5. Kết cấu của khóa luận
2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt độnghuy động vốn của NHTMCP
NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng
2.2.1. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng Việt Nam Thịnh
Vượng
Hoạt động huy động vốn đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc duy trì và thúc đẩy sự phát triển của mỗi ngân hàng. Nguồn vốn huy động bao gồm nhiều khoản
như tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn của tổ chức và cá nhân, tiền gửi tiết kiệm của
dân cư... Để đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, VPbank luôn chú trọng thực hiện đẩy mạnh công tác huy động khai thác nguồn vốn thông qua nhiều kênh khác nhau bằng việc nghiên cứu đưa ra danh mục các sản phẩm và các gói sản phẩm đa dạng với nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu của khách hàng cùng với chính sách lãi suất linh hoạt, đảm bảo tính cạnh tranh.
2.2.1.1. Huy động bằng hình thức nhận tiền gửi
Đây là hình thức huy động chủ yếu của ngân hàng. Trong những năm vừa qua, số tiền được huy động từ hình thức này ngày càng được tăng lên không ngừng.
- Tiền gửi không kỳ hạn: loại tiền gửi chủ yếu đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Khách hàng gửi tiền loại này vừa có thể nhận lãi 0,5% - đặc biệt loại có kỳ hạn dài bởi lượng tiền này thường lớn nếu huy động được sẽ đáp ứng rất tốt nhu cầu vốn dài hạn để cho vay của ngân hàng.
- Tiền gửi tiết kiệm: tiền gửi tiết kiệm ghi danh, tiết kiệm bảo tồn thịnh vượng,
tiết kiệm gửi góp linh hoạt (Easy Saving), tiết kiệm thường trả lãi cuối kỳ, tiết kiệm
lĩnh lãi định kỳ, tiết kiệm lãi trả trước, tiết kiệm kỳ hạn ngày, tiết kiệm trực tuyến.
2.2.1.2. Huy động bằng hình thức đi vay
Nguồn vốn này chủ yếu phụ thuộc tình hình kinh tế - xã hội và chính sách của NHNN. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, VPbank đang có xu hướng giảm dần nguồn vốn huy động bằng hình thức này để tránh phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng. Hình thức này bao gồm:
- Vay từ NHNN
- Vay từ các TCTD khác - Vay từ thị trường vốn
Biểu đồ 2.3: Tổng nguồn vốn huy động một số NHTM giai đoạn 2015 - 2017 (đơn vị: tỷ đồng) 1200000 1000000 800000 600000 400000 200000 0 ■ Nă m 201 5
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lượng
(tỷ đồng)
106.528 147.949 175.099 203.768 236.781
% tăng 38,88% 18,35% 16,37% 16,2%
■ Năm 2015 BNam 2016 BNam 2017
(Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM giai đoạn 2015 - 2017)
Để đánh giá quy mơ huy động vốn của ngân hàng, ta có thể so sánh số liệu tổng nguồn vốn huy động của VPbank với các NHTMCP khác như trên. Từ biểu đồ ta
thấy, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm. Tuy nhiên, quy mô vốn huy động của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cịn rất nhỏ bé so với các ơng lớn trong ngành ngân hàng, điều này khơng chỉ do uy tín của ngân hàng mà cịn bởi mạng lưới của ngân hàng chưa đủ rộng rãi để các khách hàng tìm tới như các ngân hàng lớn. Tuy nhiên quy mô nguồn vốn huy động so với các ngân hàng ra đời cùng thời kỳ nhìn chung vẫn có sự tương đồng cịn so với các ngân hàng mới thì cao hơn hẳn. Thêm vào đó, tổng vốn huy động vẫn tăng đều đặn qua các năm. Ket quả đó có được nhờ ngân hàng đã làm tốt chính sách phục vụ khách hàng, cải tiến phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, nhiệt tình, chu đáo, nâng cấp các quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch mẫu cũng như cung cấp nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng tiện ích... Đồng thời ngân hàng khơng ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động như huy động tiết kiệm, kỳ hạn, trái phiếu, tiết kiệm dự thưởng.
