KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỆT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngành dệt may việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 53)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỆT

QUỐC TẾ HIỆN NAY

3.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNHDỆT MAY VIỆT NAM DỆT MAY VIỆT NAM

Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp dệt may được xem là bắt đầu khi khu công nghiệp dệt Nam Định được thành lập vào năm 1889 nhưng các hoạt động thủ công truyền thống như thêu và dệt lụa thì đã có lịch sử lâu đời. Ngày nay, tại Việt Nam một số làng nghề cổ như làng lụa Vạn Phúc (tỉnh Hà Tây), làng Triều Khúc (Hà Nội), làng Mẹo (tỉnh Thái Bình) vẫn đang tồn tại và phát triển. Ngành công nghiệp này đã nhanh chóng lớn mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ 2 với quy mơ và hình thức khác nhau. Ở miền Nam, các doanh nghiệp được thành lập và sử dụng máy móc hiện đại của Châu Âu. Ở miền Bắc, các doanh nghiệp nhà nước do Trung Quốc, Liên bang Xô Viết cũ và Đơng Âu cung cấp thiết bị máy móc cũng được xây dựng trong giai đoạn này. Năm 1954, sau khi miền Bắc giành độc lập, nhà máy dệt Nam Định và Nhà máy dệt lụa Nam Định được khôi phục và tái thiết, có thêm một số nhà máy khác được xây dựng mới như Nhà máy dệt 8/3, nhà máy dệt Vĩnh Phú, công ty may Thăng Long, công ty may Chiến Thắng, công ty may Nam Định, công ty may Đáp Cầu... Các làng nghề truyền thống, các hợp tác xã dệt may đã được khuyến khích phát triển. Sau khi đất nước thống nhất, Chính phủ đã tiếp quản một loạt các nhà máy ở miền Nam và xây dựng một số doanh nghiệp quốc doanh. Ngành cơng nghiệp này đã nhanh chóng phát triển để cung cấp hàng hoá cho thị trường trong nước.

Năm 1976, các sản phẩm dệt may bắt đầu được xuất khẩu tới các nước xã hội chủ nghĩa, với bạn hàng đầu tiên và quan trọng nhất là Liên Xô. Liên Xô cung cấp tất cả các nguyên phụ liệu, thiết kế và mẫu mã cịn Việt Nam

thực hiện cơng đoạn sản xuất. Với việc sản xuất theo các hợp đồng gia công của Liên Xô, ngành dệt may Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng, hàng loạt các xí nghiệp dệt may được thành lập trên khắp cả nước, là nguồn đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Khi Liên Xơ sụp đổ, ngành dệt may Việt Nam gặp khó khăn cả về đầu vào và đầu ra. Nhưng nhờ có những chính sách đổi mới đúng đắn, tận dụng được cơ hội của xu hướng thế giới dịch chuyển sản xuất các ngành sử dụng nhiều lao động trong đó có dệt may, từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, ngành dệt may Việt Nam đã bước sang một giai đoạn phát triển mới.

Hiện nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường dệt may thế giới. Việt Nam hiện là một trong 5 nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới với thị phần 4% - 5%. Với tốc độ tăng trưởng 19%/năm giai đoạn 2004 - 2014, đóng góp từ 10% - 15% GDP hàng năm, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành dệt may lớn nhất thế giới. Năm 2014, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến rất nhiều nơi trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt 24,5 tỷ USD. Hiện cả nước có khoảng hơn 5.000 doanh nghiệp dệt may, thu hút hơn 2,5 triệu lao động. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (84%), tập trung ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng.

Trong tổng thể ngành dệt may, ngành dệt có vai trị quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho ngành may vì vải là yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí và chất lượng cuối cùng của một sản phẩm may mặc, nhưng trên thực tế, ngành dệt Việt Nam chưa phát triển như kỳ vọng. Các doanh nghiệp may chiếm khoảng 70% tổng số doanh nghiệp trong ngành với hình thức xuất khẩu chủ yếu là may gia cơng đơn thuần (70%) [43].

Hình 3.1: Cơ cấu doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam

Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam [43]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngành dệt may việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 53)

w