CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HUY ĐỘNG VỐN CHO DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái bình (Trang 48)

NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1.4.1. Chính sách hỗ trợ huy động vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia

Đối với Đài Loan, ngay trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Đài Loan

đã áp dụng nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích phát triển các DNNVV trong một số ngành sản xuất như: nhựa, dệt, xi măng, gỗ… Năm 1981, Đài Loan đã lập ra Cục quản lý DNNVV thuộc Bộ kinh tế. Hiện nay, số lượng DNNVV ở Đài Loan chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp. Chúng tạo ra được khoảng 40% sản lượng công nghiệp, hơn 50% giá trị xuất khẩu và chiếm hơn 70% chỗ làm việc. Để đạt được những thành tựu đó, Đài Loan đã dành nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ huy động vốn cho các DNNVV. Hiện nay, rất nhiều ngân hàng Nhà nước và tư nhân ở Đài Loan đứng ra tài trợ cho các DNNVV. Bộ Tài chính Đài Loan có quy định một tỷ lệ tài trợ nhất định cho các DNNVV và tỷ lệ này có xu hướng tăng dần sau mỗi năm. Đồng thời cũng lập ra 3 Quỹ là Quỹ phát triển, Quỹ Sino-US, Quỹ phát triển DNNVV nhằm tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV. Nhận thức được sự khó khăn của các DNNVV trong việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng, năm 1974, Quỹ Bảo lãnh tín dụng ra đời. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ này là cùng chia sẻ rủi ro với các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng này đã ngày càng tin tưởng hơn vào việc tài trợ cho vay đối với các DNNVV. Ngồi ra, Đài Loan cịn áp dụng nhiều biện pháp khác như: giảm lãi suất đối với những khoản

vay phục vụ mục đích mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới cơng nghệ, phát triển sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh, mời các chuyên gia đến giúp DNNVV nhằm tối ưu hóa cơ cấu vốn và tăng cường các điều kiện vay vốn.

nước Đức, khu vực DNNVV đóng một vai trị rất quan trọng trong

nền kinh tế nước này. Nó tạo ra gần 50% GDP, chiếm hơn một phần hai doanh thu chịu thuế của các doanh nghiệp, cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Để đạt được những thành tựu đó, chính phủ Đức đã áp dụng hàng loạt chính sách và chương trình thúc đẩy DNNVV trong việc huy động các nguồn vốn. Cơng cụ chính để thực hiện chính sách và chương trình hỗ trợ này là thơng qua tín dụng ưu đãi, có sự bảo lãnh của Nhà nước. Các khoản tín dụng này được phân bổ ưu tiên đặc biệt cho các dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp, đổi mới công nghệ vào những khu vực kém phát triển trong nước. Do phần lớn các DNNVV không đủ tài sản thế chấp để có thể nhận được khoản tín dụng lớn bên cạnh những khoản tín dụng ưu đãi, ở Đức cịn khá phổ biến các tổ chức bảo lãnh tín dụng. Những tổ chức này được thành lập và bắt đầu hoạt động từ những năm 1950 với sự hợp tác chặt chẽ của Phòng thương mại, Hiệp hội doanh nghiệp, Ngân hàng và chính quyền Liên bang. Nguyên tắc hoạt động cơ bản là vì khách hàng, DNNVV nhận được khoản vay từ ngân hàng với sự bảo lãnh của một tổ chức bảo lãnh tín dụng. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tổ chức này sẽ có trách nhiệm hồn trả khoản vay đó cho ngân hàng. Ngồi ra, các khoản vay có thể được chính phủ tái bảo lãnh. Với các cơ chế và chính sách hỗ trợ như vậy, các DNNVV ở Đức đã khắc phục được khá nhiều khó khăn trong q trình huy động vốn.

