Khái quát về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTMCP kỹ thương việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 385 (Trang 39 - 115)

2 .Mục đích nghiên cứu đề tài

5. Kết luận của khóa luận

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình

BA ĐÌNH

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM -CHI CHI

NHÁNH BA ĐÌNH

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh Ba đình được thành lập vào tháng 10/2004, tại 132 - 138 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội trên cơ sở nâng cấp từ Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh Thăng Long, là một trong những Chi nhánh có quy mơ trung bình khá của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.

Từ năm 2010, Chi nhánh Ba đình được định hướng xây dựng phát triển là Chi nhánh đa năng, năm 2012 là Siêu chi nhánh cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng cá nhân. Trong hơn 8 năm hoạt động Chi nhánh luôn là một trong những đơn vị xuất sắc nhất của Vùng 3. Từ khi trở thành 1 trong 4 Siêu chi nhánh Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tích

+ Ba năm liên tục được nhận cờ thi đua dành cho Vùng có tốc độ phát triển nhanh và ổn định nhất.

+Một trong 10 Chi nhánh dẫn đầu về công tác huy động vốn trong năm 2012 của Vùng 3

+ Trong chiến dịch “72 ngày đêm khói lửa” năm 2012 Chi nhánh đã trở thành 1 trong 3 Chi nhánh có thành tích bán xuất sắc nhất của Vùng 3

2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Ba Đình a, Chức năng

- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trên địa bàn Hà Nội.

Khóa luận tốt nghiệp 27 Học viện Ngân hàng

- Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo ủy quyền của Tổng

giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

- Cùng với các đơn vị trong cùng hệ thống Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

tạo thành một hệ thống đồng bộ, thống nhất.

b, Nhiệm vụ

- Huy động vốn: khai thác và nhận tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế dưới

các hình thức tiền gửi khơng kì hạn, tiền gửi có kì hạn và các loại tiền gửi khác trong và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu,

trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.

- Cho vay: cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn mọi thành phần kinh tế; cho vay đồng tài trợ, cho vay cầm cố đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực, cho vay tiêu dùng,...

- Kinh doanh ngoại hối: thư tín dụng L/C, nhờ thu (D/A, D/P, CAD), chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh tốn phí thương mại, chi trả kiều hối.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

- Phát hành các loại bảo lãnh khác nhau cho khách hàng: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành, ....

- Các nghiệp vụ khác theo quy định

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh

Ba Đình

Hiện nay Chi nhánh Ba Đình được cơ cấu thành 4 phịng ban chính thực hiện các mảng công việc riêng biệt liên quan tới việc cung cấp các sản phẩm khác nhau của Ngân hàng và chịu sự lãnh đạo của các trưởng phòng (chức danh cũ) nay là các

Chi tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Khóa luận tơt nghiệp 28 Học viện Ngân hàng

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức chi nhánh Ba Đình

(Nguồn: Nội quy làm việc tại Chi nhánh Ba Đình)

Nhìn vào sơ đồ tổ chức của Chi nhánh ta có thể thấy các bộ phận sau:

Ban giám đốc: Gồm giám đốc và 2 phó giám đốc, điều hành chung mọi hoạt

động của Chi nhánh. Một phó giám đốc làm giám đốc Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp và một phó giám đốc làm Giám đốc mảng Dịch vụ ngân hàng cá nhân. Bên cạnh đó cịn có các trưởng nhóm kinh doanh đồng thời là các phó phịng trực tiếp quản lý các Chuyên viên tín dụng làm việc.

Phịng Dịch vụ khách hàng: Phịng có nhiệm vụ tổ chức huy động vốn, tiến

hành cung cấp các d ịch vụ như mở tài khoản, chuyển tiền, thanh toán... tiến hành hạch toán kế tốn tại Chi nhánh.

Phịng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp: Phịng có nhiệm vụ tổ chức sử dụng

vốn, cung cấp các dịch vụ liên quan tới tín dụng cho các doanh nghiệp như cho vay, tài trợ xuất nhập khẩu ngoại thương, bảo lãnh...

