Các nhân tố tác động đến kiểm tốn nội bộ hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTMCP ngoại thương việt nam thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 282 (Trang 28 - 31)

1.3.4.1. Các nhân tố khách quan

Nghiệp vụ kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng chịu tác động của các nhân tố sau:

- Sự thay đổi, cập nhật của các văn bản pháp lý: kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại cần có vai trị và vị trí được thể hiện chi tiết trong Luật các Tổ chức tín dụng, trong các văn bản dưới luật và trong điều lệ hoạt động của ngân hàng. Nếu quyền hạn, nghĩa vụ của kiểm tốn nội bộ khơng được quy định chi tiết thì sẽ khó có một chuẩn mực cho việc xây dựng hệ thống kiểm tốn, do đó chất lượng hoạt động kiểm tốn nội bộ sẽ giảm sút.

- Các quy định, điều lệ, chính sách của ngân hàng với các hoạt động khác nếu được quy định, thể hiện rõ ràng bằng văn bản thì sẽ trợ giúp cho hoạt động kiểm tốn nội bộ, lấy đó làm căn cứ kiểm tốn.

- Sự hỗ trợ của Kiểm toán nhà nước trong việc đào tạo, ban hành các chuẩn mực kiểm tốn và các quy trình và phương pháp kiểm toán chuẩn tắc cũng như hoạt động kiểm toán thường xuyên là động lực giúp cho kiểm tốn nội bộ hồn thành tốt nhiệm vụ và tăng cường chuyên môn, kinh nghiệm.

- Sự hỗ trợ, đánh giá đúng mức của các cơ quan ban ngành về hoạt động kiểm toán nội bộ, sự giúp đỡ từ các hiệp hội kiểm toán là cơ sở để nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng.

- Những văn bản pháp lý, quy định của ngân hàng đối với hoạt động tín dụng: làm cơ sở cho kiểm tốn nội bộ thực hiện chức năng của mình.

1.3.4.2. Các nhân tố chủ quan

- Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng về vai trò của kiểm toán nội bộ: nếu lãnh đạo ngân hàng hiểu được tầm quan trọng của hoạt động kiểm toán nội bộ và coi trọng kiểm tốn nội bộ thì chất lượng kiểm tốn nội bộ sẽ được cải thiện.

- Mơ hình tổ chức và hoạt động của ngân hàng: nếu quy mơ ngân hàng càng lớn, hoạt động càng đa dạng thì hệ thống kiểm tốn nội bộ cũng phải tăng cường cho phù hợp.

- Hệ thống thông tin trong ngân hàng, bao gồm cả những thơng tin tài chính, phi tài chính và thơng tin về tình hình quản trị của ngân hàng: nếu những thơng tin này được cập nhật liên tục, chính xác thì sẽ giúp cho các kiểm tốn viên nội bộ phản ánh được nhanh chóng, kịp thời, chính xác tình hình hoạt động của ngân hàng, tăng cường chất lượng kiểm toán.

- Số lượng và chất lượng của cán bộ ngân hàng, đặc biệt là số lượng và chất lượng của kiểm toán viên nội bộ: khi kiểm toán viên nội bộ có chun mơn tốt, nhiều kinh nghiệm, tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp thì chất lượng của hoạt động kiểm toán nội bộ sẽ được tăng cường.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho kiểm toán nội bộ càng hiện đại, càng phù hợp thì sẽ càng tiết kiệm được các chi phí kiểm tốn về thời gian và khối lượng công việc mà vẫn đảm bảo được chất lượng công việc.

- Sự hợp tác giữa nhân viên của các nghiệp vụ được kiểm toán và kiểm toán viên: khi các nhân viên của các nghiệp vụ liên quan khơng có tinh thần tự nguyện hợp tác, cố tình giấu giếm các hoạt động rủi ro thì hiệu quả của kiểm tốn nội bộ bị giảm sút.

- Công nghệ thông tin: các ứng dụng công nghệ thông tin sẽ làm giảm thiểu thời gian làm việc của Kiểm toán nội bộ và làm tăng hiệu quả hoạt động, tuy nhiên, việc lạm dụng công nghệ thông tin trong nhiều trường hợp sẽ làm giảm khả năng tiếp xúc của kiểm toán viên đối với các bộ phận, tăng thời gian xử lý số liệu và giảm thời gian thu thập bằng chứng kiểm toán.

- Phương pháp kiểm toán cần linh hoạt, nếu áp dụng cứng nhắc các phương pháp kiểm tốn thì sẽ làm xơ cứng chu trình kiểm tốn và hướng kiểm tốn viên nội bộ tập trung vào việc đưa ra các báo cáo kiểm toán hơn là thực hiện đầy đủ chu trình kiểm tốn.

Kết luận: từ cơ sở lý luận về kiểm tốn nội bộ nói chung cũng như kiểm tốn

nội bộ hoạt động tín dụng nói riêng, có thể thấy hoạt động này là hoạt động không thể thiếu đối với một ngân hàng thương mại. Hiệu quả của hoạt động kiểm toán nội bộ ảnh hưởng rất lớn đến tồn ngân hàng, nó là một phần quan trọng quyết định hiệu quả quản lý, điều hành của ngân hàng. Vì thế hoạt động này cần có sự quan tâm đúng mức của Ban lãnh đạo ngân hàng để có thể đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên trong thực tế, không phải ngân hàng nào cũng đã thật sự quan tâm chú ý đến vấn đề này hoặc có chú ý nhưng hoạt động này vẫn khơng thể phát huy tối đa hiệu quả của nó do một vài lý do chủ quan và khách quan. Để chứng minh luận điểm này, tác giả đưa ra thực trạng kiểm tốn nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương tại chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM TỐN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTMCP ngoại thương việt nam thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 282 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w