Khái quát về hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTMCP ngoại thương việt nam thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 282 (Trang 34 - 84)

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.3. Khái quát về hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Ngân hàng Ngoại thương là một trong những ngân hàng đi đầu trong tất cả các lĩnh vực, điều đó được thể hiện qua sự tăng lên cả về số tương đối và tuyệt đối của tài sản và nguồn vốn của ngân hàng qua các năm.

Về tài sản: tổng tài sản của Ngân hàng Ngoại thương năm 2010 tăng 52.125 tỷ đồng, tương ứng tăng 20,4% so với năm 2009, năm 2011 tăng 59.100 tỷ đồng, tương ứng tăng 19,2% so với năm 2010, năm 2012 tăng 47.752 tỷ đồng, tương ứng tăng 13% so với năm 2011, đạt gần 96% so với kế hoạch. Trong đó, tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của Ngân hàng Ngoại thương vẫn là khoản mục cho vay, ln chiếm tỉ trọng trên 53% và có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, khoản mục cho vay vẫn là hoạt động kinh doanh chính mang lại thu nhập cho Ngân hàng, đây cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất có thể ảnh hưởng lớn đến Ngân hàng.

Về nguồn vốn: nguồn vốn huy động từ khách hàng là khoản mục chiếm tỉ trọng lớn nhất: trên 60% trong nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương, và tăng mạnh trong năm 2012: tăng tới 25,8% so với cuối năm 2011, bằng 106,6% kế hoạch. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay và sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng, việc huy động vốn trở nên càng ngày càng khó khăn. Do có một đội ngũ nhân viên chất lượng cùng với uy tín của mình nên năm 2012, huy động vốn từ nền kinh tế của Ngân hàng Ngoại thương vượt mức kế hoạch đã đặt ra năm 2011.

Đối với một số hoạt động kinh doanh chính:

- Hoạt động huy động vốn: Ngân hàng Ngoại thương luôn đặt trọng tâm mục tiêu tăng trưởng huy động vốn và có giải pháp thích hợp để thực hiện kế hoạch. Để ổn định nguồn vốn từ dân cư, Ngân hàng Ngoại thương đã triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn linh hoạt, phù hợp với các nhóm khách hàng khác nhau. Kết quả là nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương tăng trưởng rất tốt, năm 2010 huy động vốn tăng 23% so với năm 2009, năm 2011 tăng 23% so với năm 2010, tăng cao hơn so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành và huy động vốn từ dân cư chiếm tới 50,4% tổng nguồn vốn huy động, năm 2012 huy động vốn từ nền kinh tế tăng 25,8% so với cuối năm 2011, đạt kế hoạch đề ra và cao hơn mức tăng trưởng của toàn ngành (khoảng 15%). Điều này thể hiện uy tín của Ngân hàng Ngoại thương đối với nền kinh tế.

- Hoạt động tín dụng: vốn tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương ln đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ nhiều ngành trong nền kinh tế, góp phần nhất định trong việc phát triển của nhiều vùng, địa phương trên cả nước. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương qua các năm luôn đạt được các dấu ấn đáng ghi nhận: năm 2010, dư nợ tín dụng đạt 176.814 tỷ đồng, tăng 29% so với cuối năm 2009, tỷ lệ nợ xấu 2,83%, đạt kế hoạch mà Hội đồng quản trị đã giao; năm 2011, dư nợ tín dụng đạt 209.418 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2010, duy trì được thị phần 8,4% toàn ngành, tỷ lệ nợ xấu được kiềm chế ở mức 2,03%, thấp hơn so với mục tiêu mà Đại hội đồng cổ đơng đề ra; năm 2012, dư nợ tín dụng tăng 15,2% so với cuối năm 2011, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng toàn ngành, chiếm 8,8% thị phần với tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2,4%, thấp hơn kế hoạch được giao. Có thể thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương khơng chỉ tăng trưởng nhanh, mạnh so với toàn ngành mà chất lượng tín dụng cũng khơng ngừng được cải thiện, nhất là trong tình hình hiện nay nợ xấu là một trong những vấn đề nhức nhối của toàn hệ thống ngân hàng mà Ngân hàng Ngoại thương vẫn có thể duy trì được một tỷ lệ an toàn cao, điều này thể hiện mối quan tâm đúng mức của Ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương với hoạt động này.

