2 .1Dân số
5. An ninh năng lượng
Năng lượng lâu nay luôn là tâm điểm của các chính sách đối ngoại, thậm chí là nguyên nhân của xung đột và chiến tranh. Giờ đây, khi nguy cơ cạn kiệt nguồn dầu mỏ có thể trở thành hiện thực sau vài chục năm nữa, các cuộc săn lùng thứ nhiên liệu quý từ lòng đất này đang được tiến hành gấp rút hơn bao giờ hết. Điều này làm gia tăng sự cạnh tranh vốn đã quyết liệt giữa các nước phụ thuộc lớn vào dầu mỏ, hình thành nên các trục quan hệ đan xen, báo hiệu những va chạm về lợi ích.
Vụ xung đột dầu mỏ và khí đốt giữa Nga và Belarus những ngày đầu năm một lần nữa cho thấy năng lượng tiếp tục chi phối nhiều vấn đề trên phạm vi khu vực và thế giới. Với siêu cường năng lượng Nga, dầu khí được sử dụng như một quân át chủ bài để Moscow khẳng định vị thế của mình trên trường
Ukraine hay Belarus, hệ thống đường ống đi qua lãnh thổ của họ cũng là một lợi thế được tận dụng tối đa trên bàn thương lượng.
Trung Đông, Nga với "cuộc chiến dầu" ở châu Á Tranh giành thị phần châu Á
Trong quá khứ, các nước Âu - Mỹ luôn là trung tâm của nhu cầu dầu mỏ. Tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu,
các nước sản xuất dầu Trung Đông bị buộc tranh giành thị trường châu Á với Nga.
Việc Nga tăng nguồn cung cấp dầu tại châu Á đã nhắc nhở các nước sản xuất Trung Đông đẩy mạnh kế hoạch dự trữ dầu tại châu Á. Hiện, Nga đang thông qua đường ống dẫn dầu từ Đơng Siberia đến bờ biển Thái Bình Dương (ESPO) cung cấp dầu giá rẻ cho Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước châu Á khác, thay thế các nước sản xuất dầu Trung Đơng.
Nhà phân tích của Cơ quan Phân tích an ninh năng lượng Vivek Mathur, cho biết: “Hiện nay, lượng cung cấp dầu của ESPO sang các nước châu Á cịn thấp, trong tương lai gần có thể khơng đặt ra mối đe dọa, nhưng một khi ESPO tăng nguồn cung dầu, các nước sản xuất dầu Trung Đơng có thể phải tiến vào cuộc chiến với Nga để bảo vệ thị phần”.
Tháng 12-2009, Bộ trưởng dầu mỏ Ả Rập Saudi, Ali al-Naimi cho biết Ả Rập Saudi đã chấp nhận đề nghị thành lập "kho dự trữ dầu thô vài triệu thùng” tại Nhật Bản, trong đó nêu bật nhu cầu của Trung Quốc và châu Á, cũng như tầm quan trọng ngày càng gia tăng của các nước này. Kế hoạch này đang trong giai đoạn thảo luận.
Giám đốc Cơ quan tư vấn năng lượng châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Al Troner, nói: “Nhật Bản sẽ là bàn đạp để Ả Rập Saudi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Ả Rập Saudi có thể sử dụng tàu chở dầu nhỏ hơn cung cấp dầu thô cho nhà máy lọc dầu nhỏ tại khu vực ven biển Trung Quốc. Kho dự trữ dầu trên sẽ giúp trung chuyển
Một nhà máy lọc dầu tại Quảng Đông, Trung Quốc.
lô hàng lớn 200 triệu thùng từ Ả Rập Saudi đến Đông Á, giao đến tay các nhà máy lọc dầu nhỏ ven biển”.
Giám đốc công ty dịch vụ thông tin thị trường PFC Energy, David Kirsch, bổ sung: “Trong trường hợp xuất hiện sự gián đoạn về nguồn cung cấp dầu, Ả Rập Saudi sẽ mang lượng dầu dự trữ này xuất cho Nhật Bản hoặc Trung Quốc”.
Tuy nhiên, Ả Rập Saudi lạc hậu hơn Abu Dhabi trong việc giành thị phần tại khu vực Đông Á. Đầu năm ngối, một cơng ty dầu mỏ của Abu Dhabi đã thành lập kho dự trữ dầu thô tại miền nam Nhật Bản, nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới. Đồng thời, Hàn Quốc cũng đã đạt thỏa thuận tương tự với một số công ty dầu của nước ngồi, trong đó có một cơng ty của Pháp.Nhắm đến Đông Nam Á và Trung Quốc
Những người trong ngành cơng nghiệp dầu mỏ cho biết ngồi Bắc Á, các nước sản xuất dầu Trung Đông cũng đang xem xét khả năng dự trữ dầu thô tại Nam Á và Đông Nam Á. Qatar có ý định dự trữ dầu thơ tại một hịn đảo nhỏ của Indonesia, cách Singapore 45 phút di chuyển bằng đường biển.
