Tình hình chung về công tác kiểm tra, thanh tra thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động kiểm tra, thanh tra tại cục thuế tỉnh lâm đồng (Trang 52 - 56)

2.2 Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Lâm

2.2.1 Tình hình chung về công tác kiểm tra, thanh tra thuế

Thực hiện cơ chế tự khai tự nộp khi thực thi Luật Quản lý thuế, đã tạo nhiều thuận lợi cho người nộp thuế, giúp ý thức tuân thủ pháp luật thuế ngày càng được nâng cao, người nộp thuế thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ của mình một cách tự giác, bình đẳng. Tuy nhiên trên thực tế có một số đối tượng nộp thuế đã lợi dụng cơ chế này để khai man, trốn thuế. Do đó việc đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, thanh tra theo hướng nghiên cứu phân tích kỹ các số liệu tài liệu của người nộp thuế tại cơ quan thuế, kết hợp với việc thu thập thông tin do các ngành chức năng cung cấp để chọn đúng nội dung, đối tượng kiểm tra, thanh tra từng bước được cải cách và hiện đại hố phù hợp với lộ trình cải cách hiện đại hố của tồn ngành thuế, nâng cao được hiệu quả công tác quản lý thuế và năng lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi khai man, trốn thuế.

Qua đó, cơng tác kiểm tra, thanh tra được tăng cường cả về số lượng cũng như chất lượng. Phương pháp lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra từng bước được cải cách nâng cao mang tính chun sâu từ kiểm tra thơng thường chuyển sang phân

tích rủi ro, nghi vấn về quy mơ kinh doanh, tính chất hoạt động SXKD, hạch tốn kế tốn, trung thực trong việc kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế để lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra và kỹ năng kiểm tra, thanh tra thường xuyên đút kết những kinh nghiệm thực tiển.

Bện cạnh đó, ngành Thuế đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng để xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp như: Quy chế phối hợp số 168/QCPH/CT-CA ngày 28/01/2008 giữa Cục Thuế và Công An tỉnh Lâm Đồng trong cơng tác đấu tranh phịng, chống các hành vi vi phạm và tội phạm trong lĩnh thuế; Quy chế phối hợp số 1825/QCPH/CT-STNMT ngày 20/8/2009 giữa Cục Thuế với Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực chống thất thu tiền thuê đất, các khoản về thuế, phí đối với hoạt động khai thác khoáng sản; Quy chế số 47/QCPH/CT-SCT ngày 08/01/2010 giữa Cục thuế và Sở công thương trong lĩnh vực về phịng, chống bn lậu hàng giả, gian lận thương mại trong lĩnh vực thuế

Ngoài ra, ngành Thuế đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế chuyên sâu theo từng lĩnh vực như: thuế từ chuyển nhượng dự án, thuế nhà đất, thu thuế tài ngun khống sản, phí bảo vệ môi trường, tiền thuê đất......Triển khai kiểm tra chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; Kết hợp kiểm tra bình ổn giá cả thị trường với kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của các cơ sở kinh doanh từ đó nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý thuế, hạn chế các cơ sở kinh doanh làm ăn phi pháp gian lận, trốn thuế chống thất thu có hiệu quả và đã góp phần hồn thành dự tốn thu NSNN qua các năm (xem bảng 2.2).

Qua 4 năm 2008 - 2011, Cục Thuế tỉnh Lâm đồng đã thực hiện nhiệm vụ thu NSNN với kết quả là 12.314 tỷ đồng, đạt 105% dự tốn thu, tính theo chỉ tiêu phấn đấu với tốc độ tăng thu bình quân hàng năm là 123%.

Bảng 2.2 Tổng hợp thu NSNN tỉnh Lâm Đồng 4 năm 2008-2011

ĐVT: tỷ đồng

Stt Chỉ tiêu

* Tổng thu NSNN

A XS kiến thiết

B Thu cân đối

I Hải quan thu

II Thu nội địa

1 Thuế Quản lý

2 Tài chính thu

( Nguồn: Báo cáo của Cục thuế tỉnh Lâm Đồng năm 2008 - 2011)

Với kết quả đã đạt được cho thấy sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao của toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng nên việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm đạt kết quả khá tồn diện. Cơng tác thu ngân sách luôn được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt và linh hoạt của UBND tỉnh, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, sự nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của cộng đồng các doanh nghiệp và sự phối hợp của các ngành, các cấp cùng với sự đồng lịng, phấn đấu của CBCC tồn ngành Thuế.

Ngành Thuế Lâm Đồng đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ một số biện pháp chống thất thu, thành lập các đồn cơng tác nhằm tăng cường kiểm tra, thanh tra tập trung kiểm tra tại một số địa bàn trọng điểm, một số nguồn thu lớn,

nộp thuế trên khâu lưu thông), sản xuất chế biến trà, khai thác tài nguyên khoáng sản, xây dựng cơ bản, các hoạt động dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, kinh doanh vận tải.....và điều đáng nói là sự nổ lực khơng nhỏ của CBCC đang công tác tại bộ phận kiểm tra, thanh tra nâng lên một bước có tính đột phá như giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, vững vàng về phẩm chất đạo đức, am hiểu các kiến thức nghiệp vụ pháp lý, nắm vững nguyên tắc xử lý các vi phạm về thuế, có kỷ năng xác lập biên bản và kết luận kiểm tra, thanh tra, có thái độ làm việc khách quan, trung thực. Bởi vì, hiệu quả của kiểm tra, thanh tra thuế phải gắn liền với môi trường hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh phát huy, sử dụng đồng vốn và tài sản có hiệu quả để kích thích phát triển SXKD đạt hiệu quả và đúng pháp luật từ đó đã góp phần chống thất thu thuế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhằm hòan thành nhiệm vụ chính trị thu thuế hàng năm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động kiểm tra, thanh tra tại cục thuế tỉnh lâm đồng (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w