6. Kết cấu của khóa luận
1.5 Nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh hoạt động nhận tiền gửi của ngân hàng
1.5 Nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh hoạt động nhận tiền gửi củangân hàng thương mại ngân hàng thương mại
Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi trong NHTM, vì vậy cần có những quy định pháp luật cần thiết đề điều chỉnh hoạt động này. Thông qua các quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của NHTM, Nhà nước có thể thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội. Với việc đưa ra những quy định về lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định về bảo hiểm tiền gửi... Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của NHTM bằng cách tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc hạn chế việc huy động vốn của NHTM sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát. Mặt khác, thông qua việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các NHTM, Nhà nước có thể kiểm sốt được tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM, từ đó kịp thời có biện pháp xử lý, giúp NHTM thốt khỏi tình trạng khó khăn về tài chính.
Hiện nay, pháp luật có khá nhiều quy định liên quan đến hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi, nhưng lại quy định rải rác trong nhiều văn bản khác nhau. Văn bản quy phạm có hiệu lực pháp lý cao nhất hiện nay có quy định về vấn đề này chính là Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, Luật các TCTD sửa đổi năm 2017, Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, Bộ luật Dân sự 2015. Ngoài ra Ngân hàng nhà nước còn ban hành một số văn bản pháp quy có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến loại hình giao dịch nhận tiền gửi như: Thơng tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành; Thông tư 49/TT-NHNN quy định về tiền gửi có kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành; Thông tư số 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ
thanh tốn khơng dùng tiền mặt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành; Thông tư 07/2014/TT-NHNN quy định lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng; Thơng tư số 40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức tín dụng nước ngồi khác có hoạt động tại Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành; Chính phủ đã ban hành một số nghị định liên quan đến tiền gửi như Nghị định số 117/2018/NĐ-CP về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
Như vậy các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành quy định hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của NHTM là tương đối đầy đủ, cụ thể hóa được các nội dung cơ bản như sau:
Quy định về các hình thức tiền gửi mà NHTM được phép huy động, so với các loại hình TCTD khác thì NHTM thực hiện hoạt động này với quy mô được mở rộng tối đa về các loại tiền gửi được nhận, mà không hạn chế. Quy định về các bên trong quan hệ tiền gửi, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ này. Mà cụ thể ở đây là NHTM và khách hàng là tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Trong quan hệ huy động vốn này, trách nhiệm của NHTM là rất lớn, yêu cầu NHTM phải làm đúng quyền và nghĩa vụ của mình, để bảo đảm cho nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, đem lại lợi ích cho cả hai bên, ổn định cả hệ thống ngân hàng và niềm tin của khách hàng. Quy định về lãi suất huy động vốn bằng nhận tiền gửi, đây là một quy định hết sức quan trọng bởi để thu hút nguồn vốn huy động, cần có chính sách lãi suất hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế cũng như nhu cầu cần vốn của NHTM. Hơn nữa không thể thiếu các quy định pháp luật về hợp đồng, việc xác lập mối quan hệ giữa NHTM với khách hàng trong giao dịch nhận tiền gửi được thực hiện qua hợp đồng tiền gửi, đây là bằng chứng pháp lý để chứng minh quan hệ này được pháp luật thừa nhận, và khi xảy ra tranh chấp liên quan đến hợp đồng thì có cơ sở để thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện tại cơ quan giải quyết tranh chấp. Các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi, NHTM huy động vốn bằng nhận tiền gửi thì phải thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn cho nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, như vậy mới tạo lòng tin cho người gửi tiền, và hiện nay nhà nước đã ban hành Luật về vấn đề này để
điều chỉnh quan hệ tiền gửi. Các quy định xử lý vi phạm trong quá trình huy động vốn bằng nhận tiền gửi. Xuất phát từ tầm quan trọng của giao dịch nhận tiền gửi, nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM, cho nên cơ quan Nhà nước cần có chế tài, các biện pháp xử lí hành chính để xử phạt những hành vi vi phạm, tránh ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế, ảnh hưởng đến niềm tin của người gửi tiền, đảm bảo an toàn cho hoạt động này vốn chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn. Về cơ bản Nhà nước đã thiết lập một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và thơng thống, tạo cơ sở cho các NHTM tiến hành hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Đồng thời pháp luật cũng hướng tới bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, đáp ứng nhu cầu gửi tiền và sử dụng các dịch vụ ngân hàng, lựa chọn hình thức gửi tiền phù hợp với mục đích và yêu cầu của họ, tạo niềm tin cho người gửi tiền. Tạo cơ sở pháp lý cho Ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng của các NHTM nói chung và hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi nói riêng vốn là một hoạt động chủ đạo trong trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ngân hàng thương mại là một trong các tổ chức tài chính trung gian quan trọng nhất của nền kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần. Ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là huy động tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền này để cho vay, thực hiện các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại. Như vậy hoạt động huy động vốn là khởi nguồn cho mọi hoạt động kinh doanh tiếp theo của ngân hàng. Cũng chính bởi những đặc trưng của ngân hàng thương mại, làm cho NHTM trở nên khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Điểm khác biệt lớn nhất chính là hoạt động nhận tiền gửi, một hoạt động huy động vốn quan trọng tạo nên nguồn vốn chủ đạo của ngân hàng thương mại, cũng chính là đặc trưng của ngân hàng thương mại. Tiền gửi chính là nguồn vốn chủ đạo trong nguồn vốn huy động của ngân hàng, vì thế mà ngân hàng thương mại đã thực hiện nhiều biện pháp cũng như các chiến lược, kế hoạch để thu về nguồn vốn quan trọng này, làm cơ sở tiền đề cho hoạt động kinh doanh của mình. Cho nên, Nhà nước cũng thiết lập hành lang pháp lý, để điều chỉnh giao dịch nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại. Bởi vì, ngân hàng thương mại chính là một trong những chủ thể quan trọng của nền kinh tế, cung cấp nguồn vốn lớn cho nền kinh tế. Vì thế để đảm bảo an tồn cho hoạt động của ngân hàng thương mại, lợi ích của cho cá nhân, tổ chức trong xã hội - người gửi tiền vào ngân hàng thương mại, thì cần ban hành các quy định pháp luật để điều chỉnh là điều hết sức hợp lý và cần thiết. Chương một đã phân tích những vấn đề khái quát nhất về hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại, một hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động tiếp theo của ngân hàng thương mại. Khơng có hoạt động này, ngân hàng thương mại sẽ khơng thể thực hiện các chức năng kinh doanh của mình nếu chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA NGAN HÀNG PVCOMBANK
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về hoạt động nhận tiền gửi 2.1.1 Chủ thể tham gia hoạt động nhận tiền gửi ở Việt Nam hiện nay
Theo quy định của Luật các TCTD 2010 tại Khoản 13 Điều 4 “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo ngun tắc có hồn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”. Như vậy hoạt động nhận tiền gửi ln ln có sự tham gia của hai chủ thể là bên nhận tiền gửi và bên gửi tiền.
