THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN KINH DOANH CHO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái bình (Trang 66)

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÁI BÌNH

2.2.1. Thực trạng huy động nguồn vốn tín dụng ngân hàng

Trong guồng máy chung của nền kinh tế cả nước, Thái Bình những năm qua đã thu hút được khá nhiều nguồn vốn phục vụ cho phát triển kinh tế

dụng luôn đạt được sự tăng trưởng cao và thực sự là nguồn vốn chủ yếu đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế Thái Bình.

Hoạt động tín dụng đã và đang trở thành cầu nối cho phát triển kinh tế, trong năm đã duy trì được nhịp độ tăng trưởng ổn định ở mức cao mà vẫn đảm bảo an toàn trong huy động và cho vay vốn. Các ngân hàng thương mại đã tổ chức nhiều hình thức khuyến mại để huy động tiền tiết kiệm trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn vay của các chủ thể kinh tế tại địa phương.

Thực tế, khi tác giả khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh của các DN năm 2012 (chỉ tiêu 2/II trên phiếu điều tra) có 21% số DN có tình hình sản xuất kinh doanh tăng vì đây là những DN lớn có uy tín và khả năng vay vốn dễ dàng, cịn 54% số DN có tình hình sản xuất kinh doanh giảm vì rất nhiều lý do trong đó nổi cộm là khó khăn trong việc tiếp cận vốn/ lãi suất cao. Cịn lại là 25% DN giữ ngun tình hình sản xuất kinh doanh so với năm 2011. Qua quá trình điều tra phỏng vấn các DN thì một trong những trở ngại lớn đối với sự phát triển của các DNNVV hiện nay là “thiếu vốn”. Đây là khó khăn được coi là trầm trọng nhất và là gốc rễ sâu xa tạo ra những bất lợi khiến loại hình DNNVV chưa thể vươn lên đúng với vị thế của mình trong nền kinh tế thời gian qua. Dù cho trong thực tế có một sự gia tăng tín dụng chính thức dành cho khu vực này, nhưng khoản tín dụng này vẫn khơng đáp ứng được nhu cầu vốn cho các DNNVV này vì hai lý do: (1) doanh nghịệp nhỏ và vừa chỉ nhận một phần nhỏ trong phân bổ tín dụng và (2) tất cả các khoản tín dụng trong khu vực tư nhân chủ yếu là ngắn hạn.

Vốn tự có của DNNVV thường được tạo ra từ vốn riêng của chủ doanh nghiệp, vốn góp của các bạn bè, cổ đông, họ hàng. Nguồn vốn nhỏ bé này chỉ chiếm khoảng từ 5 - 10% vốn luân chuyển của doanh nghiệp. Hiện hầu hết các doanh nghiệp trong tỉnh có quy mơ nhỏ và siêu nhỏ. Trong đó, xét riêng về vốn, số doanh nghiệp có vốn dưới 20 tỉ đồng chiếm 95%, số doanh

nghiệp có vốn từ 20 - 100 tỉ đồng chiếm 4%, số doanh nghiệp có vốn trên 100 tỉ đồng chỉ chiếm 1%. Với quy mô vốn nhỏ lẻ như thế, nhu cầu vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các DNNVV luôn rất lớn.

Theo số liệu điều tra của ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thái Bình tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tính đến 30/06/2012 của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 21.283 tỷ đồng. Trong đó cho vay đối với 4 nhóm lĩnh vực ưu tiên gồm: phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 9.000 tỷ đồng; cho vay phục vụ xuất khẩu chiếm 820 tỷ đồng; cho vay với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đạt 2.470 tỷ đồng và cho vay với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 8.000 tỷ đồng.

