2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG NGOẠ
2.2.1. Các giai đoạn phát triển của logistics tại Việt Nam
Ra đời và phát triển cùng với hoạt động ngoại thƣơng nên các khâu của logistics đã xuất hiện khá sớm tại Việt Nam. Tuy nhiên, do những giới hạn có tính chất lịch sử nhƣ q trình thực hiện kinh tế kế hoạch hố tập trung hay việc nhà nƣớc giữ độc quyền ngoại thƣơng trong thời gian dài nên chỉ mới trong những năm gần đây, logistics hiện đại với đầy đủ ý nghĩa mới có cơ hội đƣợc phát triển và giành đƣợc những thành tựu ban đầu.
Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập với kinh tế thế giới, ngoại thƣơng của Việt Nam đã tăng trƣởng manḥ me g và do đó hoạt động logistics cũng có nhiều cơ hội để phát triển. Hiện nay, logistics ở Việt Nam đã bƣớc đầu phát triển và dần hình thành một thị trƣờng cung cấp dịch
vụ. Quá trình này đƣợc hình thành theo thời gian và thực tế ở Việt Nam, logistics chủ yếu đƣợc thực hiện dƣới ba hình thức cơ bản.
2.2.1.1. Hình thức 1PL.
Theo hình thức này, logistics đƣợc tổ chức và thực hiện bởi chính cơng ty có nhu cầu dịch vụ. Trƣớc đây, trong mỗi doanh nghiệp kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu thƣờng có tổ chức một phịng chức năng chuyên đảm nhiệm những nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu nhƣ mở L/C, lập bộ chứng từ xuất nhập khẩu, làm thủ tục hải quan, kê khai thuế xuất nhập khẩu
… Nhƣ vậy, phòng chức năng này sẽ đảm nhiệm việc thực hiện một số khâu trong hoạt động logistics của doanh nghiệp. Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập, các khâu nghiệp vụ trong hoạt động xuất nhập khẩu đã đƣợc quy chuẩn hoá rất nhiều nên quy trình hoạt động xuất nhập khẩu cũng dễ dàng và đơn giản hơn. Hiện nay, trong hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng xuất nhập khẩu thƣờng đƣợc tổ chức thành các phịng thị trƣờng vừa có chức năng thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu vừa thực thực hiện chức năng kinh doanh. Một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn tại Việt Nam hiện nay vẫn duy trì phịng xuất nhập khẩu nhƣ một phịng chức năng (điển hình là các cơng ty may mặc, da giầy xuất khẩu) chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện các khâu trong q trình xuất nhập khẩu. Thậm chí một số doanh nghiệp còn tổ chức những đội vận tải chuyên đảm nhiệm khâu nội địa trong q trình vận tải hàng hố xuất nhập khẩu (Cơng ty May 10, Công ty Nhựa Tú Phƣơng, Công ty Dệt Hồng Quân…). Nhƣ vậy, việc tự thực hiện một số khâu dịch vụ riêng rẽ trong hoạt động logistics của các doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu đã đƣợc hình thành từ lâu và trong một số trƣờng hợp vẫn tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp kinh doanh đều có phải tự chủ và tự hạch toán để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế. Cùng với quá trình từng bƣớc hình thành thị trƣờng cung cấp dịch vụ logistics, nhiều doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã tiến hành tổ chức lại chức năng của phòng xuất nhập khẩu mà chủ yếu hoạt động với
trong q trình xuất nhập khẩu đƣợc th bên ngồi với hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều (giảm chi phí cho bộ máy nhân sự của phòng xuất nhập khẩu, tận dụng sự cạnh tranh của thị trƣờng, tính chuyên nghiệp của các bên cung cấp dịch vụ…). Q trình đó hình thành thị trƣờng cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai (2PL).
2.2.1.2. Hình thức 2PL.
Hình thức dịch vụ logistics bên thứ hai ở Việt Nam đã đƣợc hình thành khoảng những năm 70. Trƣớc đây, trong thời kỳ trƣớc đổi mới, do đặc điểm là sự độc quyền về ngoại thƣơng và các hoạt động liên quan đến ngoại thƣơng của nhà nƣớc, hoạt động 2PL đƣợc giới hạn cung cấp bởi một số doanh nghiệp nhà nƣớc nhƣ Vietrans và sau này là Vinatrans, Sotrans, Safi, Vinafco… Trong giai đoạn này, các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều phải đƣợc thực hiện thơng qua một số đơn vị có đặc quyền thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu nhƣ Generalexim, Barotex… và hoạt động logistics cũng đƣợc thực hiện mang tính độc quyền. Tại miền Nam Việt Nam trƣớc năm 1975 cũng có một số các doanh nghiệp kinh nghiêpp̣ vụ logistics nhƣng số lƣợng hạn chế và quy mô hoạt động của các doanh nghiệp này cũng rất nhỏ, chủ yếu là hoạt động giao nhận , vâṇ tải, kho baĩ. Kể từ sau đổi mới và đặc biệt là trong những năm gần đây, khi thị trƣờng cung cấp dịch vụ logistics đƣợc dần hình thành và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc các doanh nghiệp thuê một doanh nghiệp khác thực hiện những khâu trong logistics đã trở nên phổ biến. Việc thuê dịch vụ bên ngoài trong những khâu của hoạt động logistics giúp doanh nghiệp giảm đƣợc gánh nặng trong việc xây dựng đầy đủ các bộ phận để thực hiện các khâu cần thiết trong quá trình xuất nhập khẩu và do đó giảm đƣợc gánh nặng về bộ máy nhân sự và chi phí cơ hội cho những nguồn lực hữu hạn khác. Hiện nay, dịch vụ 2PL phổ biến nhất là việc thuê sử dụng xe vận tải hàng hoá cho các khâu trong nội địa (từ nơi sản xuất đến cảng cho hoạt động xuất khẩu và từ cảng về kho đối với hoạt động nhập khẩu) trong ngoại thƣơng. Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, chức năng xuất nhập khẩu đã đƣợc mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế do đó số lƣợng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
hiện nay tại Việt Nam rất lớn và quy mô cũng rất khác nhau. Đối với hầu hết các doanh nghiệp, việc đầu tƣ một đội xe chuyên vận chuyển hàng hố của mình là khơng hiệu quả hoặc không thể. Do đƣợc tổ chức và khai thác tốt, những doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải có thể tận dụng tối đa thời gian để quay vòng, nâng cao hiệu quả sử dụng xe, kết hợp vận tải hai chiều nhằm giảm tối đa chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhƣ vậy, việc thuê dịch vụ vận chuyển đƣờng bộ cho hoạt động xuất nhập khẩu có thể mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho doanh nghiệp và là giải pháp quan trọng đƣợc hầu hết các doanh nghiệp sử dụng.
