7. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
1.2 Chất lượng tín dụng
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá
1.2.2.1 Chỉ tiêu định tính
Các chỉ tiêu định tính thường mang tính tương đối vì nó cịn phục thuộc vào từng điều kiện cụ thể của các ngân hàng. Các chỉ tiêu này thường dùng để đánh giá tình hình, quy chế, chế độ tín dụng và mức độ tuân thủ của ngân hàng, được thể hiện qua một sơ khía cạnh khác nhau:
- Hoạt động tín dụng thực hiện theo đúng quy trình, tn thủ các ngun tắc tín dụng.
Ngân hàng là một tơt chức kinh tế đặc thù, do đó hoạt động ngân hàng phải dựa trên các nguyên tắc nhất định để hạn chế tối đa rủi ro. Khi cấp tín dụng cần phải tn thủ nghiêm ngặt, đúng quy trình cấp tín dụng, phải thực hiện đúng quy trình trước và sau giải ngân.
- Hoạt động tín dụng cần đảm bảo tuân thủ theo pháp luật, các văn bản pháp quy 16
- Hoạt động tín dụng đảm bảo đúng mục tiêu định hướng của ngân hàng. Tùy từng thời kì mà ngân hàng có những mục tiêu ngắn hạn, trung và dài hạn khác nhau,
các mục tiêu định hướng hiện tại và tương lai. Do đó hoạt động tín dụng cần
phải gắn
với việc hướng đến các mục tiêu định hướng của tùy từng ngân hàng.
- Tính hiệu quả trong việc quản trị rủi ro của ngân hàng. Trong các hoạt động tín dụng ln ln tiềm ẩn rủi ro, do đó cần phải phát hiện sớm các rủi ro, đo lường
mức độ tổn thất khi xảy ra rủi ro, kiểm sốt và xử lí rủi ro kịp thời để đưa ra
các quyết
định phù hợp, hạn chế thấp nhất các tổn thất cho ngân hàng.
- Chính sách quản trị điều hành phù hợp với yêu cầu cạnh tranh và phát triển kinh tế của ngân hàng trong các giai đoạn khác nhau.
- Uy tín của ngân hàng và sự hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ của ngân hàng. Nâng cao uy tín bằng những chính sách cụ thể hướng đến phục vụ
lợi ích
tối đa cho khách hàng, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của ngân
hàng, từ
đó tạo được lịng tin và hình ảnh của ngân hang đối với khách hàng.
1.1.2.2. Chỉ tiêu định lượng
a) Chỉ tiêu nợ quá hạn
Số dư nợ quá hạn trong kì
Tỉ lệ nợ q hạn = -----------÷7-----—-------------X 100% Tong dư nợ
Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản trong việc đánh giá chất lượng tín dụng của ngân
hàng. Đây là các khoản nợ mà khi đến hạn khách hàng khơng có khả năng thanh toán nợ gốc và lãi. Khi một khoản vay khơng được trả đúng hạn đã cam kết mà khơng có lí do hợp lí thì khoản nợ này sẽ bị chuyển nhóm nợ với lãi suất cao hơn bình thường, chỉ số này càng cao thì NHTM càng gặp khó khăn và có nguy cơ mất vốn, chất lượng tín dụng càng giảm và ngược lại.
Theo quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng cụ thể, tổ chức tín dụng thực
hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau: - Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
• Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn
• Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn cịn lại
• Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
• Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
• Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
• Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
• Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;
• Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
• Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
• Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
• Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: • Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
• Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
• Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Tỉ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng, cho biết cứ 1 đồng dư nợ của ngân hàng có bao
nhiêu đồng nợ xấu. Tỉ lệ nợ xấu càng thấp càng tốt và theo quy định của NHNN thì tỉ lệ này khơng được vượt quá 5%
c) Chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng
ʊv A' ., , Doanh số thu nợ λλλλ, Vong quay vốn tín dụng = ---------777—7- X 100%
■ Dư nợ bình quần
Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng tính tốn hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lí vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chỉ tiêu này phản ảnh số vòng chu chuyển của vốn vay trong năm tức là một đồng vốn của ngân hàng được cho vay bao nhiêu lần trong năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nếu vòng quay vốn tín dụng nhanh chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kì sản xuất và lưu thơng hàng hóa, đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp. Mặt khác, ngân hàng cũng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác.
