SỐ LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý danh mục cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP kỹ thương việt nam chi nhánh sở giao dịch hà nội khoá luận tốt nghiệp 606 (Trang 36 - 41)

SỐ LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam- chi nhánh Sở GiaoDịch Hà Nội Dịch Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Techcombank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, hay được biết đến với tên gọi Techcombank, được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993 với số vốn ban đầu chỉ có 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm,Hà Nội. Ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước(NHNN) Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0040/NH-GP có hiệu lực từ ngày 6 tháng 8 năm 1993 trong thời hạn 20 năm. Được sự chấp thuận của NHNN Việt Nam, thời hạn hoạt động của Ngân hàng đã được gia hạn lên 99 năm theo Quyết định của NHNN số 330/QĐ - NH5 ngày 8 tháng 10 năm 1997. Hiện đang là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam .Techcombank đã và đang không ngừng phát triển mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của cổ đơng chiến lược HSBC, chúng tơi đang có một nền tảng tài chính ổn định và vững mạnh với tổng tài sản đạt trên 321tỷ đồng (tính đến hết năm 2018)”.

Trải qua hơn 25 năm phát triển, ngân hàngTechcombank đã gặt hái được rất nhiều thành công vươn lên trở thành một ngân hàng có tầm cỡ lớn ở Việt Nam với số vốn lên tới hơn 7 nghìn tỷ đồng. Khơng chỉ có vậy, Ngân hàng cịn là thành viên của 5 Hiệp hội và Tổ chức lớn của toàn cầu: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Tổ chức thanh tốn tồn cầu Swift, Tổ chức thẻ quốc tế MasterCard, Tổ chức thẻ Visa. Hiện ngân hàng sở hữu một mạng lưới dịch vụ đa dạng và rộng khắp với 315 chi nhánh và 1229 máy ATM trên toàn quốc cùng với hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến bậc nhất”.

Ngồi ra, Techcombank cịn được dẫn dắt bởi một đội ngũ quản lý tài năng có bề dày kinh nghiệm tài chính chun nghiệp cấp đa quốc gia và một lực lượng nhân sự lên tới hơn 7000 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp sẵn sàng hiện thực hóa

mục tiêu của Ngân hàng - trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Thông qua 3 lĩnh vực kinh doanh chiến lược: Dịch vụ tài chính Cá nhân, Dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng Bán Buôn và Ngân hàng giao dịch, chúng tôi cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tài chính đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Đó có lẽ cũng chính là lý do hơn 3,3 triệu khách hàng các nhân và 45,368 khách hàng doanh nghiệp đã chọn Techcombank là người bạn đồng hành về tài chính.

(Theo trang chủ :https://www.techcombank.com.vn/gioi-thieu/ve-chung-toi)

2.1.2. Giới thiệu về Techcombank — Chi nhánh Sở Giao Dịch Hà Nội

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam( Techcombank) đã chính thức khai trương Hội sở mới mang tên Techcombank Tower tại cơ sở 191 Bà Triệu, Hà Nội vào ngày 17 tháng 9 năm 2012. Đây là cột mốc đánh giá sự phát triển không ngừng của Techcombank sau 19 năm hoạt động với giá trị cốt lõi “Khách hàng là trên hết.

Tọa lạc tại vị trí quan trọng giữa lịng thủ đơ Hà Nội, Hội sở mới của Ngân hàng Techcombank sẽ mang đến cho khách hàng một không gian phục vụ rộng rãi, thoáng mát, đầy sự chuyên nghiệp và đẳng cấp. Sự ra đời của Hội sở mới góp phần mở rộng mạng lưới hoạt động và thị phần của Techcombank tại Hà Nội, nâng cao sự cạnh tranh của Ngân hàng.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức chi nhánh Sở Giao Dịch Hà Nội

2.2. Số liệu sử dụng

Nguồn số liệu thứ cấp được sử dụng trong khóa luận chủ yếu là từ báo cáo kết quả họa động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Sở Giao Dịch Hà Nội giai đoạn 2016-2018. Ngồi ra cịn từ một số tin tức trên sách báo, tạp chí, các website, nhận định đánh giá của các chuyên gia có liên quan đến Ngân hàng thương mại.

Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - chi nhánh Sở Giao Dịch Hà Nội có các số liệu liên quan trực tiếp đến những vấn đề cần phân tích trong bài: tình hình dư nợ tín dụng/ huy động vốn của chi nhánh. Tình hình cho vay theo từng đối tượng khách hàng khác nhau, cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay, theo phân khúc thu nhập khách hàng. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của các nhóm nợ.

Nguồn số liệu này có ưu điểm là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, là các số liệu nội bộ của ngân hàng nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu

thập. Hơn nữa số liệu từ BCTC có thể dùng được ngay vào những mục tiêu cụ thể hoặc mất ít thời gian cơng sức để gia cơng, chế biến và xử lý.

Bên cạnh đó, nguồn số liệu cũng có những nhược điểm nhất định: được thu thập một cách gián tiếp thông qua chi nhánh Sở Giao Dịch tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Nguồn số liệu chưa đủ để chạy mơ hình.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Sau khi thu thập dữ liệu, sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các dữ liệu phục vụ cho q trình phân tích được dễ dàng.

2.3.1. Phương pháp thống kê mơ tả:

Thu thập, phân tích, suy luận và biểu diễn các số liệu. Qua đó đưa ra những chiều hướng biến động từ việc phân tích số liệu. Trong bài, phương pháp này được sử dụng để thu thập số liệu của Sở Giao Dịch ngân hàng Techcombank về: tình hình huy động vốn, dư nợ tín dụng, tình hình các nhóm nợ, dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay, dư nợ cho vay theo loại hình cho vay... từ đó rút ra nhận xét, đánh giá về công tác quản lý hoạt động cho vay đối với các khách hàng cá nhân của techcombank và tạo cơ sở thực hiện các phương pháp so sánh, phân tích dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả hơn.

2.3.2. Phương pháp so sánh:

Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính và là cơng cụ hữu hiệu trong tính tốn, tổng hợp các dữ liệu thứ cấp thu thập được. Trong bài phương pháp này tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

Số liệu gốc để so sánh: Là số liệu của các năm trước

Các chỉ tiêu sử dụng:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: Để thấy được sự biến động trong quá trình hoạt động. Nhất là hoạt động cho vay của Sở giao dịch Techcombank qua các năm.

+ So sánh bằng số tương đối: Để thấy được tốc độ phát triển về mặt quy mô qua các các năm khác nhau thông qua các số liệu về tỷ lệ tăng/giảm (%).

+ So sánh theo chiều dọc: Nhằm xác định tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu trong cùng một năm, như chỉ tiêu số dư nợ cho vay/trên tổng số nguồn vốn

huy động của từng năm tại Sở giao dịch Techcombank

+ So sánh theo chiều ngang: Đánh giá chiều hướng biến động của từng chỉ tiêu liên quan đến danh mục cho vay KHCN của Sở giao dịch Techcombank qua các năm như chỉ tiêu về: cơ cấu danh mục cho vay theo thời gian, theo mục đích sử dụng vốn, chỉ tiêu về các nhóm nợ...

2.3.3. Phương pháp chỉ số

Dựa trên số liệu thu thập và tổng hợp được, tác giả sử dụng phương pháp chỉ số để đánh giá tỷ lệ hoặc phần trăm của đối tượng nghiên cứu so với tổng thể. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của chi nhánh Sở Giao Dịch,... Phương pháp chỉ số giúp dễ dàng hơn trong việc đánh giá, nhận xét về hoạt động cho vay các khách hàng cá nhân, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hồn thiện cơng quản lý hoạt động cho vay các khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.

Ngoài ra, trong q trình hồn thành luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp đồ thị, biểu đồ, hình vẽ hoặc mơ hình. Từ các bảng số liệu, lập ra biểu đồ để thơng qua đó quan sát và rút ra những đánh giá tổng quát hoạt động quản lý danh mục cho vay các khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý danh mục cho vay khách hàng cá nhân tại NHTMCP kỹ thương việt nam chi nhánh sở giao dịch hà nội khoá luận tốt nghiệp 606 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w