Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp 251 (Trang 48)

NHNo ln duy trì cơ cấu nguồn vốn ổn định và bền vững. Trong huy động vốn chú trọng nguồn vốn ổn định từ dân cu và các tổ chức kinh tế, hạn chế nguồn vốn từ các TCTD. Tỷ trọng tiền gửi của dân cu không ngừng tăng qua các năm, năm 2011 chiếm 60,6% tổng nguồn vốn huy động, năm 2012 chiếm 72,2% và năm 2013 là 72,9%. Nguồn vốn huy động từ Kho bạc Nhà nuớc và các tổ chức kinh tế chiếm một tỷ trọng tuơng đối cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động (24,8% năm 2011; 25,7% năm 2012 và 24,4% năm 2013). Đây là những nguồn vốn có tính ổn định cao.

2.1.2.2. Kết quả hoạt động tín dụng

Đi đơi với tăng truởng nguồn vốn huy động, NHNo cũng chú trọng tăng truởng tín dụng để bù đắp chi phí vốn đầu vào, đảm bảo nguyên tắc tăng truởng tín dụng phù hợp với tăng truởng nguồn vốn. NHNo đã ban hành cơ chế chính sách để nâng cao chất luợng tín dụng, tháo gỡ khó khăn, vuớng mắc cho khách hàng vay vốn, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ NH, tăng cuờng sự chủ động về cơ chế cho chi nhánh để thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng truởng tín dụng.

Du nợ cho vay nền kinh tế tăng truởng ổn định, năm 2012 tăng 8,3% so với năm 2011, năm 2013 tăng 10,4% so với năm 2012, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.2. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2011, 2013 và Báo cáo tổng kết năm 2012)

Đơn vị: Tỷ đồng

■ Dư nợ cho vay VND ■ Dư nợ cho vay ngoại tệ và vàng

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2011, 2013 và Báo cáo tổng kết năm 2012)

Đơn vị: Tỷ đồng

■ Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

■ Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực khác và cho vay theo các chương trình

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dư nợ theo lĩnh vực cho vay giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2011, 2013 và Báo cáo tổng kết năm 2012)

Dư nợ cho vay VND chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế (năm 2011 chiếm 92,3%, năm 2012 chiếm 93,4% và năm 2013 là 95%). Dư nợ cho vay ngoại tệ và vàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ và đang có xu hướng giảm dần. Cơ cấu tín dụng đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung ở những lĩnh vực như: nông nghiệp nông thôn, cho vay hộ sản xuất, cá nhân, cho vay xuất khẩu, trong khi dư nợ cho vay phi sản xuất (cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay tiêu dùng, cho vay đầu tư chứng khoán) giảm thấp. NHNo tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân với nguồn vốn dành cho “Tam nông” luôn chiếm khoảng 70% tổng dư nợ (năm 2011 chiếm 68%, năm 2012 chiếm 66,6%, năm 2013 chiếm 71,4%). Hoạt động cấp tín dụng đã từng bước gắn với việc phát triển và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác đến khách hàng.

Đơn vị: %

Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2011, 2013 và Báo cáo tổng kết năm 2012)

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng ở NHNo vẫn tồn tại những hạn chế: các chính sách tháo gỡ khó khăn cho những khách hàng cịn dư nợ với NHNo chậm ban hành; các khoản nợ đã được cơ cấu, điều chỉnh kì hạn trả nợ đang có xu hướng phát sinh nợ xấu, chưa có phương án xử lý dứt điểm, có hiệu quả đối với từng khoản nợ; kết quả thu hồi nợ đã xử lý rủi ro thấp; thời gian xử lý một khoản cấp tín dụng cịn dài, đặc biệt là các khoản vượt quyền phán quyết;...Nợ xấu mặc dù vẫn ở mức cao nhưng đã có dấu hiệu chững lại và giảm dần. Điều này cho thấy chất lượng dư nợ vẫn chưa được cải thiện.