- Các hoạt động khác: tính đến cuối năm 2012, tổng vốn đầu tư, góp vốn liên doanh cổ phần đạt 3058 tỷ đồng, chiếm 15,3% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư đạt 13%; hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu chiếm 17% thị phần, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 24,1 tỷ USD; hoạt động kinh doanh thẻ tăng trưởng tốt và hầu hết các chỉ tiêu đều vượt mức kế hoạch.

Có thể thấy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương diễn ra khá tốt và đạt được hầu hết các mục tiêu được đặt ra, khiến cho Ngân hàng Ngoại thương trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng Ngoại thương liên tục tăng qua các năm, năm 2010 lợi nhuận trước thuế là 5569 tỷ đồng, tăng 11,3% so với năm 2009, năm 2011 tăng 2,3% so với năm 2010, năm 2012 tăng 1,2% so với năm 2011.

2.2. THỰC TRẠNG KIỂM TỐN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1. Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Ngày 31/07/2012, Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương ban hành quyết định số 430/QĐ-NHNT.HĐQT và cùng theo đó ban hành Quy chế về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, qua đó bộ máy kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Ngoại thương được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc và được quản lý tập trung tại Hội sở chính, trực thuộc Ban kiểm soát và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm soát.

Sơ đồ 2: Cơ cấu tố chức hệ thống kiểm toán nội bộ Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam

(Nguồn: Quy chế hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ)

Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương trong quản trị và điều hành nhằm đảm bảo cho Ngân hàng phát triển ổn định và hiệu quả. Ban kiểm soát của Ngân hàng Ngoại thương được chia ra làm 2 phòng ban: Kiểm tra giám sát hoạt động và Kiểm toán nội bộ. Phịng kiểm tra giám sát hoạt động có chức năng kiểm tra rà sốt hợp nhất báo cáo tài chính, thẩm định các ngành nghề và các hoạt động liên quan đến khách hàng, hàng ngày tiến hành kiểm tra, giám sát từ xa tất cả các chi nhánh, công ty trực thuộc thơng qua hệ thống máy tính kết nối tồn hệ thống, đưa ra các cảnh báo sớm nhằm ngăn chặn rủi ro. Phịng Kiểm tốn nội bộ có chức năng rà sốt, đánh giá lại toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Ngoại thương, bao gồm cả việc đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy kiểm tra giám sát tuân thủ; đưa ra những ý kiến đánh giá độc lập, khách quan về sự đầy đủ cũng như tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống

kiểm soát nội bộ, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đồng thời khuyến nghị Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc thực hiện các biện pháp sửa chữa, khắc phục; Bộ phận Kiểm toán nội bộ tiến hành việc kiểm tra định kỳ hàng năm theo kế hoạch hoặc đột xuất.

Căn cứ quy mô, mức độ, phạm vi, đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương và trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm sốt, Hội đồng quản trị quyết định về quy mơ, bộ máy tổ chức của Kiểm toán nội bộ.

Bộ máy Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Ngoại thương gồm Phịng kiểm tốn nội bộ Hội sở chính và các bộ phận kiểm tốn nội bộ khu vực. Bộ phận kiểm toán nội bộ khu vực trực thuộc Phịng kiểm tốn nội bộ Hội sở chính. Ngân hàng Ngoại thương có 1 Phịng kiểm tốn nội bộ Hội sở chính thực hiện chức năng kiểm tốn cho Hội sở chính và khu vực miền Bắc và 2 Phịng kiểm tốn nội bộ khu vực miền Trung và miền Nam. Phòng kiểm tốn nội bộ Hội sở chính có 1 trưởng phịng và 4 phó phịng nhiều hơn nhân sự trong Phịng kiểm tốn nội bộ khu vực với 1 trưởng phịng và 1 phó phịng, ngun nhân là Phịng kiểm tốn nội bộ Hội sở chính ngồi việc tiến hành kiểm tra, kiểm tốn với Hội sở chính cịn phải kiêm nhiệm kiểm tốn cho khu vực phía Bắc.

