Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngành dệt may việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 110 - 112)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. BỐI CẢNH TRONG NƢỚC VÀ QUỐC TẾ HIỆN NAY

4.1.2. Bối cảnh quốc tế

Nhìn chung, ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế đã chấm dứt, kinh tế thế giới ở vào giai đoạn phục hồi, với triển vọng khả quan từ sự phục hồi tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản... Đây cũng là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam.

Thị trường dệt may thế giới đang diễn ra xu hướng chuyển dịch của các nhà đầu tư từ những nhà cung ứng truyền thống như Trung Quốc và

Bangladesh - hai nước xuất khẩu dệt may đứng thứ nhất và thứ nhì thế giới sang các nhà sản xuất tiềm năng hơn ở những nền kinh tế đang phát triển trong đó đáng chú ý là Việt Nam. Sự chuyển hướng đầu tư này phản ánh rõ ràng nhất cho sự thay đổi trong năng lực cạnh tranh của ngành dệt may các nước. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này, đầu tiên phải kể đến sự gia tăng giá thành sản xuất ở Trung Quốc, đây trở thành một thách thức lớn đối với những cơng ty nước ngồi đã, đang và có ý định th gia cơng ở nước này. Một nguyên nhân khác đó là việc Bangladesh đang mất dần khả năng cạnh tranh của mình do tình hình chính trị bất ổn và những thảm kịch sập nhà máy, cháy nhà xưởng khiến rất nhiều người thiệt mạng. Đối với mặt với những khó khăn đến từ thị trường Trung Quốc và Bangladesh, các công ty đa quốc gia đã thử sức với nhiều nền kinh tế khác như Ấn Độ, châu Phi và châu Nam Mỹ. Tuy nhiên, những nước này đều có những vấn đề riêng. Cụ thể, Ấn Độ hoàn tồn khơng phù hợp với một mơ hình sản xuất quy mơ lớn và gấp rút, châu Phi lại khơng đủ lao động có trình độ tay nghề phù hợp với những đơn hàng cao cấp, còn châu Mỹ La-tinh thậm chí cịn khơng đủ nhân cơng có khả năng sử dụng máy may. Chỉ có Việt Nam, Indonesia và Campuchia là những quốc gia phù hợp nhất cho việc thuê gia công đối với ngành hàng may mặc trong thời kỳ khó khăn này.

Các hiệp định thương mai tự do song phương và đa phương Việt Nam vừa kí kết, đặc biệt là TPP và FTA Việt Nam - EU đem lại triển vọng từ năm 2018 đến 2040, Việt Nam sẽ là công xưởng dệt may của thế giới và chỉ đứng sau Trung Quốc [43]. Hiệp định hiện có tác động lớn nhất đến năng lực cạnh tranh của ngành dệt may nước ta là TPP, được đánh giá là “hiệp định hướng tới thế kỷ 21”, điều đó cho thấy những cơ hội phát triển lớn mà TPP mang lại cho các nước thành viên. 12 quốc gia hiện đang đàm phán TPP có tổng dân số là 800 triệu người, chiếm 1/3 giá trị thương mại thế giới và gần 40% nền kinh

tế toàn cầu là một thị trường rộng lớn cho dệt may xuất khẩu Việt Nam. Trong đó, Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng là hai nước thành viên của TPP. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may nước ta sẽ tiếp tục gia tăng vào hai nước này sau khi TPP có hiệu lực. Một lợi thế khác hiện nay của ngành dệt may Việt Nam là Trung Quốc - nhà cung cấp hàng dệt may lớn nhất trên thế giới hiện nay chưa tham gia đàm phán TPP. Mục tiêu của hiệp định là giảm thuế và những rào cản đối với hàng hóa và dịch vụ, hướng đến tự do hóa tồn diện, xóa bỏ 100% thuế nhập khẩu.

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU đang được cả các doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng vào tính khá thi của nó trong việc thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế Việt Nam trong đó có dệt may. Với kỳ vọng Hiệp định FTA đạt kết quả tích cực, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu khẳng định mong muốn tiếp cận sâu rộng hơn vào thị trường dệt may Việt Nam với nhiều ưu đãi hơn khi đầu tư. Đồng thời cũng mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng dệt may của Việt Nam. Ngồi ra các FTA khác cũng có tác động đến tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam như: FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FTA Việt Nam - Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan, FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngành dệt may việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 110 - 112)

w