2.1.2.3. Các hoạt động khác

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.6. Thu từ hoạt động dịch vụ giai đoạn 2011-2013

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2011, 2013 và Báo cáo tổng kết năm 2012)

Bên cạnh 2 nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn và tín dụng, NHNo cũng phát triển các sản phẩm dịch vụ, thanh toán. NHNo đã tập trung nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ và tiện ích mới, chú trọng các sản phẩm dịch vụ phục vụ “Tam nơng”, dịch vụ thanh tốn trong nuớc và quốc tế, triển khai các tiện ích hiện đại nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời hồn thiện các kênh phân phối hiện có. Nhờ đó mà thu từ hoạt động dịch vụ của NHNo không ngừng tăng trong các năm qua. Năm

2012, thu từ hoạt động dịch vụ đạt 2.091 tỷ đồng, tăng 2 tỷ so với năm 2011. Năm

2013, kết quả kinh doanh thu phí dịch vụ đạt 2.405 tỷ đồng, tăng 15% so với năm

2012. Trong đó, dịch vụ thanh tốn trong nuớc tăng 11%, thu dịch vụ thẻ tăng 27,4%,

thu dịch vụ khác tăng 17,6% và thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế tăng 3,6%, riêng

doanh thu từ kinh doanh ngoại hối giảm 2,9% so với cùng kì năm 2012.

2.2. MƠ HÌNH TỔ CHỨC KIỂM TỐN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THƠN VIỆT NAM

2.2.1. Mơ hình tổ chức kiểm tốn nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển

Nông thôn Việt Nam

Truớc năm 2009, NHNo khơng có sự tách biệt giữa KTNB và KSNB, mà đuợc gọi chung là ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ chịu sự chỉ đạo của Tổng giám đốc. Cùng với sự sửa đổi bổ sung Luật các tổ chức tín dụng năm 2004 và sự ra đời của Quyết định 36/2006/QĐ-NHNN và 37/2006/QĐ-NHNN, bộ phận KTNB của NHNo đuợc tách ra và bắt đầu hoạt động từ năm 2009 với việc ban hành Quyết định 207/QĐ- HĐQT-BKS ngày 25/2/2009 về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động kiểm tốn nội bộ Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Quyết định này đuợc ban hành dựa trên Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN ngày 1/8/2006 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ của các TCTD. Theo QĐ 207/QĐ-HĐQT-BKS, “Kiểm toán nội bộ là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá

Bộ phận KTNB của NHNo được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc từ Trụ sở chính đến các khu vực trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm sốt, nhờ đó mà đảm bảo được tính độc lập khách quan của hoạt động KTNB. Đứng đầu hệ thống KTNB là Trưởng Kiểm toán nội bộ; giúp việc cho Trưởng Kiểm tốn nội bộ có một số Phó Trưởng Kiểm tốn nội bộ. Hệ thống KTNB bao gồm một số Phịng KTNB được đặt tại Trụ sở chính và một số khu vực gắn theo địa bàn một số tỉnh (thành phố). Phòng KTNB ở TSC bao gồm 3 phòng: Phòng tổng hợp, Phòng KTNB 1 và Phòng KTNB 2. Hiện nay, NHNo có 2 Phịng KTNB tại 2 khu vực là Phòng KTNB khu vực Miền Trung và Phòng KTNB khu vực Miền Nam. Các phòng KTNB chịu sự điều hành trực tiếp của Trưởng KTNB. Các phòng KTNB tại các khu vực độc lập với các đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp của NHNo trên địa bàn khu vực, do Trưởng KTNB chỉ đạo thơng qua Trưởng phịng KTNB khu vực.

-------------- Quan hệ báo cáo trực tiếp

► Quan hệ quản lý, điều hành

------------► Quan hệ quản lý, điều hành và báo cáo

Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức KTNB NHNo&PTNTVN

Các phòng KTNB tại TSC chịu trách nhiệm tham gia các đoàn KTNB và giám sát việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của KTNB, kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước tại các đơn vị Khu vực Miền bắc; tổng hợp toàn hệ thống NHNo về kết quả thực

hiện KTNB và kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của KTNB, kiểm toán độc lập, kiểm tốn Nhà nước. Phịng KTNB khu vực Miền trung và Miền nam chịu trách nhiệm tham gia KTNB và giám sát việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của KTNB, kiểm toán độc lập và Kiểm toán Nhà nước tại các đơn vị thuộc khu vực Miền Trung, Miền Nam.

❖ Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của KTNB NHNo

■ Tham gia xây dựng, hồn thiện chính sách, quy trình KTNB;

■ Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của KTNB theo sự phân công của Trưởng KTNB;

■ Tổng hợp số liệu, thơng tin, phân tích, đánh giá, phân loại và xây dựng hồ sơ rủi ro đối với các hoạt động của NHNo theo sự phân công của Trưởng KTNB;

■ Xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm tốn, chương trình kiểm tốn chi tiết và thực hiện nhiệm vụ KTNB theo kế hoạch, chương trình KTNB đã được phê duyệt;

■ Tổng hợp kết quả kiểm toán, lập và gửi báo cáo KTNB, lưu trữ báo cáo, hồ sơ tài liệu kiểm toán, các văn bản, tài liệu khác theo quy định;

■ Theo dõi, giám sát các đơn vị thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán;

■ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phần công của Trưởng KTNB.

❖ Trách nhiệm ,quyền hạn của Trưởng KTNB

❖ Trách nhiệm

■ Trưởng KTNB phải thực hiện đầy đủ mọi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến cơng tác kiểm tốn và các quy định nội bộ có liên quan của NHNo;

■ Quản lý, điều hành mọi hoạt động của hệ thống KTNB;

■ Tổ chức nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hồn thiện chính sách, quy trình KTNB, báo cáo Trưởng Ban Kiểm sốt, trình HĐQT quyết định;

■ Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch kiểm tốn hàng năm trình Trưởng Ban Kiểm sốt phê duyệt, trình HĐQT thơng qua; phối hợp với các đơn vị trong hoặc ngồi NHNo có liên quan đến cơng tác KTNB để đảm bảo khái quát hết nội dung kiểm toán và giảm thiểu những nội dung kiểm toán bị trùng lặp;

■ Xây dựng nhu cầu tuyển dụng, kế hoạch đào tạo, trình cấp thẩm quyền phê duyệt nhằm phát triển nguồn nhân lực KTNB với đội ngũ KTV có trình độ, năng lực chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu;

■ Theo dõi việc thực hiện lập và gửi báo cáo về hoạt động KTNB theo quy định;

■ Xây dựng quy trình bảo đảm chất lượng hoạt động kiểm tốn nhằm theo dõi và đánh giá chất lượng của công tác KTNB;

■ Đề ra các biện pháp kiểm tra nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan trong q trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tốn;

■ Báo cáo Ban kiểm soát, HĐQT, Tổng giám đốc khi phát hiện các vấn đề yếu kém, tồn tại, các sai phạm của hệ thống kiểm tra, KSNB và Người điều hành;

❖ Quyền hạn

■ Trực tiếp điều hành Trưởng Phòng KTNB tại TSC và các khu vực; phê duyệt chương trình KTNB;

■ Giao nhiệm vụ cho các Phó trưởng kiểm tốn, Trưởng phịng, Phó trưởng phịng KTNB; trường hợp cần thiết trực tiếp giao nhiệm vụ cho nhân viên kiểm toán đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc;

■ Đề nghị trưng tập cán bộ ở các bộ phận khác thuộc NHNo thực hiện nhiệm vụ KTNB khi cần thiết, với điều kiện đảm bảo các nguyên tắc của KTNB như tính độc lập, khách quan đối với lĩnh vực, nghiệp vụ được kiểm toán;

■ Đề nghị HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh: Phó trưởng KTNB; Trưởng phịng KTNB; Phó trưởng phịng KTNB sau khi thống nhất với Trưởng BKS;

■ Giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, thuộc Bộ phận KTNB;

■ Tham dự các cuộc họp theo quy định.

❖ Trách nhiệm, quyền hạn của Phó trưởng KTNB

■ Giúp Trưởng KTNB điều hành hoạt động của Bộ phận KTNB theo sự phân công của Trưởng KTNB;

■ Tham gia các đồn kiểm tốn khi được yêu cầu, trực tiếp chỉ đạo cơng việc kiểm tốn các lĩnh vực hoạt động của NHNo do Trưởng KTNB phân công;

■ Thay mặt Trưởng KTNB điều hành hoạt động của bộ phận KTNB, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của KTNB theo giấy ủy quyền của Trưởng KTNB.

■ Trưởng phòng KTNB chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành, quản lý cán bộ nhân viên trong phòng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của phịng và nhiệm vụ cụ thể khác theo sự phân cơng của Trưởng KTNB. Phối hợp với các Trưởng Phịng KTNB hồn thành nhiệm vụ của KTNB.

■ Phó trưởng phịng KTNB thực hiện nhiệm vụ theo sự phân cơng của Trưởng phịng, thay mặt Trưởng phòng điều hành hoạt động của phòng theo giấy ủy quyền của Trưởng phòng.

2.2.2. Đội ngũ cán bộ kiểm tốn nội bộ tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển

Nông thôn Việt Nam

Về số lượng đội ngũ nhân sự: Năm 2011 số lượng cán bộ KTNB của NHNo là 30 người (chiếm khoảng 0,071% tổng số cán bộ nhân viên của toàn hệ thống NHNo). Năm 2012 số lượng cán bộ KTNB là 47 cán bộ (chiếm khoảng 0,11% tổng số cán bộ của NHNo), tăng so với năm 2011 là 17 cán bộ. Đến 31/12/2013, bộ phận KTNB trực thuộc BKS có 59 cán bộ, trong đó:

- 1 Trưởng KTNB phụ trách - 2 Phó trưởng KTNB

- 5 phịng nghiệp vụ tổng số 56 cán bộ

+ Tại TSC có 3 phịng: Phịng Tổng hợp (10 cán bộ trong đó 1 Trưởng phịng, 2 phó

trưởng phịng và 7 cán bộ); Phòng KTNB 1 (15 cán bộ), Phòng KTNB 2 (16 cán bộ). + Phòng KTNB khu vực Miền Trung: 7 cán bộ (trong đó 1 trưởng phịng, 2 phó phịng và 4 cán bộ).

+ Phịng KTNB khu vực Miền Nam: 8 cán bộ (trong đó 1 phó trưởng phịng phụ trách và 7 cán bộ).

Tổng số cán bộ của NHNo trong 3 năm qua khơng có nhiều biến động, tuy nhiên số lượng cán bộ KTNB lại có sự gia tăng, điều đó cho thấy Ban lãnh đạo NHNo ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của KTNB và chủ trương đẩy mạnh phát triển bộ phận KTNB.

Về chất lượng nhân sự: Độ tuổi bình quân của cán bộ bộ phận KTNB là 35 tuổi. Đội ngũ KTVNB hầu hết đều có kiến thức hiểu biết chung về pháp luật, quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ NH; có ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìn nhận khách

kiểm tốn, có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ tối thiểu trình độ B; có kiến thức và kĩ năng về kiểm tốn; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thơng tin. Tất cả các cán bộ đều có trình độ từ Đại học trở lên. Năm 2011, trong tổng số cán bộ làm cơng tác KTNB của NHNo có 7 cán bộ là thạc sỹ, năm 2012 con số này là 12 cán bộ, và đến cuối năm 2013 được nâng lên thành 16 cán bộ. Đội ngũ cán bộ KTNB được tuyển dụng từ 2 nguồn: tuyển dụng tại chỗ (từ đội ngũ nhân viên của hệ thống NHNo, thường luân chuyển cán bộ từ các bộ phận khác như tín dụng, kế tốn,...) và tuyển ngồi (những người có kinh nghiệm làm cơng tác KTNB từ các NH khác). Hàng năm, NHNo có tổ chức các đợt tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ KTNB.

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG

NƠNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.3.1. Hệ thống các văn bản pháp lý về kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Kể từ khi bộ phận KTNB chính thức được hình thành và đi vào hoạt động, NHNo đã ban hành một số văn bản pháp lý quy định về tổ chức và hoạt động của KTNB. Cụ thể:

- Quyết định số 207/QĐ-HĐQT-BKS về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động kiểm tốn nội bộ Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Quyết định 207/QĐ-HĐQT-BKS được ban hành dựa trên Quyết định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp 251 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w