2.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
(Nguồn: Báo cáo tài chính NHTMCP VN Thịnh Vượng 2013 - 2017)
Ta có thể xem xét tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động qua biểu đồ sau đây:
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Quy mô (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Quy mô (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Quy mô (tỷ đồng) Tỷ trọn g (%) Quy mô (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nguồn vốn huy động từ dân cư 65.372 44,19 80.300 45,86 93.159 45,7 105.401 745 Nguồn vốn huy động từ các TCKT 50.527 34,15 65.963 37,67 79.280 ^39 94.615 ^40 Nguồn vốn huy động từ thị trường LNH 32.050 21,66 28.836 16,47 31.329 15,3 36.765 755
Biểu đồ 2.4: Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2013 - 2017 (đơn vị : tỷ đồng) 250000 200000 150000 100000 50000 0
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
• Tổng vốn huy động
(Nguồn: Báo cáo tài chính NHTMCP VN Thịnh Vượng 2013 - 2017)
Qua biểu đồ ta thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng có tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Đặc biệt là năm 2014, có tốc độ tăng trưởng quy mô khá cao, khoảng 38,88% tương đương với tăng 41.421 tỷ đồng so với năm 2013. Bởi năm 2014 là năm kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi tích cực sau thời kỳ khủng hoảng, vì thế nguồn vốn huy động được cũng có những chuyển biến rất tích cực. Tuy nhiên, những năm sau tốc độ tăng lại giảm, duy trì ở mức tăng trưởng chỉ hơn 16%/năm. Việc tốc độ tăng trưởng quy mô nguồn vốn huy động có dấu hiệu giảm có thể do sự tác động của NHNN đến toàn bộ hệ thống NHTM. Theo NHNN thì tính đến 24/12/2014, tổng phương tiện thanh toán tăng 11,85%, huy động vốn tăng 11,88% so với cuối năm 2013, trong đó huy động vốn bằng VNĐ tăng 13,17%. Tình trạng thanh khoản của các TCTD được đảm bảo và dư thừa. Chính vì điều này, để tạo điều kiện cho vay đến các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, ngày 28/10/2014, NHNN đã ban hành quyết định số 2173/QĐ - NHNN theo thông tư số 07/2014/TT - NHNN hạ trần lãi suất huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Cụ thể mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1%/năm. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến 6 tháng là 6%/năm (giảm 0,5% so với quyết định 498/QĐ - NHNN). Việc giảm trần lãi suất huy động làm cho nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư chảy vào các nguồn đầu tư khác có khả năng sinh lời cao hơn thay vì gửi tiền tại ngân hàng. Điều này dẫn đến cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên gay
gắt hơn, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động hơn. Tuy nhiên, đối phó với các khó khăn đó, ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã đưa ra các chính sách khuyến mãi ưu đãi hấp dẫn áp dụng cho các kỳ hạn khác nhau, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng VPbank đã có uy tín nhất định và có lượng lớn khách hàng lâu năm gắn bó với ngân hàng nên nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn tăng qua các năm.
2.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động a. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng
Đối tượng huy động vốn của ngân hàng chủ yếu từ dân cư, từ các TCKT, và từ thị trường LNH. Có thể khẳng định rằng vốn từ dân cư ln đóng vai trờ quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn huy động của tất cả NHTM bởi tính ổn định, bền vững tương đối của nguồn vốn này. Bên cạnh đó, vốn từ các TCKT cũng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn nhằm thực hiện các hoạt động thanh toán, bù trừ.
Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động của ngân hàng theo đối tượng giai đoạn 2014 - 2017
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Quy mô (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Quy mô (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Quy mô (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Quy mơ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Khơng kỳ hạn 7.922 5,35 12.613 7,2 16.245 7,97 19.779 8,35 Có kỳ hạn 140.027 94,65 162.486 92,8 187.523 92,03 217.002 91,65
Biểu đồ 2.5: Quy mô nguồn vốn huy động theo từng đối tượng giai đoạn 2014 - 2017 (đơn vị: tỷ đồng)
250000 200000 150000 100000 50000 0
■ Nguồn vốn huy động từ dân cư ■ Nguồn vốn huy động từ các TCKT
■ Nguồn vốn huy động từ thi trường LNH
(Nguồn: Báo cáo tài chính NHTMCP VN Thịnh Vượng 2014 - 2017)
Dựa vào số liệu trên, ta có thể thấy rằng nguồn vốn huy động từ dân cư và các TCKT của ngân hàng đều có chiều hướng tăng trong giai đoạn 2014 - 2017. Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trưởng đều qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng của nguồn vốn này ln ổn định, duy trì ở mức trên 40% trong tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2017, nguồn vốn huy động từ dân cư đã tăng lên 105.401 tỷ đồng tăng 61,23%. Đây là thành quả của việc đào tạo đội ngũ nhân viên đi theo định hướng của ngân hàng “khách hàng trên hết”. Vì vậy, ngân hàng ngày càng tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng về chất lượng phục vụ. Bên cạnh đó là việc đầu tư cải thiện lại tồn bộ cơ sở vật chất để VPbank trong mắt khách hàng luôn là một ngân hàng chun nghiệp, có uy tín, thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa đến với ngân hàng.
