Là một trong 25 thành viên sáng lập ASEM, từ 1996 tới nay,

Việt Nam đã tham gia đầy đủ vào 3 chương trình chính mang tính thử nghiệm ban đầu của tổ chức này là kế hoạch hành động thuận lợi hoá thương mại (TFAP), kế hoạch hành động xúc tiến đầu tư (IPAP) và hợp tác các nhà doanh nghiệp Á - Âu và đang cùng các nước ASEM xây dựng viễn cảnh Á - Âu 2020 để đưa hoạt động hợp tác ASEM lên tầm cao mới.

WB – IMF: Kể từ khi khôi phục lại quan hệ năm 1992, các hoạt động

hợp tác của Việt Nam với WB và IMF mới thực sự có chiều sâu.WB và IMF đã tiến hành đàm phán với Việt Nam chương trình tín dụng trung hạn: chương trình điều chỉnh cơ cấu giai đoạn II (SAC II) của WB và chương trình điều chỉnh cơ cấu mở rộng (ESAP) của IMF. Nhìn chung, các chương trình hoạt động của các tổ chức này đều nhằm mục tiêu hỗ trợ đẩy nhanh tiến trình tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, tạo lập môi trường kinh doanh, cạnh tranh quốc tế thơng thống, tự do, bình đẳng giữa các quốc gia trên thế giới. Thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận và khai thác được nhiều những ưu đãi từ các chương trình cho vay tài chính, tăng trưởng, hỗ trợ tín dụng của các tổ chức này do Việt Nam chưa đến mốc hoàn thành loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế theo cam kết hội nhập để đáp ứng các điều kiện kèm theo của các chương trình trên.

Có thể nói, trong những năm qua thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, cụ thể là:

- Đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng mạnh mẽ quan hệ kinh tế song phương và đa phương, vượt qua được những khó khăn về thị trường do những biến động ở Liên Xô cũ và Đông Âu gây ra. Phá được thế bị bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng được môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao vị thế nước ta trên chính trường và thương trường thế giới, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở khu vực vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX.

- Thu hút được một số lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA), tiếp thu được nhiều thành tựu mới về khoa học, công nghệ và kỹ thuật quản lý.

- Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và nền kinh tế vào mơi trường cạnh tranh, góp phần tạo lập tư duy kinh tế mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

- Bước đầu xây dựng được một đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại và quản lý kinh doanh thích nghi dần với điều kiện mới, tạo tiền đề để tiếp tục quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tiếp theo.

Với những kết quả đó, chúng ta từng bước thực hiện được chủ trương kết hợp phát huy nội lực với ngoại lực, hình thành sức mạnh tổng hợp, đưa đến những thành tựu kinh tế – xã hội quan trọng trên cơ sở giữ vững độc lập chủ

quyền, định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w