a. Quy định hiện hành về người gửi tiền
Chủ thể gửi tiền là người không thể thiếu trong quan hệ nhận tiền gửi. Trong quan hệ giao dịch với NHTM, người gửi tiền là cá nhân, tổ chức. Theo quy định BLDS 2015 nói chung và Luật các TCTD 2010 nói riêng các bên tham gia vào giao dịch thương mại phải có năng lực chủ thể, thực hiện quyền và nghĩa vụ theo các quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về các hoạt động đó. Các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch nhận tiền gửi của NHTM trước hết phải có năng lực chủ thể, hai là nguồn gốc của số tiền gửi vào ngân hàng là hợp pháp. Theo quy định của BLDS 2015 thì chủ thể là cá nhân tham gia quan hệ pháp luật dân sự phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự . Điều 16 BLDS 2015 quy định: “ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.”; Điều 18 BLDS 2015 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Chính vì vậy, điều tất yếu ở đây cần phải có trong quan hệ này là năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Theo điều 19 BLDS 2015 quy định “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Khi tham gia vào hoạt động nhận tiền gửi của NHTM, người gửi tiền là cá nhân cũng phải có năng lực pháp dân sự và năng luật hành vi dân sự. Khoản 1 điều 3 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm quy định về người gửi tiền là “Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật”. Tại khoản 2 điều 3 thông tư này quy định trường hợp cá nhân
“Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật”. Ngồi ra cịn có trường hợp “Cơng dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Cơng dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.”
Đối với đối tượng mở tài khoản thanh toán, để mở tài khoản này phải đáp ứng phù hợp quy định ở điều 11 “Thông tư 23/2014/TT-NHNN Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn”. Thơng tư quy định: “cá nhân mở tài khoản thanh tốn tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi bao gồm”: “ a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam”; “b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong việc mở tài khoản thanh toán” và “c) Người chưa đủ 15 tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh tốn thơng qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật”. Đối với tổ chức mở tài khoản thanh tốn Thơng tư quy định: “Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể và các tổ chức khác được mở tài khoản tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên về vấn đề mở tài khoản của tổ chức có thể thấy,chỉ cần tổ chức thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật thì được phép mở tài khoản tiền gửi, không đề cập đến vấn đề năng lực chủ thể.
Đối với đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn, điều 3 Thơng tư 49/2018 Quy định về tiền gửi có kỳ hạn quy định: “Người cư trú là tổ chức cá nhân” và “ Người khơng cư trú”. Trong đó người khơng cư trú bao gồm: “Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Văn phòng đại diện, văn phòng dự án của các tổ chức nước ngồi tại Việt Nam”; “Cơng dân Việt Nam không thuộc các trường hợp quy định tại điểm e và g khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối (đã được sửa
đổi, bổ sung)” và “Cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 6 (sáu) tháng trở lên.”. Như vậy ở thông tư này lại không đề cập cụ thể đến vấn đề độ tuổi người gửi tiền mà chỉ đưa ra các quy định chung, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến nơi cư trú của chủ thể.
Theo Luật các TCTD năm 2010, ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức. Nhưng trong các quy định cụ thể thì mỗi văn bản lại quy định khác nhau. Theo Thơng tư 49/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi có kỳ hạn do NHNN Việt Nam ban hành thì bên gửi tiền chỉ có thể là cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, hoặc cá nhân là người cư trú (trong trường hợp gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ). Như vậy chỉ có cá nhân mới được quyền gửi tiền tiết kiệm, tổ chức khơng được gửi. Trong khi đó, theo “Thơng tư 23/2014/TT-NHNN Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn”, thì chủ tài khoản có thể là cá nhân hoặc tổ chức (Điều 11). Như vậy có thể nói việc cá nhân hay tổ chức gửi tiền không quan trọng bằng chủ thể đấy có đủ năng lực để thực hiện hành vi khơng và khoản tiền đó có hợp pháp khơng.
b. Quy định hiện hành về chủ thể nhận tiền gửi