Nguồn vốn huy động từ các TCKT trong giai đoạn này tăng mạnh, chiếm tỷ trọng ngày một cao trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn này có quy mơ lớn, chi phí lại thấp đồng thời giúp ngân hàng thực hiện các hoạt động thanh toán, bù trừ nên NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã khơng ngừng áp dụng các chính sách khách hàng, chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn nhằm thu hút thêm khách hàng loại này. Đến năm 2017, tổng số vốn huy động được từ các TCKT của ngân hàng đã đạt tới
con số 94.615 tỷ đồng tăng đến 87,26% so với năm 2014. Đạt được kết quả trên là do ngân hàng đã chú trọng đến mảng nghiệp vụ tiền gửi của các TCKT, dần chiếm được lòng tin từ khách hàng, xây dựng mối quan hệ bền vững với các khách hàng quen và tiếp tục mở rộng quan hệ với các khách hàng tiềm năng. Thông qua các tài khoản thanh toán mà khách hàng gửi tại ngân hàng, khách hàng có thể hưởng các tiện ích từ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp như: thanh toán qua ngân hàng, séc, chuyển tiền điện tử... Bằng các hình thức thanh tốn này, lượng tiền gửi thanh toán của các TCKT tăng lên dẫn tới lượng vốn huy động lớn.
Đối với thị trường LNH thì đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Ngân hàng đang có xu hướng giảm huy động vốn từ thị trường này để tránh sự phụ thuộc của ngân hàng với các ngân hàng khác. Năm 2017, ngân hàng chủ yếu huy động trên thị trường LNH bằng đồng ngoại tệ để đáp ứng các hoạt động của ngân hàng. Nhưng do uy tín ngân hàng chưa thật sự cao và lãi suất trần USD do NHNN quy định từ cuối năm 2015 chỉ còn 0% nên ngân hàng phải huy động trên thị trường LNH.
b. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
VNĐ Ngoại tệ quy đổi Quy mô (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Quy mô (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Năm 2014 117.412 79,36 30.537 20,64 Năm 2015 154.788 884 20.311 11,6 Năm 2016 187.324 91,93 16.444 8,07 Năm 2017 207.183 87,5 29.598 12,5
Biểu đồ 2.6: Quy mô nguồn vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2014 - 2017 (đơn vị: tỷ đồng)
■ Có kỳ hạn ■ KKH
(Nguồn: báo cáo tài chính NHTMCP VN Thịnh Vượng 2014 - 2017)
Ta thấy, nguồn vốn có kỳ hạn ln chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với nguồn vốn KKH. Nguồn vốn KKH là nguồn vốn có chi phí thấp, tuy nhiên lại diễn biến rất thất thường vì chủ yếu nhằm mục đích thanh tốn và quy mơ thì thường khơng được lớn. Vì vậy, để hoạt động của ngân hàng được liên tục thì chủ yếu dựa vào nguồn vốn có kỳ hạn. Huy động vốn từ nhận tiền gửi nói chung và tiền gửi có kỳ hạn nói riêng ln có vai trị đặc biệt quan trọng đối với khơng chỉ VPbank mà cả các ngân hàng khác. Nhờ đó mà ngân hàng có nguồn vốn đã xác định được kỳ hạn phải trả trong tương lai, giúp ngân hàng chủ động trọng việc chuẩn bị nguồn vốn để kịp thời chi trả cho khách hàng, tránh rủi ro thanh khoản. Ngồi ra, việc huy động vốn có kỳ hạn giúp ngân hàng có kế hoạch chủ động sử dụng nguồn vốn để cấp tín dụng, đầu tư vào tài sản có, với kỳ hạn thích hợp. Nhận thức được những ưu điểm đó, ngân hàng đã có chính sách thu hút tối đa nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn của thị trường và đã thu được những kết quả khá tốt. Tiền gửi có kỳ hạn tăng liên tục trong những năm qua. Tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn vốn có giảm sút nhẹ. Do nhu cầu về lượng tiền thanh toán của khách hàng ngày càng cao nên tỷ trọng nguồn vốn KKH cũng từ đó mà càng cao hơn trong tổng nguồn vốn huy động.
c. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ
Hiện nay không chỉ riêng VPbank mà hầu hết các ngân hàng thì đồng VNĐ và đồng USD là hai đồng tiền huy động chủ yếu nhất. Tỷ trọng của hai loại tiền này có sự chênh lệch rất lớn, một phần là do chính sách của Nhà nước đưa ra để tránh sự lạm dụng đồng ngoại tệ cho nên VNĐ vẫn là đồng tiền chủ lực của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng phải kết hợp với cả cơ cấu trong việc sử dụng nguồn vốn và các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng để đưa ra cơ cấu huy động hợp lý nhất. Nếu ngân hàng có nhiều giao dịch với các đối tác nước ngồi hay chú trọng phát triển các khách hàng có nhiều giao dịch nước ngồi như doanh nghiệp xuất nhập khẩu... thì ngân hàng cần dự trữ hoặc huy huy động lượng ngoại tệ đủ cho nhu cầu của mình.
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Biểu đồ 2.7: Quy mô nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ giai đoạn 2014 - 2017 (đơn vị: tỷ đồng)
250000 200000 150000 100000 50000 0
■ VNĐ ■ Ngoại tệ quy đổi
(Nguồn: Báo cáo tài chính NHTMCP VN Thịnh Vượng 2014 - 2017)
Dựa vào bảng và đồ thị trên ta thấy, vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động và ln có xu hướng tăng khơng ngừng. Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng nội tệ năm 2014 là 79,36% đến năm 2015 tăng lên 88,4% đặc biệt đến năm 2016 tăng vọt lên 91,93%, đến năm 2017 tỷ trọng giảm nhẹ chỉ còn 87,5%. Tuy tỷ trọng nguồn nội tệ tăng giảm thất thường nhưng nhìn chung thì quy mơ ln có xu hướng tăng lên qua các năm. VPbank đang dần tăng quy mơ hoạt động của mình lên và là một trong những ngân hàng có mức lãi suất cao hiện nay. Chính sách lãi suất hấp dẫn chính là một công cụ hữu hiệu giúp ngân hàng đạt được hiệu quả trong công tác huy động.
Đối với ngoại tệ, bắt đầu từ năm 2015, tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ giảm so với năm 2014 đến năm 2017 có nhỉnh lên song vẫn chưa đạt đến mức năm 2014. Nguyên nhân là do năm 2015 NHNN đưa ra lãi suất trần tiền gửi USD là 0%, khách hàng sẽ chuyển đổi từ USD sang VNĐ để gửi tiết kiệm, hưởng lãi suất cao hơn hoặc một số thì vẫn chọn gửi USD tại ngân hàng, chấp nhận không được hưởng lãi nhưng an toàn và họ thường chọn những ngân hàng lớn, có uy tín, có thương hiệu, hoạt động hiệu quả để gửi. Quy mô nguồn vốn huy động ngoại tệ của VPbank giảm khơng có gì đáng ngại vì các ngân hàng trong thời kỳ này đều có sự giảm về lượng
huy động ngoại tệ, hơn nữa VPbank chưa mạnh về hoạt động thanh toán quốc tế nên nhu cầu sử dụng ngoại tệ chưa cao.
2.2.2.4. Chi phí nguồn vốn huy động
Như ta đều biết, bất kỳ NHTM nào đều muốn thu hút được nguồn vốn huy động nhàn rỗi với chi phí thấp. Và NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng không phải là ngoại lệ. Ngân hàng luôn đưa ra các chính sách ưu đãi cho khách hàng, tìm cách để huy