d) Hiệu suất sử dụng vốn vay( chỉ tiêu tổng dư nợ )
Tổng dư nợ cho vay Hiệu suất sử dụng vôn vay = —--------------7----—■----TT—
Tong nguon von huy động
Hiệu suất sử dụng vốn vay phản ảnh kết quả sử dụng vốn để đầu tư của ngân hàng thương mại, chỉ tiêu này cũng mang tính tương đối giúp so sánh khả năng cho vay và khả năng huy động vốn của ngân hàng. Do đó hệ số này càng lớn chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn hiệu quả, hợp lí và an toàn.
e) Tỉ lệ dư nợ cho vay/ Tổng tiền gửi ( LDR)
LDR = ^ X 100%
Trong đó:
- LDR: là tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.
- L: là tổng dư nợ cho vay quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
- D: là tổng tiền gửi quy định tại khoản 4 Điều này.
Tỷ lệ LDR là một trong những tỷ số quan trọng dùng để đánh giá chỉ tiêu an toàn của ngân hàng. Thơng thường, LDR càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng lớn, nhưng đánh đổi là rủi ro thanh khoản cũng cao hơn, bởi tín dụng được coi là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của ngân hàng nhưng lại là tài sản sinh lời chính. LDR tăng, năng lực bảo vệ mình trước nguy cơ rút tiền gửi đột ngột sẽ giảm tương ứng. Hiện nay Việt Nam là một trong ít nước vẫn cịn sử dụng tỷ lệ LDR. Mục tiêu chính duy trì chỉ số này là quản lý thanh khoản tốt hơn.
Thông tư 22/2019 mới được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành vào ngày 15/11/2019 đã có thay đổi quy định giới hạn tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Một quy định đáng chú ý là từ ngày 1/1/2020, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) tối đa ở mức 85% cho tất cả NH theo thông tư 22/2019/NHNN. Như vậy, các NH TMCP huy động được 100 đồng chỉ được sử dụng cho vay 85 đồng,
còn 15 đồng phải để dự trữ thanh khoản. Thơng thường 15 đồng đó các ngân hàng mua trái phiếu, cổ phiếu - tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ thanh khoản.
Trong trường hợp xấu nhất, các ngân hàng có thể lấy tài sản đó bán ra để lấy tiền trả các nghĩa vụ nợ; hoặc có thể chiết khấu với NHNN trên thị trường OMO để lấy tiền mặt trả nghĩa vụ nợ. Như vậy, có thể thấy mục tiêu quan trọng nhất của tỷ lệ LDR là đảm bảo thanh khoản.
f) Trích lập dự phịng rủi ro
Dự phịng rủi ro là khoản tiền được trích lập dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết. Tùy theo mức độ rủi ro mà các tổ chức tín dụng phải trích lập DPRR từ 0 đến 100% giá trị khoản vay
Tỉ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng
Dự phịng rủi ro tín dụng trích lập Dư nợ bình qn
Dự phịng chung được trích lập cho tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ trừ các khoản sau:
• Tiền gửi (trừ tiền gửi thanh tốn) tại tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngồi.
• Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khác tại Việt Nam.
Dự phịng cụ thể được trích lập trên cơ sở phân loại các khoản nợ, cơng thức tính:
R=max{0,(A-C)}*r Trong đó:
R: Số tiền dựphịng cụ thể phải trích A: Giá trị của khoản nợ
C: Giá trị TSBĐ
R: Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể
Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể đối với từng nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 là:
Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%