Ngoại giao và một số lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu TRUNG ĐÔNGNHỮNG VẤN ĐỀ VÀ XU HƯỚNG KINH TẾCHÍNH TRỊ TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỞ (Trang 41 - 45)

2 .1Dân số

2. Ngoại giao và một số lĩnh vực khác

Trung Đông đang ngày càng trở nên quan trọng đối với Việt Nam. Việt Nam quan tâm tới khu vực này với tư cách một thị trường lớn phù hợp với các sản phẩm của Việt Nam, và cũng đánh giá rằng các quốc gia Trung Đơng có thể trở thành những đối tác phù hợp, đáng tin cậy, có tiềm lực tài chính dồi dào có thể hợp tác, đầu tư vào Việt Nam. Một trong những hành động cụ thể và thiết thực nhất của Việt Nam là việc Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt “Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Đông giai

đoạn 2008 – 2015” vào ngày 9/9/2008. Trên thực tế, quan hệ Việt Nam – Trung Đông đã

được mở ra trên nhiều lĩnh vực và bước đầu đem lại nhiều kết quả khả quan trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác lao động.

Trong quan hệ hợp tác với Trung Đông, đặc biệt là với các quốc gia Hồi giáo Arab, cách tiếp cận của Việt Nam cần được điều chỉnh theo hướng nhìn nhận đạo Hồi hiện nay là tôn giáo lớn và quan trọng nhất trong khu vực và triết lý Hồi giáo đã hình thành từ rất lâu đời, góp phần điều tiết cách thức ứng xử của người dân với ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, chính trị của các quốc gia trong khu vực này. Các quan điểm của Hồi giáo về phát triển và những triết lý liên quan có thể coi là nền tảng quan trọng để Việt Nam có bước tiếp cận phù hợp tới khu vực Trung Đơng, tìm kiếm những khâu đột phá chiến lược có thể tạo ra bước phát triển có tính bước ngoặt trong hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả giữa hai bên

Trong những năm 1970, cùng với sự ”bùng nổ” trong lĩnh vực xây dựng và khai thác, chế biến dầu lửa, Trung Đông đã được xem là thị trường lao động lớn nhất trên thế giới thu hút hàng triệu lao động nước ngoài đến làm việc. Hiện nay, đây vẫn là một trong những khu vực nhận nhiều lao động nước ngoài lớn nhất trên thế giới (thường xuyên có khoảng 9-10 triệu lao động nước ngoài làm việc) với ngành nghề đa dạng: lao động xây dựng, dầu khí, cơ khí, dệt may, dịch vụ cơng cộng, giúp việc gia đình và chuyên gia các ngành.

Từ những năm 1990, Việt Nam đã đưa lao động vào khu vực này làm việc chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, dệt may, sửa chữa điện tử, nhưng số lượng không nhiều (khoảng vài nghìn người). Do những đặc điểm khác nhau về khí hậu, văn hóa và khoảng cách địa lý, điều kiện làm việc khắt khe, nên thị trường lao động ở đây chưa thực sự hấp dẫn và thu hút nhiều doanh nghiệp và người lao động Việt Nam.

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước khu vực Trung Đông ngày càng phát triển, cùng với đó quan hệ hợp tác về lao động cũng được quan tâm chú ý. Vấn đề đưa lao động Việt Nam sang làm việc ở thị trường Trung Đơng đều được đưa vào chương trình làm việc trong các chuyến thăm của các đoàn cấp cao Việt Nam với các nước Trung Đông. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước trong khu vực này xúc tiến các cuộc hội đàm và thảo luận để mở thị trường lao động tại đây.

Các doanh nghiệp của ta bắt đầu ký hợp đồng đưa lao động sang làm việc ở UAE từ năm 1995. Hiện nay, số lao động Việt Nam ở UAE khoảng 9.000 người trong một số ngành xây dựng, cơ khí, đóng tàu, dịch vụ khách sạn, điện lạnh, thủy sản, nhựa, may mặc. Thu nhập của lao động phổ thông khoảng 220-250 USD/tháng, lao động có nghề khoảng 300-350 USD/tháng, đối với đốc cơng, kỹ sư có ngoại ngữ mức lương khoảng 1.500 USD/ tháng. Lao động phổ thông sau 3 năm làm việc tại UAE khi hết hạn hợp

đồng về nước có khoảng 80-100 triệu đồng. Lao động nước ngồi làm việc tại UAE đều được pháp luật của UAE bảo vệ.

Việt Nam và Oman đã ký Bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực nhân lực vào ngày 9/12/2007. Tuy nhiên, số lao động Việt Nam sang làm việc ở Oman còn khiêm tốn, khoảng 136 người, chủ yếu làm việc trong các ngành cơ khí, xây dựng, thu nhập trung bình từ 200-400 USD/tháng.

Quan hệ kinh tế- thương mại giữa Việt Nam với các nước Trung Đông phát triển tốt đẹp. Bên cạnh đó, việc có nhiều nước Trung Đơng đang hướng hoạt động thương mại, đầu tư của mình sang phía Đơng, trong đó có Việt Nam, cũng tạo thêm cơ hội để hàng hoá của Việt Nam thâm nhập và gia tăng thị phần ở thị trường này.