Tại Nhật Bản, các chính sách về DNNVV được hình thành từ những

giúp các DNNVV tháo gỡ khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh như khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự đảm bảo về vốn vay… Các biện pháp hỗ trợ này được thực hiện thơng qua hệ thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính cơng cộng phục vụ DNNVV như cơng ty tài chính DNNVV, cơng ty tài chính nhân dân và ngân hàng Shoko Chukin do Chính phủ đầu tư thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ cho các DNNVV để đổi mới máy móc thiết bị, hỗ trợ vốn lưu động dài hạn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm

Qua kinh nghiệm phát triển DNNVV của các nước nêu trên, có thể thấy Chính phủ đóng vai trị khá lớn trong việc định hướng phát triển và hỗ trợ cho sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ sẽ khơng phát huy hết tác dụng nếu như khơng có sự nỗ lực tích cực từ phía doanh nghiệp. Có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm của các nước như sau:

- DNNVV nhận được sự hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước: Chính phủ các

nước dành nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ huy động vốn cho loại hình doanh nghiệp này. Ngồi việc rất nhiều ngân hàng Nhà nước và tư nhân đứng ra tài trợ cho DNNVV cịn có sự ra đời của các quỹ hỗ trợ. Các chính sách này thực hiện kịp thời để đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

- Thành lập các tổ chức bảo lãnh tín dụng: do DNNVV không đủ tài sản

thế chấp để đáp ứng điều kiện cho vay của các tổ chức tín dụng. Nếu DN làm ăn thua lỗ thì các tổ chức này sẽ có trách nhiệm với ngân hàng trong việc trả các khoản vay.

vốn cho các DNNVV, Việt Nam đã và đang áp dụng các chính sách hỗ trợ tương tự. Các ngân hàng đầu tư chuyên hỗ trợ vốn cho các DNNVV, các tổ chức tài chính hỗ trợ vốn cho các DNNVV ra đời, các định chế cho vay, mức lãi suất cho vay vừa đảm bảo sự chặt chẽ của hệ thống tín dụng, vừa khuyến khích các DNNVV phát triển. Đồng thời, lãi suất cho vay đối với các DNNVV cần phải thấp hơn nữa để thể hiện tính ưu đãi, hỗ trợ. Ngồi ra, việc thành lập các tổ chức hỗ trợ DNNVV nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÁI BÌNH

2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÁI BÌNH

2.1.1. Tình hình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Bình Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh. Tỉnh Thái Bình cách Thủ đơ Hà Nội khoảng 110 km (về phía Đơng Nam), có toạ độ từ 20o17' đến 20o44' độ vĩ Bắc và từ 106o06' đến 106o39' độ kinh Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Hưng n, Hải Dương và thành phố Hải Phịng, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Đơng giáp vịnh Bắc Bộ.

Diện tích đất tự nhiên của Thái Bình khoảng 1.546,54 km2 chiếm 0,5% diện tích đất đai của cả nước. Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, nổi tiếng là “bờ xơi, ruộng mật” do được bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sơng Thái Bình. Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1m đến 1,5 m so với mực nước biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Từ Tây sang Đông dài 54 km, từ Bắc xuống Nam dài 49 km. Được bao bọc bởi hệ thống sơng, biển khép kín; có bờ biển dài 54 km và 4 con sông lớn chảy qua địa phận tỉnh gồm: Sơng Hố, sơng Luộc, hạ lưu Sông Hồng và sông Trà Lý; với 5 cửa sông lớn đổ ra biển: Văn Úc, Diêm Điền, Trà Lý, Lân và Ba Lạt. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nơng nghiệp tại Thái Bình với cơ cấu cây trồng vật ni phong phú, đa dạng.

Thái Bình có mỏ khí đốt tự nhiên tại huyện Tiền Hải với sản lượng khai thác bình quân hàng triệu m3/năm; mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450m với trữ lượng khoảng 12 triệu m3; trong lịng đất có mỏ than nâu thuộc bể than

nâu vùng đồng bằng sông Hồng với trữ lượng rất lớn trên 3 tỷ tấn.