Phịng dịch vụ ngân hàng Cá Nhân: Phịng có nhiệm vụ tổ chức sử dụng vốn,

cung cấp các dịch vụ liên quan tới tín dụng cho các khách hàng cá nhân như cho vay tiêu dùng, cung cấp các dịch vụ thẻ cho khách hàng...

Phòng Khách hàng Ưu tiên: Phục vụ những khách hàng cá nhân lớn: là những

khách hàng đặc biệt có uy tín và lâu năm, chủ các doanh nghiệp có hoạt động tín dụng cũng như tiền gửi lớn tại chi nhánh.

Khóa luận tốt nghiệp 29 Học viện Ngân hàng

2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn là tiền đề hoạt động của ngân hàng, nhận thức được điều đó, ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động Chi nhánh Ba Đình đã xây dựng các kênh huy động vốn hiệu quả từ những nguồn vốn nhỏ lẻ ở dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội khác. Vốn huy động bao gồm Việt Nam đồng và ngoại tệ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách hàng.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Ba Đình 2010-2012

Tổng vốn huy động 1688 100 1890.56 100 2344.29 100 Theo thành phần KT

- TG từ dân cư 1097.2 65 1266.68 67 1617.56 69 - TG từ các TCKT 590.8 35 623.88 33 726.73 31 Theo thời gian

- KKH 607.68 36 642.79 34 726.73 31

- Tiền gửi <= 12T 759.6 45 1002 53 1078.37 46 - Tiền gửi > 12T 320.72 19 245.77 13 539.19 23 Theo loại tiền tệ

- Bằng VNĐ 1012.8 60 1191.05 63 1594.12 68 - Bằng ngoại tệ (quy

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 ± tỷ đồng ±% ±tỷ đồng ±% Tổng vốn huy động 1688 1890.59 2344.29 +202.59 + 12 +453.7 +24

(Nguồn: Báo cáo tài chính nội bộ của chi nhánh Ba Đình qua các năm)

Huy động vốn năm 2012 chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các năm. Từ năm 2010 đến năm 2012 tổng huy động vốn tăng đều. Năm 2011 vốn huy động tăng và đến năm 2012 huy động vốn đạt hơn 2131.9 tỷ đồng (tăng 24% so với năm 2011)

Sinh viên: Trịnh Thị Hồng Nga Lớp: NHTMM - K12

Khóa luận tơt nghiệp 30 Học viện Ngân hàng

Bảng 2.2. Tổng vốn huy động qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tài chính nội bộ của Chi nhánh Ba Đình qua các năm)

Như vậy tình hình huy động vốn qua các năm của Chi nhánh tăng trưởng nhanh và khá ổn định. Đặc biệt là trong năm 2012 tuy nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tiêu dùng giảm, việc huy động vốn của các NHTM gặp nhiều khó khăn nhưng Chi nhánh vẫn giữ được tốc độ huy động vốn tăng khá cao. Chứng tỏ công tác huy động vốn của Chi nhánh là tốt. Sự biến động về tình hình huy động vốn qua các năm là do:

Năm 2010, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế đã tác

động mạnh tới ngân hàng, nền kinh tế chịu sức ép của áp lực lạm phát gia tăng (lạm phát năm 2010 lên đến 11.75%) gây bất ổn trong nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn trước bối cảnh kinh tế chưa ổn định, yêu cầu của Thông tư 13 và tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3,000 tỷ đồng. Trong bối cảnh đó hệ thống ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn khi huy động vốn. Lãi suất duy trì ở mức rất cao với nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát cao vượt dự kiến, chính sách tiền tệ thắt chặt, các Ngân hàng đang gặp phải tình trạng thanh khoản kém.