Thời gian qua, Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều hoạt động chính trị, ngoại giao và ký kết hiệp định thương mại với các nước trong khu vực nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác giữa hai bên. Nhiều văn kiện hợp tác song phương cũng đã được ký kết nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác giữa hai bên như: Hiệp định thương mại, Hiệp định hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, Hiệp định vận tải hàng hải, Biên bản hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp..

Được biết, những năm gần đây hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đơng đã có sự chuyển dịch rất khả quan cả về thị trường và cán cân thương mại. Ơng Nguyễn Cơng Hiến- Phó Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á- Nam Á- Bộ Công Thương cho biết, năm 2007, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam- Trung Đông đạt xấp xỉ 1,2 tỷ USD, đây là chưa kể lượng hàng hố xuất sang Trung Đơng qua nước thứ ba. Dự kiến, năm nay con số này sẽ tăng trên 30% so với năm trước.

Điều đáng lưu ý trong quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Đông trong năm qua là sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu. Năm 2007, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, ngoài UAE đã chuyển sang nhiều thị trường khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Arập Xêút. Cán cân xuất nhập khẩu đã có sự thay đổi lớn, cụ thể là Việt Nam đã chuyển sang thế xuất siêu từ chỗ nhập siêu ở các năm trước đó. Hiện UAE và Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành 2 thị trường xuất khẩu đứng đầu khu vực. Các doanh nghiệp ở khu vực Trung Đông bắt

đầu quan tâm hơn tới thị trường và đối tác Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh song phương cũng như tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Ông H.E Effie Ben Matityau- Đại sứ Israel cho biết: “Kinh tế của Việt Nam và

Israel khác nhau về quy mô nhưng tiềm năng hợp tác là rất lớn, bởi đây là hai nền kinh tế bổ trợ cho nhau. Vì thế, để hợp tác và phát triển, chúng ta khơng chỉ đơn thuần tính đến kinh doanh và buôn bán hai chiều mà bên cạnh đó, hai nước cần phải đề cập cả đến những vấn đề như liên doanh và đầu tư trong nhiều lĩnh vực”.

Cũng tại Hội thảo này, Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ- ông H.E. Ratubatsi Super Inoloi đã giới thiệu những thế mạnh và lĩnh vực tiềm năng phát triển của hai nước. Ông cũng khẳng định, hợp tác kinh tế- thương mại Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ đang trên đà phát triển, khả năng trao đổi thương mại hai chiều vào năm 2010 sẽ đạt 1 tỷ USD.

Nhìn chung, khu vực Trung Đông đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, nên thị trường lao động các nước này hiện vẫn còn nhu cầu tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động trong ngành xây dựng, dầu khí, ngân hàng, y tế, dịch vụ khách sạn… Đây thực sự là thị trường tiềm năng đối với lao động Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, do khác biệt về điều kiện khí hậu, phong tục tập quán, do hạn chế về ngơn ngữ, thể lực, trình độ tay nghề nên khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam ở thị trường này còn yếu so với lao động các nước Trung và Tây Nam Á.

Trong những năm tới, để khai thác và phát triển thị trường lao động này, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Xúc tiến đàm phán với các nước để ký hiệp định, thỏa thuận làm cơ sở pháp lý đưa lao động sang làm việc tại khu vực này; tăng cường trao đổi và đưa vấn đề hợp tác lao động trong chương trình làm việc của các đồn cấp cao Việt Nam với các nước khu vực.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm và khai thác những hợp đồng tiếp nhận lao động có điều kiện làm việc, thu nhập tốt; Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý và bảo vệ quyền lợi của người lao

động. Nghiên cứu đa dạng hóa các ngành nghề, nhân rộng mơ hình tổ chức lao động thành tổ đội gồm lao động có nghề, đốc cơng, kỹ sư…, tăng số lao động đã được đào tạo và số lao động làm các ngành dịch vụ như bán hàng, nhân viên văn phòng, lễ tân trong các khách sạn, nhà hàng, y tá… Hạn chế đến mức thấp nhất việc đưa lao động phổ thơng sang làm việc ngồi trời.

- Cần chuẩn bị nguồn lao động thật tốt, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực xây dựng, chăm sóc người bệnh, dịch vụ khách sạn…; đồng thời chỉ đạo và hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghiêm chỉnh việc tuyển lao động đúng đối tượng và đào tạo kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở khu vực này một cách phù hợp.

- Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền cho người lao động khi tuyển chọn lao

động, cung cấp đầy đủ, chính xác thơng tin về mức lương, điều kiện làm việc, sinh hoạt và phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động để người lao động có thể dễ dàng thích nghi với mơi trường và hồn cảnh ở thị trường này

Tóm lại, quan hệ kinh tế- thương mại giữa Việt Nam và các nước Trung Đơng năm 2008 đã có những bước phát triển vượt bậc so với năm 2007 và được coi là năm trọng điểm trong quan hệ của Việt Nam - Trung Đông.

Một phần của tài liệu TRUNG ĐÔNGNHỮNG VẤN ĐỀ VÀ XU HƯỚNG KINH TẾCHÍNH TRỊ TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỞ (Trang 41 - 45)

w