Một nguồn tin giấu tên cho biết Singapore đang xây dựng cơ sở dự trữ dầu dưới lòng đất, thu hút các nước sản xuất dầu mỏ Trung Đông, bao gồm Ả Rập Saudi. Ả Rập Saudi cũng xem xét việc dự trữ dầu thô tại Trung Quốc.
Trong năm 2007, nước xuất khẩu dầu lớn thứ năm thế giới là Iran đã ký một biên bản ghi nhớ với Trung Quốc về khả năng thiết lập kho dự trữ chiến lược dầu thơ tại nước này. Chính phủ Iran sẽ xúc tiến thành lập kho dự trữ dầu tại Trung Quốc trong năm nay. Một quan chức của Công ty dầu quốc gia Iran (NIOC) cho biết: “Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của chúng tơi trong năm”. Trong khi đó, Ấn Độ cũng cùng các nước sản xuất dầu Trung Đông thảo luận việc xây dựng cơ sở dự trữ dầu để tăng cường an ninh năng lượng. Hiện nay, Nga vận chuyển dầu thô đến châu Á khoảng 300.000 thùng/ngày và kế hoạch trước khi kết thúc năm sẽ tăng lên 600.000 thùng/ngày. Mặc dù khối lượng xuất khẩu không lớn so với các nước sản xuất dầu Trung Đông nhưng Nga đang đe dọa
thị phần của các nước này Bài toán năng lượng đến nay vẫn chưa có lời giải. Khái niệm “an ninh năng lượng” được nói đến lần đầu tiên từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970. Nhưng chưa bao giờ, an ninh năng lượng được các nước quan tâm nhiều như những năm gần đây. Nhìn từ góc độ chính trị, việc đảm bảo năng lượng đã trở thành chất xúc tác đưa đến nhiều tập hợp lực lượng giữa các nước, các khu vực. Cơn khát dầu mỏ của nền kinh tế Trung Quốc đã để lại dấu ấn trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh. Không lâu sau chuyến công du một loạt nước Mỹ Latin của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là sự xuất hiện của các doanh nhân Trung Quốc tại châu Phi. Đổi lại các khoản đầu tư vào hai khu vực rộng lớn này là các hợp đồng cung cấp dầu cho nền kinh tế đang tăng trưởng ngoạn mục nhất thế giới. Những cái bắt tay của Trung Quốc với Mỹ Latin (sân sau) và với châu Phi (một địa bàn chiến lược trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ) đã khiến Washington cuống cuồng thúc đẩy các biện pháp canh chừng: thổi phồng mối lo ngại về sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc, liên tục chỉ trích Bắc Kinh kìm giá đồng nhân dân tệ..
Song song với việc cạnh tranh lợi ích với các nước khác, Mỹ đặt trọng tâm chiến lược vào việc duy trì một thị trường năng lượng ổn định. Để phục vụ mục tiêu này, Washington đã dùng nhiều biện pháp, kể cả can thiệp quân sự. Đằng sau sự hiện diện của quân Mỹ tại Iraq, hay kế hoạch Đại Trung Đơng là cái đích nhằm kiểm sốt “miếng mồi ngon” cho nền kinh tế Mỹ. Ngồi rốn dầu khổng lồ đó, chú Sam khơng ngừng để mắt tới vùng Trung Á khi giương cao ngọn cờ chống khủng bố, khi đưa quân vào Afghanistan, nhằm biến đất nước này làm bàn đạp mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra tồn khu vực có đường biên giới chung với Nga.
Con người đã sử dụng tới 900 tỷ thùng dầu, chiếm gần 50% tổng trữ lượng dầu mỏ trên Trái Đất kể từ khi nó được khai thác năm 1859. Nhu cầu tăng mạnh mà dự trữ lại
chẳng xông xênh đã đẩy vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng trở thành chiến lược tầm vĩ mô của hầu hết các quốc gia.
Giữ vai trò “chiến lược kép” trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, nguồn vàng đen đã và đang làm biến động bản đồ chính trị thế giới. Khơng chỉ gây xung đột lợi ích, nó cịn là ngun nhân sâu xa của nhiều cuộc chiến đẫm máu. Dù thế nào thì trạng thái đối đầu khơng thể mang lại lợi ích chung. An ninh năng lượng chỉ có thể được đảm bảo thực sự trong một thế giới hồ bình và ổn định.
Chương III: PHÂN TÍCH NHỮNG VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC
ĐẨY QUAN HÊ HỢP TÁC GIỮA TRUNG ĐÔNG VÀ CÁC QUỐC GIA, CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ, VÀ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM-TRUNG ĐÔNG