Năm 2010 được coi là thời điểm cho việc bắt đầu một cuộc chạy đua lãi suất. Các Ngân hàng đua nhau vượt trần lãi suất, huy động với lãi suất cao, và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy luật này. Đây cũng là thời điểm tình trạng đơ la hóa nền kinh tế đang gia tăng. Lạm phát tăng cao, các Ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động đẩy lãi suất huy động lên tới trên 14% thậm chí tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đã chấp nhận huy động lãi suất lên tới 17% vào tháng 11 năm 2010 bất chấp những quy định về trần lãi suất huy động năm 14% do NHNN quy định vào tháng 10 năm 2010. Sự sôi động về lãi suất huy động

Khóa luận tốt nghiệp 31 Học viện Ngân hàng

cũng như khơng có sự khác biệt q lớn về lãi suất giữa các kỳ hạn đã làm cho vốn huy động được trong năm 2010 tăng rất cao, đặc biệt là ở các kỳ hạn ngắn.

Năm 2011, tình trạng phá rào lãi suất huy động tiếp tục tăng cao trong năm

2011. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011, tình hình lãi suất huy động đã biến chuyển hồn tồn khó lường, với mức lãi suất nhảy lên đến gần 20%. Cá biệt, một số ngân hàng nhỏ còn mạnh tay huy động đến 23% bất chấp những quy định về trần lãi suất của NHNN. Các ngân hàng tiếp tục vào một cuộc đua tranh lãi suất mới, các ngân hàng đẩy mạnh lãi suất huy động để giữ chân khách hàng. Mức lãi suất cao, nhiều thời điểm vượt mức 20%, đa dạng về các kỳ hạn gửi tiền theo tuần, tháng, năm thậm chí là ngày với các mức lãi suất không quá chênh lệch. Năm 2011 lượng vốn huy động bằng ngoại tệ cũng tăng cao. Một mặt do nhu cầu cho vay bằng USD tăng, mặt khác do tỷ giá USD tương đối ổn định và có xu hướng tăng nên lượng vốn huy động bằng ngoại tệ tăng. Mặt khác do lãi suất huy động bằng ngoại tệ đặc biệt là bằng USD trong thời gian này khá hấp dẫn nhất là những tháng đầu năm 2011 khi lãi suất huy động USD lên tới hơn 6%.

Năm 2012, từ những tháng cuối năm 2011 khi các chính sách thắt chặt kinh tế

được đưa ra và chế tài xử phạt nghiêm ngặt thì tình trạng phá rào lãi suất đã khơng cịn diễn ra căng thẳng như thời gian trước. Năm 2012 khi tình trạng nền kinh tế ngày càng trở nên khó khăn, hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng kém hiệu quả thì cuộc đua lãi suất đã bắt đầu hạ nhiệt. Tuy nhiên Chi nhánh vẫn tăng được mức huy động vốn, tăng 24% so với năm 2011. Một mặt là do những chương trình khuyến mãi đi kèm khi gửi tiền rất hấp dẫn. Và một phần là do năm 2012 khi nền kinh tế có nhiều biến động. Các kênh đầu tư khác như BĐS, chứng khoán và thậm chí là vàng đều tiềm ẩn rủi ro cao. Chính vì thế đầu tư bằng hình thức tiết kiệm là sự lựa chọn của nhiều người, nhất là với những người có vốn ít, ưa sự an tồn.

Phân tích theo cơ cấu huy động tổng nguồn vốn huy động ta thấy rằng

Theo thời gian gửi tiền, Tiền gửi ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (gần

50%). Năm 2011 tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn tăng nhanh và chiếm tới 53% tổng vốn huy động. Tuy nhiên đến năm 2012 tiền gửi ngắn hạn lại chỉ bằng 46% tổng vốn huy

Khóa luận tơt nghiệp 32 Học viện Ngân hàng

động tuy thực tế tổng vốn huy động tăng thêm những 24%. Năm 2012 cũng là năm có sự thay đổi lớn về tiền gửi trung dài hạn, trong năm 2012 tổng huy động từ tiền gửi trên 12 tháng chiếm tới 23% trong tổng nguồn vốn huy động.