Các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ vận tải nội địa cho hàng hoá xuất nhập khẩu hiện nay thuộc rất nhiều các thành phần, nổi tiếng ở khu vực các tỉnh phía Bắc có các doanh nghiệp nhƣ: khu vực các doanh nghiệp liên doanh: Draco – Dragon Logistics, công ty Liên doanh Vận tải Việt Nhật – Vijaco, Vinabridge…; doanh nghiệp nhà nƣớc đã cổ phần hố: Vietfracht, Vietrans, Vietransimex…; doanh nghiệp tƣ nhân: cơng ty Dƣơng Việt Nhật – Vijasun, công ty Trang Anh (Hải Phịng), cơng ty Dun Hải – Tasa... Bên cạnh hoạt động vận tải nội địa, việc thuê khai hải quan, hoàn thành chứng từ xuất nhập khẩu (xin chứng nhận thực xuất, xin C/O, kê khai thuế…) cũng có thể đƣợc thực hiện bởi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp. Với kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và mối quan hệ với các cơ quan chức năng nhƣ Hải quan, Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp, các công ty giám định, hun trùng…, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics có nhiều lợi thế nhƣ họ có kinh nghiệm lập bộ chứng từ, có thể cùng lúc kê khai và thực hiện nhiều bộ hồ sơ do đó sẽ giảm đƣợc chi phí đi lại, thời gian chờ đợi.
Trong những trƣờng hợp này, với nhiều lợi thế và mức phí dịch vụ ngày càng cạnh tranh, dịch vụ 2PL giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu thu đƣợc hiệu quả kinh tế cao và trên thực tế hiện nay với nhiều doanh nghiệp việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài đƣợc thực hiện nhƣ là những ƣu tiên nhằm tăng hiệu quả kinh tế và tiết kiệm nguồn nhân lực. Một số doanh nghiệp nổi tiếng chuyên cung cấp dịch vụ khai thuê hải quan, kê khai hàng nhập khẩu, hoàn
thành C/O… trên thị trƣờng hiện nay nhƣ Vinatrans, Hanotrans, Vinafreight, Bee Logistics, TMC, M&P Logistics…
2.2.1.3. Hình thức 3PL.
Tại Việt Nam, logistics bên thứ ba là hoạt động mới hình thành trong quá trình mở cửa của nền kinh tế. Tuy mới hình thành nhƣng hiện nay xu hƣớng kết hợp nhiều khâu thực hiện của logistics trong quá trình xuất nhập khẩu và sử dụng dịch vụ cung cấp bởi chỉ một bên thứ ba là rất phổ biến. Không hạn chế ở mức độ tham gia của nhà cung cấp dịch vụ logistics vào quá trình thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, hiện nay thị trƣờng dịch vụ logistics cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ 3PL đang dần hình thành với sự tham gia của đa dạng các thành phần kinh tế nhƣ các doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp cổ phần (Vinatrans, Vietrans, Vinalines Logistics, Biển Đông Logistics, Gemadept, Viconship…), doanh nghiệp tƣ nhân (T&M, TMC, Mekong Cargo…), các doanh nghiệp liên doanh (Dragon Logistics, First Logistics, Evergreen Logistics, Vietrans - TNT, APL Logistics, Schenker Logistics, Hanjin Logistics, Vijaco, Longitem, Vinabridge…) các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài (Maersk Logistics, MOL Logistics). Thị trƣờng dịch vụ 3PL ngày càng phát triển đa dạng và theo những mức độ khác nhau. Với tốc tộ tăng trƣởng kinh tế bình quân 7-8% / năm hiện nay, cùng với giá trị thƣơng mại và xuất nhập khẩu gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây khiến thị trƣờng logistics ở Việt Nam trở thành một trong những thị trƣờng có tốc độ tăng trƣởng cao trên thế giới. Bên cạnh những doanh nghiệp nội địa, hầu hết các “đại gia” trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ logistics trên thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam tạo ra một thị trƣờng cạnh tranh tƣơng đối khốc liệt và phát triển đa dạng.