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay các doanh nghiệp mới ra đời ngày càng tăng. Theo số liệu tổng hợp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình, số lượng doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp tính đến hết ngày 30/06/2012 hiện đang hoạt động là 3.239 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp nhỏ và vừa là 3.169 doanh nghiệp chiếm 97,84% tổng số doanh nghiệp và chiếm 61,79% tổng vốn đăng ký.

Hình 2.1: Số lượng DNNVV giai đoạn 2007 đến 30/6/2012

Nguồn: [Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình (2007 - 2012), Báo cáo tổng hợp doanh nghiệp]

Năm 2007, số lượng DNNVV trên địa bàn tỉnh là 1.611 doanh nghiệp. Năm 2008 là 1.814, năm 2009 là 2.210. Năm 2010 số lượng DNNVV đã gia tăng mạnh mẽ đạt 2.768 doanh nghiệp, gấp 1,7 lần năm 2007. Đến hết ngày 30/06/2012 số lượng doanh nghiệp đã đạt gần gấp 2 lần năm 2007.

Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng doanh nghiệp, đóng góp của doanh nghiệp vào nền kinh tế cũng gia tăng đáng kể. Năm 2011, DNNVV đóng góp khoảng 47% GDP của tỉnh. Đầu tư doanh nghiệp năm 2011 cũng xấp xỉ 55% tổng số vốn đầu tư. Tuy nhiên, quy mơ và trình độ kỹ thuật cơng nghệ nhìn chung vẫn là nhỏ và siêu nhỏ, đi kèm với trình độ kỹ thuật cơng nghệ thấp. Tài sản cố định bình quân của một doanh nghiệp đạt thấp, nhưng mức trang bị cho một lao động càng thấp hơn. Bình quân một lao động của doanh nghiệp chỉ đạt 20,7 triệu đồng/lao động.

- Quy mơ vốn:

Hình 2.2: Tỷ trọng doanh nghiệp phân theo quy mô vốn đến 30/06/2012

Nguồn: [Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình (T6/2012), Báo cáo tổng hợp doanh nghiệp]

Hình 2.2 cho thấy trong tổng số doanh nghiệp của tỉnh, số doanh nghiệp có vốn dưới 20 tỷ đồng chiếm 95%, vốn từ 20 đến 1 00 tỷ đồng chiếm 4 % và trên 100 tỷ đồng chiếm 1%. Như vậy, DNNVV tại tỉnh Thái Bình có quy mô vốn nhỏ nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp.

Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình (tính đến ngày 30/06/2012) Đơn Diễn giải vị Tổng số tính Doanh nghiệp DN nhỏ và vừa Vốn đăng ký Triệu của DNNVV đồng Doanh nghiệp DN lớn Vốn đăng ký Triệu của DN lớn đồng

Nguồn:[Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình (T6/2012), Báo cáo tổng hợp doanh nghiệp]

Số liệu bảng 2.1 cho thấy các công ty thành lập chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên với số lượng là 1.313 doanh nghiệp, chiếm 41,43% trên tổng số các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do loại hình doanh nghiệp này được phép thành lập từ những năm 1992 theo luật công ty, hơn nữa quá trình hoạt động việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên là thuận lợi, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp của mình nên có nhiều người lựa chọn loại hình này. Tiếp theo là loại hình doanh nghiệp tư nhân, cũng có những hạn chế nhất định, vì chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp nên loại hình này thành lập khơng nhiều chỉ chiếm 14,14% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa. Loại hình doanh nghiệp Cơng ty TNHH một thành viên tăng nhanh do trước đây chỉ có loại hình Cơng ty TNHH một thành viên chủ sở hữu là một tổ chức mới được phép thành lập, từ năm 2007 loại hình này chủ sở hữu là cá nhân đã được phép thành lập, số lượng là 613 doanh nghiệp (so với năm 2009 là 176). Cơng ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có nhiều cổ đơng góp vốn, nên có ít rủi ro trong q trình hoạt động, có nhiều điểm tiên tiến, ưu việt hơn. Nhưng số vốn đăng ký lớn hơn các loại hình doanh nghiệp khác nên đa số là doanh nghiệp lớn, chỉ có 25,09% là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bảng 2.2: Sự phân bố của các DNNVV theo địa bàn hoạt động (tính đến 30/6/2012) Địa bàn hoạt động Tiền Hải Kiến Xương Vũ Thư Hưng Hà Quỳnh Phụ Đông Hưng Thái Thụy Thành phố Tổng số

Nguồn: [Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình (T6/2012), Báo cáo tổng hợp doanh nghiệp]

Bảng 2.2 cho thấy sự phân bố của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Bình khơng đồng đều. Khu vực thành phố Thái Bình là khu vực trung tâm của tỉnh, thuận lợi về mọi mặt cho quá trình phát triển của các doanh nghiệp như giao thơng, trao đổi hàng hóa, ngun liệu, dân cư đơng,… nên thu hút nhiều nhà đầu tư. Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là 1.400 DN chiếm 44,21%. Tiếp theo là các DN chủ yếu tập trung ở những khu vực có lợi thế về tài nguyên như huyện Thái Thụy là vùng ven biển có cảng biển thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ, đóng tàu và thuỷ sản, tổng số là 500 DN chiếm 15,78%. Cùng với huyện Thái Thụy thì huyện Tiền Hải có khí mỏ, là

vùng ven biển nên ở vùng này chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất sứ vệ sinh, gạch ốp lát, thuỷ sản, nước khoáng, mỹ nghệ,... Một số doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng truyền thống tập trung chủ yếu ở huyện Hưng Hà và Đông Hưng như mặt hàng dệt (nổi tiếng ở làng Mẹo, huyện Hưng Hà).

Bảng 2.3: Dự kiến hoạt động của DN năm 2012 so với năm 2011

Đơn vị tính: % Nội dung 1. Lao động 2. Vốn 3. DT thuần 4. LN trước thuế 5. Kim ngạch XK

Nguồn: [Số liệu tổng hợp điều tra]

Đây là bảng số liệu tổng hợp kết quả điều tra của 100 DNNVV đang hoạt động trên địa bàn về dự kiến hoạt động của doanh nghiệp mình năm 2012 so với năm 2011. Bảng 2.3 cho thấy chiếm tỷ trọng cao nhất (40%) đó là sự tăng vốn trên 20% của các DN. Năm 2012 nền kinh tế đang trong tình trạng suy thối, nên hầu hết các DN đều xác định về quy mơ hoạt động của mình, do đó số lượng lao động tăng rất ít để tiết kiệm chi phí nhằm mục đích đảm bảo về lợi nhuận mà các DN đã đặt ra.

2.1.2. Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Bình hiện nay

thuận lợi và khó khăn nhất định. Xác định được những điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để khắc phục cũng là một trong những yếu tố phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.

2.1.2.1. Những thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Bình

- Thứ nhất, DNNVV được công nhận là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Thái Bình nói riêng và của cả nước nói chung. Thể chế

hóa đường lối, chủ trương của Đảng, trong thời gian qua, Nhà nước khơng ngừng hồn thiện các chính sách khuyến khích DNNVV phát triển, từng bước bãi bỏ các quy định, hạn chế khơng cịn phù hợp, cải thiện môi trường pháp lý trong kinh doanh, thủ tục hành chính… thể hiện qua các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh đã được đơn giản hóa cũng như rút ngắn thời gian hơn. Nếu như trước đây, luật quy định thời hạn đăng ký kinh doanh là 45 ngày thì hiện nay chỉ cịn 10 ngày. Đây là những điều kiện thực tế tạo niềm tin và khuyến khích các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thứ hai, DNNVV ở tỉnh Thái Bình hoạt động ngành nghề kinh doanh dựa trên những điều kiện thuận lợi của địa bàn, của tự nhiên ban tặng. Sự hình

thành, tồn tại và phát triển của DNNVV rất nhạy cảm với bối cảnh kinh tế. Nó phản ứng nhanh trước sự chuyển biến mạnh về sản phẩm, dịch vụ, quy trình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái bình (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w