Trong điều kiện phải thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ thì mức doanh số cho vay như trên là khá lớn, tăng tới 6,1% so với 31/12/2011, trong khi đó mức trung bình tồn quốc chỉ tăng 0,76% và cao hơn nhiều so với một số tỉnh trong khu vực như Hải Dương, Hưng Yên. Trước việc rất nhiều doanh nghiệp sản xuất khó khăn, hoạt động cầm chừng, thậm chí phá sản, giải thể, lượng hàng tồn kho lớn, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện giảm mặt bằng lãi suất cho vay khoảng 5%/năm, từ 18-20%/năm vào thời điểm những tháng đầu năm xuống mức trần 15%/năm như hiện nay. Đồng thời điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các hợp đồng vay cũ từ 19- 20%/năm xuống còn 15% với số tiền khoảng 15.000 tỷ đồng, chiếm gần 70% tổng dư nợ. Áp dụng mức lãi suất trần cho vay 13%/năm đối với 4 nhóm lĩnh vực ưu tiên là nơng nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cho rằng lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao cần tiếp tục giảm hơn nữa và đề nghị kéo dài thời hạn cho vay. Nhưng lãi suất huy động cũng như cho vay phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế và mục tiêu của Chính phủ. Dự báo mức lạm phát chung cho cả

năm 2012 khoảng 7%, như vậy với mức lãi suất huy động 9%/năm như hiện nay thì người gửi tiền chỉ thực lãi khoảng 2%/năm. Nếu tiếp tục hạ lãi suất huy động thì người gửi tiền sẽ quay lưng với ngân hàng và chuyển sang tích trữ các ngoại tệ khác. Chỉ khi lạm phát giảm thì lãi suất huy động mới giảm theo và khi đó mới có điều kiện hạ lãi suất cho vay. Cơ cấu dư nợ phụ thuộc chủ yếu vào cơ cấu huy động vốn, nếu phần lớn lượng vốn huy động là ngắn hạn thì ngân hàng khơng thể tăng mức cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên thực tế tại Thái Bình thì dư nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp chỉ chiếm 32,6% tổng dư nợ (tương đương 3.485 tỷ đồng), còn lại dư nợ trung và dài hạn chiếm tới 67,4% tổng dư nợ (tương đương 7.195 tỷ đồng).

Trước thực tế các doanh nghiệp SXKD gặp khó khăn về vốn, khơng phải ngân hàng khơng có vốn cho doanh nghiệp vay, mà bản thân các ngân hàng cũng đang gặp khó khăn cần sự chia sẻ của doanh nghiệp và các ngành chức năng. Cụ thể là tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn đang ở mức khá cao, tính đến cuối tháng 6 năm 2012, tồn tỉnh có 85 doanh nghiệp có nợ xấu với số dư 2.255 tỷ đồng, chiếm tới 22,2% tổng dư nợ cho vay khối doanh nghiệp. Ngồi ra, trên địa bàn hiện có 125 doanh nghiệp cịn nợ đọng kéo dài với số dư 778 tỷ đồng. Việc xử lý số nợ trên hiện đang rất chậm và gặp nhiều vướng mắc. Một số doanh nghiệp lợi dụng khó khăn để chây ỳ, khơng hợp tác với ngân hàng trong việc thanh tốn vốn. Cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp thiếu đồng bộ, nhất là cơ chế phối hợp trong xác nhận quyền sở hữu tài sản doanh nghiệp…

Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng ngân hàng từ năm 2009 đến T6/2012 (ĐVT: tỷ đồng) Chỉ tiêu Tổng vốn nợ Chia ra: Dư nợ ngắn hạn

Dư nợ trung và dài hạn

Nguồn: [Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Bình (2009 – 2012), Báo cáo tình hình cho vay của ngân hàng thương mại]

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) khẳng định, hiện 80% lượng vốn cung ứng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là từ kênh ngân hàng. Tuy nhiên, khơng phải doanh nghiệp nào cũng có thể vay được vốn ngân hàng. Tại các cuộc tiếp xúc giữa Chính phủ và doanh nghiệp dân doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nhiều lần nêu lên thực tế này, trong đó, khó khăn nhất là những doanh nghiệp mới thành lập, chưa có uy tín trên thị trường. Quy mơ của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng càng dễ. Doanh nghiệp muốn được vay vốn từ các tổ chức tín dụng phải thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

+ Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính

phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bảng 2.6: Mức độ cản trở đến hoạt động SXKD của DN