Đứng đầu bộ máy kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Ngoại thương là Trưởng kiểm toán nội bộ, đồng thời là Trưởng phịng kiểm tốn nội bộ tại Hội sở chính. Trợ giúp cho Trưởng kiểm tốn nội bộ là các Phó trưởng kiểm tốn nội bộ đồng thời là Phó trưởng phịng kiểm tốn nội bộ tại Hội sở chính. Phụ trách bộ phận kiểm tốn nội bộ khu vực là Phó trưởng kiểm toán nội bộ kiêm Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ khu vực. Trợ giúp cho Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ khu vực là các Phó trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ khu vực.

Ban Kiểm toán nội bộ phải độc lập với các bộ phận/phòng kinh doanh cần được kiểm toán và phải được thông báo về khả năng xảy ra xung đột lợi ích, do vậy ban Kiểm tốn nội bộ cần có kênh báo cáo trực tiếp cho Ban kiểm sốt và báo cáo về mặt công việc cho Ban tổng giám đốc. Hàng năm, bộ phận Kiểm toán nội bộ dựa

trên đánh giá rủi ro để xác định chi nhánh cần được kiểm toán và lĩnh vực cần được kiểm toán.

Bộ phận Kiểm toán nội bộ sau khi hồn thành cuộc kiểm tốn thì sẽ gửi các biên bản kiểm tốn và các báo cáo kiểm toán trực tiếp lên trên cho Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị, ngồi ra cịn gửi báo cáo kiểm tốn cho chính chi nhánh để chi nhánh xem xét và tiến hành điều chỉnh cho phù hợp.

Hiện nay, Ngân hàng Ngoại thương có tổ chức kiểm tốn cho 5 nghiệp vụ: tín dụng, kế tốn, bán lẻ và kinh doanh dịch vụ, kinh doanh vốn và tài trợ thương mại, công nghệ thông tin. Các nghiệp vụ quan trọng hay được tiến hành kiểm toán là nghiệp vụ tín dụng và kế tốn, trong đó, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ được quan tâm kiểm tra, kiểm toán nhiều nhất do nghiệp vụ này đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nghiệp vụ này là nghiệp vụ phức tạp, dễ xảy ra gian lận. Trong khi đó, hoạt động kiểm tốn cơng nghệ thông tin là một hoạt động mới và khơng được quan tâm kiểm tra kiểm tốn nhiều.

Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương còn tổ chức Bộ phận Kiểm tra giám sát tuân thủ do Tổng giám đốc điều hành trực tiếp và có chức năng là giám sát tình hình hoạt động kinh doanh cũng như việc thực hiện các chỉ đạo, chính sách, chiến lược tại đơn vị, kiểm tra thường xuyên việc tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chế, quy định của Ngân hàng; tổng hợp và lập báo cáo về kết quả hoạt động kiểm tra giám sát tuân thủ và kết quả tự kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm sốt nội bộ... Có thể thấy, các hoạt động của Bộ phận Kiểm toán nội bộ và của Bộ phận Kiểm tra giám sát tuân thủ đã bị chồng chéo lên nhau, điều này gây ra sự lãng phí khơng cần thiết về nhân lực và vật lực.

Như vậy, ta có thể thấy mơ hình tổ chức bộ phận Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Ngoại thương khá chuẩn tắc, có những bước tiến gần với thơng lệ quốc tế như đã quan tâm đến tính độc lập của Kiểm toán nội bộ với bộ phận tác nghiệp và cho phép Kiểm toán nội bộ liên lạc trực tiếp với Hội đồng quản trị theo Chuẩn mực số 1110 và 1111 do IIA ban hành. Tuy nhiên, mơ hình này vẫn cịn điểm bất cập, quy định nhiệm vụ chồng chéo giữa Kiểm toán nội bộ và Kiểm tra giám sát tuân thủ.

2.2.1.2. Quy định về chế độ báo cáo với kiểm toán nội bộ và báo cáo kiểm tốn hoạt động tín dụng

Theo quy chế hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ, các loại báo cáo mà Kiểm toán nội bộ cần phải lập là báo cáo kiểm toán, báo cáo đột xuất và báo cáo hoạt động kiểm toán hàng năm.

-Báo cáo kiểm toán là báo cáo được Kiểm toán nội bộ kịp thời lập, hoàn thành và gửi báo cáo kiểm toán cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Chủ tịch Ủy ban quản lý rủi ro, Phó tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực được kiểm tốn, Phó tổng giám đốc phụ trách công tác quản lý rủi ro và đơn vị được kiểm toán trong thời hạn tối đa không quá 01 tháng kể từ ngày kết thúc mỗi cuộc kiểm toán.

-Báo cáo đột xuất là báo cáo được Kiểm toán nội bộ lập gửi lên Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ngân hàng Nhà nước nếu phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương.

-Báo cáo hoạt động kiểm toán hàng năm: bao gồm báo cáo tháng và báo cáo năm về các công việc đã thực hiện được trong tháng và trong năm vừa rồi.

Đối với hoạt động tín dụng, báo cáo kiểm toán sau mỗi cuộc kiểm tốn có 2 loại: báo cáo ghi nhận và báo cáo kiểm toán. Về cơ bản hai báo cáo này không khác nhau, đều là báo cáo do Kiểm toán nội bộ lập sau cuộc kiểm toán tại chi nhánh và phải được kí giữa Trưởng đồn kiểm toán và giám đốc chi nhánh. Điểm khác biệt là những đối tượng sử dụng các báo cáo này, báo cáo ghi nhận là những ghi nhận nội bộ giữa Kiểm toán nội bộ và Giám đốc chi nhánh còn báo cáo kiểm toán phải được trình lên Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc... Mục đích của báo cáo ghi nhận là được sử dụng nội bộ giữa phịng kiểm tốn nội bộ với Giám đốc chi nhánh để chi nhánh đó lưu lại và căn cứ vào báo cáo này để rà soát và đánh giá lại tất cả những hồ sơ cịn lại của khách hàng và của chi nhánh của mình vì kiểm tốn chỉ chọn được một

số mẫu và kiểm tra dựa trên cơ sở chọn mẫu mà không kiểm tra hết toàn bộ các dư nợ hay bút toán kế toán. Do đáp ứng cho mục đích nội bộ nên báo cáo này sẽ rất chi tiết, chỉ ra cụ thể từng trường hợp có sai phạm, đối với hoạt động kế toán, cần chỉ rõ có bao nhiêu bút toán, là những bút toán nào đã bị hạch tốn sai, đối với tín dụng có những khách hàng này phân tích đặc điểm hoạt động kinh doanh, phân tích báo cáo thẩm định cấp tín dụng, chưa phân tích những khoản mục trọng yếu...

Báo cáo kiểm toán là báo cáo cịn phải đệ trình lên cấp trên có thẩm quyền và phát hành ra bên ngoài cho các đoàn thanh tra Ngân hàng Nhà nước để Ngân hàng Nhà nước xem xét và đưa ra quyết định năm nay có kiểm tra kiểm tốn chi nhánh đó hay khơng, do đó báo cáo này khơng trình bày quá chi tiết. Ngoài ra, sau khi thảo luận báo cáo ghi nhận với Giám đốc chi nhánh, trưởng đồn kiểm tốn và các thành viên sẽ xem xét lại những vấn đề nhạy cảm và cân nhắc có đưa vào trong báo cáo kiểm tốn khơng. Vì vậy, báo cáo kiểm tốn thơng thường chỉ trình bày một vài điểm chung nhất trong cuộc kiểm tốn mà khơng chỉ ra chi tiết những sai phạm và ảnh hưởng của các sai phạm đến chi nhánh

Một phần của tài liệu Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTMCP ngoại thương việt nam thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 282 (Trang 34 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w