1.1.3.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng
Giống như khái niệm về dịch vụ và chất lượng dịch vụ thì hiện nay thuật ngữ “Dịch vụ ngân hàng” vẫn chưa đưa đến được định nghĩa thống nhất. Hiệp định chung về thương mại(GATS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) không nêu khái niệm dịch vụ ngân hàng mà thay vào đó xếp dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm và dịch vụ tài chính khác gọi chung là dịch vụ tài chính.
Tác giả Peter S. Rose cho rằng: “Mọi ngân hàng hoạt động với ba hoạt động dịch vụ cơ bản là huy động vốn; Hoạt động sử dụng vốn; Các hoạt động khác như thanh toán, ngân quỹ...”
Tại khoản 1 và khoản 7, điều 20 luật các TCTD Việt Nam có đề cập đến dịch vụ ngân hàng nhưng không nêu ra định nghĩa mà chỉ đưa ra cụm từ “Hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng” được bao gồm các nội dung như: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.
Như vậy dịch vụ ngân hàng có thể được hiểu đơn giản là tồn bộ các hoạt động huy động, tín dụng, ngoại hối, thanh tốn... của hệ thống ngân hàng mang những đặc điểm, công dụng đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng.
1.1.3.2. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Xuất phát từ cụm từ gốc tiếng Anh “Retail banking”, khái niệm “Ngân hàng bán lẻ” là những họat động của ngân hàng nhằm phục vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp siêu vi mô.
Tổng quát hơn theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): “Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ là lọai hình dịch vụ điển hình của Ngân hàng nơi các khách hàng cá nhân có thể đến giao dịch tại các điểm giao dịch của ngân hàng để thực hiện các dịch vụ như tiền gửi, vay tiền, thanh toán, kiểm tra tài khoản, dịch vụ thẻ.”
1.1.3.3. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Những đặc điểm chính của dịch vụ ngân hàng bán lẻ bao gồm:
Thứ nhất, đối tượng khách hàng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình và các DN vừa và nhỏ. Đặc điểm của nhóm đối tượng này là vơ cùng đa dạng về độ tuổi, trình độ học vấn, văn hóa vùng miền, hành vi tiêu dùng.do đó danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng phải vô cùng phong phú.
Thứ hai, quy mô giao dịch nhỏ: Các giao dịch chủ yếu phục vụ cho nhu cầu cá nhân nên có thể dễ nhận thấy rằng giá trị mỗi giao dịch trong ngân hàng bán lẻ thường nhỏ hơn rất nhiều so với các khoản giao dịch của các tổ chức, DN lớn.
Thứ ba, hệ thống điểm giao dịch trải rộng bao trùm, dịch vụ cung cấp đến khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Để có thể phục vụ được một số lượng lớn khách hàng tại các địa bàn khác nhau đòi hỏi các ngân hàng phải có một hệ thống điểm giao dịch trải rộng, để có thể mang dịch vụ đáp ứng nhu cầu đến mọi khách hàng. Bên cạnh đó, khi mà hiện nay khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, ngân hàng nào có hệ thống cơng nghệ thơng tin phát triển, ứng dụng được tốt cơng nghệ thì sẽ có cơ hội lớn để phát triển hoạt động bán lẻ đồng thời giúp cho ngân hàng thực hiện được việc quản lý số liệu tập trung, từ đó có thể tiết kiệm hơn được về chi phí và nâng cao nâng cao năng lực điều hành.
1.1.4. Các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ phổ biến: 1.1.4.1. Dịch vụ huy động vốn
Đây là dịch vụ cơ bản của các NHTM. Ngân hàng huy động nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng trong một thời gian nhất định và cam kết trả gốc và lãi đúng hạn theo hợp đồng. Nguồn vốn này sẽ được ngân hàng sử dụng trong nghiệp vụ như: tín dụng, đầu tư...
1.1.4.2. Dịch vụ tín dụng/cho vay
Tín dụng là hoạt động lâu đời và là thương hiệu đặc trưng mỗi khi nhắc đến hệ thống ngân hàng. Theo Giáo trình tín dụng ngân hàng - Học viện Ngân hàng có định nghĩa : “Tín dụng nói chung được định nghĩa là quan hệ kinh tế trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức giá trị hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu”
Căn cứ vào thời gian, mục đích và đối tượng cấp tín dụng mà có nhiều cách phân chia khác nhau. Giáo trình tín dụng ngân hàng - Học viện Ngân hàng có chia như sau:
✓ Theo đối tượng: Tín dụng cá nhân, tín dụng hộ gia đình, tín dụng DN vừa và nhỏ.
✓ Theo mục đích: Tín dụng tiêu dùng, tín dụng sản xuất và kinh doanh. ✓ Theo mức độ đảm bảo: Tín dụng có đảm bảo, tín dụng khơng đảm bảo.
1.1.4.3. Dịch vụ thanh toán
Thanh toán là hoạt động chuyển tiền từ người này sang người khác bằng cách chuyển khoản hay tiền mặt thông qua bên trung gian là ngân hàng. Hiện nay, ngồi kênh thanh tốn truyền thống tại các điểm giao dịch của ngân hàng thì khách hàng có thể sử dụng dịch vụ thanh tốn qua các kênh như: ATM, Internetbanking, SMSbanking, ví điện tử có liên kết với ngân hang...
Dịch vụ thanh toán đáp ứng nhu cầu của cả bên gửi và bên nhận tiền. Mặt khác, đây là hoạt động ít rủi ro nhưng lại đem lại nguồn thu rất lớn cho các ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ.
1.1.4.4. Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác
Ngoài ba dịch vụ cơ bản trên, các NHTM còn phát triền và cung cấp các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng một đa dạng từ phía khách hàng. Có thể kể đến các dịch vụ như :
✓ Dịch vụ tư vấn tài chính ✓ Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ ✓ Dịch vụ tư vấn và bán bảo hiểm ✓ Dịch vụ Ngân hàng điện tử ✓ ...