Biều đồ 2.1: Cơ cấu huy động theo thời gian gửi tiền

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính nội bộ của chi nhánh Ba Đình qua các năm)

Các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài hay ngắn phụ thuộc vào dòng tiền và kế hoạch dịng tiền của người gửi tiền, và những dự đốn của người gửi tiền về lãi suất tiền gửi trong tương lai. Trong đó thời gian gửi tiền của khách hàng đặc biệt nhạy cảm với lãi suất. Chính vì lẽ đó mà năm 2011 khi lãi suất thị trường biến động liên tục, có xu hướng tăng và bằng nhau giữa các kì hạn thì các hình thức tiết kiệm ngắn hạn được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên đến năm 2012 trước biến động lãi suất có xu hướng giảm và những ưu tiên cho kỳ hạn dài thì thời gian gửi tiền cũng được chuyển dịch sang tiết kiệm dài hạn để hưởng lãi cao và tránh rủi ro về mặt lãi suất.

Theo thành phần kinh tế, trong tổng nguồn vốn huy động thì huy động từ dân

cư vẫn chiếm tỷ lệ cao (chiếm trên 65% tổng nguồn vốn huy động) và ngày càng tăng. Nhìn vào biểu đồ ta dễ dàng thấy tốc độ tăng của các khoản huy động từ dân cư tăng nhanh hơn so với tốc độ huy động từ các TCKT. Đặc biệt là trong năm 2012

Các khoản huy động từ dân cư chủ yếu là những khoản tiết kiệm nhỏ của người dân. Đặc điểm chung của nó là có khối lượng nhỏ, nhưng đa dạng về khách hàng, về thời gian thực gửi và các hình thức gửi và phụ thuộc rất nhiều lãi suất huy động và

Chi tiêu 2010 2011 2012 2010/2011 2011/2012 Số tiền Tỷ trọn g Số tiền Tỷ trọn g Số tiền Tỷ trọn g Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dư nợ 785 100 1151 100 1278 100 +366 +47 + 127 + 11 Dư nợ ngắn hạn 664 84.6 996 86.5 1086 85 +332 +50 +90 +9 nợ trung dài hạn 121 15.4 155 13.5 192 15 +34 +28 +37 +24

Khóa luận tơt nghiệp 33 Học viện Ngân hàng

tình hình ổn định của nền kinh tế. Chính vì thế năm 2012 tuy lãi suất giảm nhưng nền kinh tế nhiều biến động thì những khoản tiền gửi này vẫn tăng.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu huy động theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính nội bộ của chi nhánh Ba Đình qua các năm)

Theo các loại tiền tệ, huy động bằng nội tệ vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng

nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ so với các năm đều tăng nhưng cơ cấu vốn huy động lại giảm. Tỷ lệ huy động bằng nội tệ tăng là do lãi suất huy động Việt Nam đồng được yết ở mức cao so với lãi suất của ngoại tệ (chủ yếu là USD) và hiện tại kênh huy động ngoại tệ của Chi nhánh chưa hấp dẫn. Các nguồn ngoại tệ huy động chủ yếu là từ những khách hàng hay đi nước ngoài, hoặc từ các khoảng tiền gửi thanh toán, tiền gửi đầu tư, tiền ký quỹ...của các doanh nghiệp có quan hệ với các đối tác nước ngồi. Hiện nay NHNN đang áp dụng chính sách tỷ giá cố định, cấm mua bán ngoại tệ tự do trên thị trường, áp dụng lãi suất huy động ở mức thấp để làm giảm tình trạng đơ la hóa, ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại tệ. Chính vì thế tỷ lệ gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ có xu hướng giảm, đặc biệt là vào năm 2012.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng trong nhiều năm qua chiếm một vị trí quan trọng, mang lại một nguồn thu thập đáng kể. Mảng hoạt động này luôn được ngân hàng quan tâm, chú trọng đầu tư về thị trường sản phẩm và chất lượng kinh doanh. Năm 2011dư nợ đã tăng nhanh (tăng 46.6% ) tuy nhiên đến năm 2012 thì dư nợ tín dụng chỉ tăng 11%.

Khóa luận tơt nghiệp 34 Học viện Ngân hàng

Điều này là do chính sách tín dụng nới lỏng vào năm 2010, 2011 đã làm tăng dư

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTMCP kỹ thương việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 385 (Trang 39 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w