(0 = Không gây cản trở, 1= Đôi chút cản trở, 2 = Tương đối cản trở, 3 = Cản trở đáng kể, 4 = Cản trở rất nghiêm trọng, K = Không biết)

Đơn vị tính: % 1. Điện cung cấp định 2. Chi phí vận tải 3. Tiền thuê đất 4. không ổn định 5. Thuế suất 6. Quản lý thuế

7. Trình độ và kỹ thuật của lao động hiện có

8. Tiếp cận nguồn vốn

9. Lãi suất vay quá cao

10. Lạm phát cao và biến động thất thường

11. Hệ thống pháp lý và giải quyết tranh chấp

Nguồn: [Số liệu tổng hợp điều tra]

tiếp cận nguồn vốn của DN (46% cản trở đáng kể đến hoạt động SXKD) và mức lãi suất cho vay quá cao (72% là nhân tố cản trở rất nghiêm trọng). Đây

cũng là một trong hai nhân tố mà hầu hết các DN khi được điều tra đều đưa ra là trở ngại lớn nhất. Trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế chưa thốt ra được khỏi tình trạng suy thối, hàng tồn kho nhiều điều đó càng ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn của các DN, nhất là các DNNVV. Đây cũng là một trở ngại rất lớn cho DN trong q trình hoạt động cũng như mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh. Và đó cũng là một trong những lý do khiến tỷ lệ nợ trên tổng tài sản các DNNVV được điều tra thấp, chỉ khoảng 9,2% và dường như lợi nhuận giữ lại vẫn là nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu vốn, các doanh nghiệp đã tiếp cận với nguồn vốn phi chính thức như vay nặng lãi, vay người thân, bạn bè… Tuy nhiên, phạm vi và quy mô nguồn vốn này không lớn, chủ doanh nghiệp phải chịu lệ thuộc vào sự giúp đỡ tài chính, gây nên mối quan hệ tài chính cá nhân cao, thậm chí va chạm tới sự độc lập trong kinh doanh.

Bảng 2.7: Tỷ trọng cho vay DNNVV của một số ngân hàng năm 2011

Ngân Hàng - Ngân hàng Công Thương Việt Nam

- Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam

- Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông Việt Nam

Nguồn: [Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Bình (2011), Báo cáo tình hình cho vay của ngân hàng thương mại]

chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp. Ngân hàng Cơng thương có tỷ trọng cho vay DNNVV cao nhất chiếm 31,68%, còn lại các ngân hàng thương mại Nhà nước khác có tỷ trọng cho DNNVV vay thấp, mức độ quan tâm của ngân hàng đối với khối doanh nghiệp này chưa cao.

Hiện nay, ở các khu vực kinh tế phát triển trên cả nước như các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất… các doanh nghiệp được tiếp cận nhiều với một phương thức đầu tư vốn khá mới của ngân hàng đó là tín dụng th mua. Hình thức tín dụng này có sự linh hoạt cao và rất phù hợp với các doanh nghiệp đang có nhu cầu mở rộng sản xuất, đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhưng ngay tại thời điểm đó khơng đủ vốn đầu tư hoặc khơng đủ điều kiện vay vốn. Ở Thái Bình, một số doanh nghiệp đã bước đầu làm quen với hình thức vay vốn này nhưng khơng có nhiều doanh nghiệp biết đến, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể.

Điều đó cho thấy một thực trạng là ngân hàng thì thừa tiền nhưng doanh nghiệp vẫn khơng có vốn để sản xuất kinh doanh hoặc vẫn chưa biết cách để tiếp cận các nguồn vốn từ các kênh và các hình thức khác nhau.

2.2.2. Thực trạng huy động nguồn vốn từ cho thuê tài chính

Trên thế giới hiện nay, hoạt động thuê tài sản được sử dụng rộng rãi và được hầu hết các DNNVV sử dụng. Ở Mỹ, cứ 10 doanh nghiệp thì có đến 8 doanh nghiệp đi th tài chính vì tính linh hoạt và tiện lợi của hình thức này. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các doanh nghiệp mới chỉ biết đến việc huy động vốn qua hoạt động thuê tài chính. Thuê hoạt động chưa thực sự phát triển do các cơng ty cho th cịn gặp nhiều khó khăn trong việc cho thuê lại tài sản khi hợp đồng thuê trước đã hết hiệu lực mà tài sản vẫn còn chưa khấu hao hết.

