Chức năng, nhiệm vụ của VKS nhân dân được quy định tại: Điều 126, 137 Hiến pháp năm 1992;
Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002.
Căn cứ vào những nội dung văn bản nói trên, nhiệm vụ và quyền hạn của VKS nhân dân so với các văn bản trước đó được quy định cụ thể hơn, phù hợp hơn với chức năng VKS nhân dân và được thể hiện trên 5 lĩnh vực sau:
1) Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự (được quy định tại các điều 12, 13, 14, 15 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân (được quy định tại các điều 12, 13, 14, 15 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002).
Đối tượng chịu sự kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân là các cơ quan điều tra và những cơ quan được pháp luật giao tiến hành một số hoạt động điều tra như: cơ quan điều tra Bộ cơng an, Bộ quốc phịng, cơ quan hải quan, cơ quan kiểm lâm,…nhằm mục đích đảm bảo:
- Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội;
- Không đề ai bị khởi tố, bắt, tạm giam, tạm giữ, hạn chế quyền công dân…một cách trái pháp luật;
- Điều tra khách quan, toàn diện, đúng pháp luật. Phát hiện kịp thời những vi phạm trong quá trình điều tra và xử lý nghiêm minh;
- Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can có căn cứ, đứng pháp luật. - Thực hành quyền công tố trong giai đoạn kiểm sát điều tra, VKS nhân dân có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định pháp luật, yêu cầu thay đổi điều tra viên, khởi tố về hình sự nếu điều tra viên có dấu hiệu tội phạm.
- Những kiến nghị, yêu cầu của VKS nhân dân trong q trình điều tra có tính bắt buộc với các bên hữu quan.
2) Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (được quy định tại các điều 16, 17, 18, 19 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân (được quy định tại các điều 16, 17, 18, 19 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002).
Hiến pháp giao cho VKS nhân dân có nhiệm vụ kiểm sát xét xử các vụ án hình sự của Tịa án nhân dân. Khi thực hiện nhiệm vụ này, VKS nhân dân có thẩm quyền:
- Kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động xét xử của tòa án; - Kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của những người tham gia tố tụng; - Kiểm sát các bản án, quyết định của tòa án nhân dân;
- Yêu cầu tòa án cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét quyết định việc kháng nghị.
- Như vậy, mục đích của thực hành quyền cơng tố nhằm đảm bảo việc truy đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội. Mục đích của kiểm sát xét xử các vụ án hình sự nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.
3) Kiểm sát việc giải quyết các vụ dân sự, hơn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (được quy định tại các điều 20, 21, 22 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002).
Đối tượng của VKS nhân dân trong lĩnh vực này chính là tịa án nhân dân. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hiện hành, để giải quyết các tranh chấp về kinh tế, lao động, ngồi tịa án nhân dân cịn có một tổ chức được pháp luật giao cho thẩm quyền đó là tổ chức trọng tài phi Chính phủ (được thành lập tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh). Nhưng phán quyết cuối cùng của tổ chức này hiện nay chưa có hiệu lực pháp lý cuối cùng và hoạt động của nó khơng nằm trong đối tượng chịu kiểm sát của VKS nhân dân. VKS nhân dân thực hiện nhiệm vụ của mình nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các vụ án đúng pháp luật, kịp thời.
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, pháp luật quy định VKS nhân dân có những quyền hạn sau:
- Kiểm sát việc thụ lý, lập hồ sơ vụ án; - Khởi tố vụ án theo quy định pháp luật;
- Tham gia phiên tịa và phát biểu quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án;
- Giữ quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử của tòa án đối với những vụ án điểm cũng như đối với những người tham gia tố tụng;
- Kiểm sát các bản án và quyết định mà tòa án đã tun tại phiên tịa; - Có quyền u cầu tịa án áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định pháp luật. Yêu cầu tòa án nhân dân cùng cấp hoặc cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án để VKS xem xét quyết định việc kháng nghị.
Khi thực hiện các nhiệm vụ nói trên, VKS nhân dân có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của
tòa án nhân dân; kiến nghị với tòa án nhân dân cùng cấp hoặc cấp dưới khắc phục những vi phạm pháp luật trong việc giải quyết những vụ án đó; khởi tố về hình sự nếu có dấu hiệu phạm tội.
4) Kiểm sát việc thi hành án (được quy định tại các điều 23, 24, 25 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002). Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002).
Hoạt động thi hành án có ý nghĩa quan trong khơng những đảm bảo cho pháp luật được thực hiện đúng trên thực tế mà thơng qua đó cịn có tác dụng giáo dục, phịng ngừa, răn đe những việc làm vi phạm pháp luật. Vì vậy, nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động của tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thi hành án theo quy định pháp luật nhằm bảo đảm cho việc thi hành án được đúng pháp luật, kịp thời và đầy đủ.
Trong q trình thực hiện cơng tác kiểm sát việc thi hành án, pháp luật quy định VKS nhân dân có những thẩm quyền sau:
- Yêu cầu tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc thi hành án:
- Ra quyết định thi hành án đúng quy định pháp luật;
- Tự kiểm tra việc thi hành án và thông báo kết quả kiểm tra cho viện kiểm sát nhân dân;
- Thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định pháp luật;
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án. - Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án của cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới và tổ chức cá nhân có liên quan; giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án;
- Tham gia việc xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích; - Đề nghị miễn chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật;
- Kháng nghị với tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, chấp hành viên, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc thi hành án. Yêu cầu đình chi việc thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc thi hành án. Nếu có dấu hiệu phạm tội thì khởi tố về hình sự, khởi tố về dân sự trong trường hợp pháp luật quy định.
Đối với kháng nghị của VKS nhân dân thì tịa án nhân dân, cơ quan thi hành án, chấp hành viên, các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kháng nghị.
5) Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý giáo dục người chấp hành án phạt tù (được quy định tại các điều 26, 27, 28, 29 Luật tổ chức hành án phạt tù (được quy định tại các điều 26, 27, 28, 29 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002).
Viện kiểm sát nhân dân được giao nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù nhằm mục đích:
- Đảm bảo việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định pháp luật;
- Chế độ tạm giam, tạm giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù được chấp hành nghiêm chỉnh;
- Tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng.
VKS nhân dân khi được thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù của mình được pháp luật quy định có những thẩm quyền sau:
- Thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam;
- Kiểm tra hồ sơ, tài liệu của cơ quan cùng cấp và cấp dưới có trách nhiệm tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; gặp, hỏi người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù về việc giam, giữ;
- Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
- Yêu cầu cơ quan cùng cấp và cấp dưới quản lý nơi tạm giữ, tạm giam, quản lý và chấp hành án phạt tù kiểm tra và báo cáo kết quả, thơng báo tình hình tạm giam, tạm giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; trả lời về những quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù;
- Phát hiện và xử lý các trường hợp oan sai trong tạm giam, tạm giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giam, tạm giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù khơng có căn cứ và trái pháp luật. Cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm phải chấp hành ngay;
- Khi phát hiện có dấu hiện phạm tội trong việc tạm giam, tạm giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù thì khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố về hình sự;
- Kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi, bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giam, tạm giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm.