Phương tiện dạy học :

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 CB HKI(ĐÃ GIẢM TẢI) (Trang 35 - 36)

Tranh ảnh về tình trạng suy thoái môi trường

III/ Tiến trình dạy học :1/ Ổn định : 1/ Ổn định :

2/ Kiểm tra bài cũ :3/ Giới thiệu bài mới : 3/ Giới thiệu bài mới :

Tgian Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung chính

HĐ1 : cá nhân

Gv đưa ra ví dụ : một hiện tượng cụ thể cho HS tìm hiểu những hậu quả của nó Phá rừng → Phá vỡ cân bằng sinh thái ↓

- Đất bị xói mòn, rửa trôi - Hạ mực nước ngầm - Tăng tốc độ dòng chảy - Khí hậu nóng lên

- Mất địa bàn cư trú của sinh vật → nguyên nhân làm mất cân bằng sinh thái ?

GV cho HS tìm các ví dụ về ô nhiễm môi trường ? Nguyên nhân ?

HĐ2 : nhóm

Chia lớp thành 4 nhóm lớn

Mỗi nhóm tìm hiểu một thiên tai ( bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán) - Nguyên nhân - Biểu hiện - Tác hại - Cách phòng tránh Khi các nhóm trình bày , GV kết hợp cho HS xem các tranh ảnh về thiên tai Ngoài ra còn có các thiên tai khác đó là

1/ Bảo vệ môi trường :

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái - Tình trạng ô nhiễm môi trường

Bảo vệ tài nguyên và môi trường gồm sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.

2/ Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống : phòng chống :

- Bão : → mưa lớn ,lũ quét, ngập lụt → phòng tránh

- Ngập lụt : → thiệt hại mùa màng, người và nhà cửa → công trình thoát lũ, xây dựng hồ chứa nước , di dời

- Lũ quét : → thiệt hại lớn → quy hoạch các điểm dân cư, trồng rừng.

-Hạn hán : → thiệt hại mùa màng, gia súc, rừng và ảnh hưởng đời sống sinh hoạt →thuỷ lợi .

-Các thiên tai khác : Động đất,lốc, mưa đá, sương muối..

những thiên tai nào ? HĐ3 : Cả lớp

HS làm việc với SGK

GV phân tích 5 nhiệm vụ chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trườngVN ( bảo vệ đi đôi với sự pt bền vững )

và môi trường:

- Duy trì môi trường sống và các quá trình sinh thái chủ yếu

- Bảo vệ các vốn gen

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống

- Phấn đấu ổn định dân số ở mức cân bằng với nguồn tài nguyên thiên nhiên .

IV/ Đánh giá :

Hãy nêu thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở miền Trung nước ta ? Để giảm nhẹ tác hại của lũ lụt ở địa phương chúng ta cần phải làm gì ?

V/ Bài tập về nhà :

Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường

VI/ Phụ lục :

Các khái niệm :

+ Ô nhiễm môi trường : là sự xuất hiện các chất lạ trong môi trường gây tác hại đến con người và các sinh vật khác.

+ Ô nhiễm nước : là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước , làm ô nhiễm gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp , nông nghiệp nghỉ ngơi giải trí, đối với động vật nuôi và các loài hoang dại.

+Ô nhiễm không khí :là sự có mặt của chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng thành phần không khí làm cho không khí không sạch hoặc gây ra mùi khó chịu , giảm tầm nhìn xa .

+Ô nhiễm đất : là sự tiếp nhận các chất thải từ hoạt động sản xuất sinh hoạt , các sản phẩm hoá học dùng trong nông nghiệp .

VI/ Rút kinh nghiệm :

Ở sông Hồng đã xẩy ra hai trận lũ đặc biệt lớn vào tháng 8 năm 1945 và tháng 8 năm 1971, đã gây ra vỡ đê nhiều nơi. Trận lũ năm 1971 là trận lũ lớn nhất trong vòng 100 năm qua ở sông Hồng. Ngoài ra, còn có các trận lũ lớn xẩy ra vào các năm: 1913, 1915, 1917, 1926, 1964, 1968, 1969, 1970, 1986, 1996, 2002... Ở đồng bằng sông Cửu Long đã xẩy ra một số trận lũ lớn vào các năm: 1961, 1966, 1978, 1984, 1991, 1994, 1996, 2000, 2001…

Ở miền Trung những trận lũ lụt lớn đã xẩy ra vào các năm: 1964, 1970,1980, 1983, 1990, 1996, 1998, 1999, 2001, 2003,2007,2009

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12 CB HKI(ĐÃ GIẢM TẢI) (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w