Hoạt động cho th tài chính rất phù hợp với tình trạng hạn chế về năng lực vốn của các DNNVV, nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạn hẹp về ngân quỹ, các doanh nghiệp có mức độ tín nhiệm thấp có được cơ sở vật chất và thiết bị cần thiết để sử dụng. Khi thuê mướn tài sản, doanh nghiệp tránh được rủi ro khi tài sản mất giá. Ngồi ra, khi có nhu cầu thay đổi hoặc nâng cấp tài sản, doanh nghiệp có thể tùy cơ ứng biến bằng cách thuê bổ sung hoặc ngừng thuê. Doanh nghiệp chỉ trả chi phí cho thời gian sử dụng thiết bị thay vì phải trả tồn bộ giá trị thiết bị.

Thủ tục đi thuê đơn giản, linh hoạt nhanh gọn hơn đi vay vì bớt được thời gian làm thủ tục thế chấp, bảo lãnh. Với những ưu thế nổi bật như hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí, thủ tục tương đối đơn giản, khơng phải thế chấp... cho thuê tài chính ngày nay đang là một loại hình kinh doanh dịch vụ được ưa chuộng trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển.

Cho thuê tài chính đã chính thức xuất hiện ở Việt Nam từ cuối năm 1997, là một trong các kênh dẫn vốn trung dài hạn cho các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, vốn đầu tư cho các DNNVV chủ yếu là bằng nội lực. Điều này hạn chế khả năng phát triển quy mô sản xuất kinh doanh và tiếp cận các công nghệ mới tiên tiến của thế giới để tăng chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Gần 50% doanh nghiệp bị thiếu thông tin về các cơng ty cho th tài chính. Vì thế khi có nhu cầu về vốn để đổi mới cơng nghệ, mua sắm máy móc thiết bị, các doanh nghiệp vẫn tìm đến các ngân hàng để vay vốn mặc dù ở đây thủ tục rất chặt chẽ và điều kiện để vay tương đối khó. Điều đó cho thấy trong thời gian tới, hoạt động cho thuê tài chính là một kênh tài trợ tín dụng hiệu quả và khơng thể thiếu của nền kinh tế. Các DN Việt nam thường trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh, trong đó có khoảng 70% doanh nghiệp thiếu vốn dài hạn, 100% doanh nghiệp thiếu vốn trung hạn.

Ở Thái Bình cho th tài chính chưa thực sự phát triển xứng tầm với vai trị của nó trong nền kinh tế, trong tỉnh hiện chưa có cơng ty cho th tài chính nào. Các DN tham gia thị trường cho thuê tài chính chiếm một tỷ lệ rất thấp trong thị trường vốn và chưa có thói quen sử dụng dịch vụ cho th tài chính.

Bảng 2.8: Nhu cầu huy động vốn để SXKD của DNNVV

(Mỗi DN được lựa chọn 2 nguồn chính)

Đơn vị tính: %

STT Nội dung

1 Vay vốn của các ngân hàng thương mại Nhà nước

2 Vay vốn của các ngân hàng thương mại nước ngoài 3 Vay vốn của các ngân hàng thương mại ngoài Nhà nước

4 Huy động vốn từ các quỹ đầu tư tư nhân

5 Vay vốn của bạn bè, người thân

6 Phát hành trái phiếu doanh nghiệp

7 Thành lập công ty đại chúng/IPO

8 Thuê mua (Leasing)

9 Phương thức khác

Nguồn: [Số liệu tổng hợp điều tra]

Qua số liệu bảng 2.8 ta thấy đa số các DN khi có nhu cầu đến vốn thì ngân hàng là nơi mà họ nghĩ đến đầu tiên. Ngoài ra, khi được hỏi về dịch vụ cho th tài chính thì 62% số DN được hỏi trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho th tài chính; gần 38% hồn tồn khơng biết về dịch vụ này, thậm chí có DN hiểu cho th tài chính như hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái bình (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w