1) Hệ thống tổ chức:
Về cơ bản hệ thống viện kiểm sát nhân dân qua các Hiến pháp không thay đổi. Theo quy định tại Điều 30 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 thì hệ thống viện kiểm sát nhân dân gồm có:
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
2. Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 3. Các Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; 4. Các Viện kiểm sát quân sự.
2) Cơ cấu tổ chức:
a) Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Theo Điều 31 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các Kiểm sát viên và các Điều tra viên.
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: ủy ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng. Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát và Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân là người đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân theo như nguyên tắc tập trung, được QH bầu và miễn nhiệm theo như HP 1959 và luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 duy trì cho đến nay. Tuy nhiên ở giai đoạn này nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ là 5 năm tuy nhiên bắt đầu từ HP 1980 và luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1981 thì nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của QH, đó là 1 điều phát triển vì chức vụ Viện trưởng là do QH bầu vì thế nhiệm kỳ của QH nào thì chúng ta có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ấy làm cho việc hợp tác làm việc dễ dàng hơn cũng như trách các thủ tục rắc rối khi cứ 5 năm lại bầu lại Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Về quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì có sự kế thừa và phát triển khá rõ rệt khi quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao luôn được mở rộng. Theo điều 19 luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960 thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền tham dự các cuộc họp của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao bàn về việc xét xử và cuộc họp của Hội đồng toàn thể thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét duyệt án tử hình; trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không đồng ý với nghị quyết của Uỷ ban thẩm phán hoặc của Hội đồng toàn thể thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì báo cáo lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét định; đề cử Phó Viện trưởng, kiểm sát viên, kiểm sát viên dự khuyết của Viện kiểm sát nhân dân tối cao để QH bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm. Qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 thì nhiệm vụ của Viện trưởng vknsd tối cao được quy định ở Điều 25 với những điểm phát triển sau:
- Quyết định bổ nhiệm, bãi miễn các chức vụ trong Viện kiểm sát nhân dân các cấp và các Viện kiểm sát quân sự, trừ các chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội khơng họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo cơng tác trước Hội đồng Nhà nước.
Tiếp theo, theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1992 thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thêm khá nhiều nhiệm vụ và quyền hạn so với Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1981 ở các khoản 5, 6, 7 Điều 27 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1992:
5- Chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh khi thấy cần thiết cho việc áp dụng thống nhất pháp luật;
6- Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình;
7- Tham dự các phiên họp của Chính phủ bàn về các vấn đề có liên quan; các phiên họp của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
Ngoài ra, Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân theo Điều 140 HP 1992; đây là 1 điều mới ở HP 1992 vì trách nhiệm này khơng được quy định trong các HP trước nhằm thể hiện được sự tương tác cũng như kiểm sát của nhân dân trong hệ thống tư pháp. Cuối cùng, theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thêm 1 số nhiệm vụ và quyền hạn mới như có thể qui định tổ chức Viện kiểm sát quân sự sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ( khoảng 4 Điều 33); cũng như tổ chức thống kê tội phạm(khoảng 7 Điều 33).
Theo Điều 32 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, một số Kiểm sát viên do ủy ban Thường vụ quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ủy ban kiểm sát có quyền thảo luật và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân như: Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch cơng tác của tồn ngành; Dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội; Báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, ủy ban Thường vụ quốc hội và Chủ tịch nước; Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình ủy ban Thường vụ Quốc hội về những ý kiến của Viện trưởng khơng nhất trí với Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao; Kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội pham gửi Thủ tướng chính phủ; Những vụ án hình sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động quan trọng, những vấn đề quan trọng khác do ít nhất một phần ba thành viên ủy ban kiểm sát yêu cầu (Điều 32 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002).
Các Nghị quyết của ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng khơng nhất trí với ý kiến của đa số thành viên ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của
đa số, nhưng có quyền báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước.
Trong hệ thống viện kiểm sát nhân dân, kiểm sát viên là một cơ quan chưa được đề cập đến trong Hiến pháp năm 1946, 1959.
Kiểm sát viên được bổ nhiệm theo quy định của Pháp luật: Kiểm sát viên VKSND tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên VKSND tối cao. Kiểm sát viên VKSND địa phương do Viện trưởng VKSND tối cao bổ nhiệm theo đề nghị Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên VKSND địa phương.
Nhiệm vụ của kiểm sát viên là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Điều này được quy định tại khoản 1 điều 42 chương IX luật tổ chức VKSND năm 2002.
Điều 42 - Khoản 1:
“Kiểm sát viên được bổ nhiệm theo quy định của Pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”.
Nhiệm kỳ của kiểm sát viên là 5 năm được quy định tại điều 44 luật tổ chức VKSND năm 2002.
Điều 44:
“ Nhiệm kỳ của kiểm sát viên, điều tra viên là 5 năm”.
Kiểm sát viên VKSND đã có sự thay đổi theo hướng đề cao tiêu chuẩn kiểm sát viên và đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình bổ nhiệm cũng như quy định rõ nhiệm kỳ của kiểm sát viên từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2002.
Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cịn có các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng và Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát. Bộ máy làm việc này thừa lệnh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
b) Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. ương.
Theo Điều 34 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm có Viện trưởng, các Phó viện trưởng và các Kiểm sát viên, đều do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Viện trưởng lãnh đạo. Các Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng thực thi nhiệm vụ. Một điểm quy định mới của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
2002 so với Hiến pháp và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân cũ là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân (Điều 9 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002).
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ủy ban kiểm sát, các phòng và Văn phòng.
Ủy ban kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, một số Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương. Tương tự như ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khơng cịn là tổ chức tư vấn cho Viện trưởng như Luật cũ quy định nữa, mà có quyền hạn và trách nhiệm thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng như việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo tổng kết công tác với Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo tổng kết công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp; những vụ án hình sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động quan trọng; những vấn đề quan trọng khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định (Điều 35 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002).
Nghị quyết của ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên ủy ban kiểm sát biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng, nếu Viện trưởng khơng nhất trí theo ý kiến của đa số thành viên ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Mặt khác, trong các cuộc họp của ủy ban kiểm sát, Viện trưởng có quyền quyết định những vấn đề khơng thuộc thẩm quyền của ủy ban kiểm sát.
c) Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. tỉnh.
Theo Điều 36 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên, do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện khơng có ủy ban
kiểm sát và các phịng nghiệp vụ, mà chỉ có các bộ phận cơng tác và bộ máy giúp việc do Viện trưởng, các Phó viện trưởng phụ trách.
Cũng giống như Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp.
d) Viện kiểm sát quân sự
Các Viện kiểm sát quân sự được tổ chức trong quân đội để thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật (Điều 37 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002). Các Viện kiểm sát quân sự thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát quân sự đều theo quy định chung của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.
Viện kiểm sát quân sự gồm có Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực. Viện kiểm sát quân sự Trung ương thuộc cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương đồng thời là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo hoạt động của Viện kiểm sát quân sự các cấp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.