1.4 .Thuận lợi và khó khăn thách thức của xuất khẩu càphê Việt Nam
d. Phát triển nghành càphê theo hướng bền vữn
1.3. Phương hướng và nhiệm vụ của Tổng công ty càphê Việt Nam
1.3.1. Phương hướng phát triển trong giai đoạn 2006-2010
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của ngành cà phê Việt Nam, Tổng công ty cà phê Việt Nam cũng đã có bước phát triển nhanh chóng kể từ ngày thành lập đến nay. Kể từ sau khi được thành lập cho đến nay, Tổng công ty luôn là đơn vị dẫn đầu cả nước về sản xuất chế biến và xuất khẩu cà phê. Mỗi năm Tổng công ty chiếm 25% - 30% số lượng xuất khẩu cà phê của toàn ngành và là đơn vị giúp Nhà nước điều tiết thị trường cà phê trong nước. Trong những năm qua, sản lượng cà phê cà phê thế giới luôn tăng mạnh vượt quá cầu. Chính điều này làm cho thị trường thuộc về người mua, người trồng cà phê chịu nhiều thiệt thịi. Trong đó ngành cà phê Việt Nam cũng chịu nhiều tổn thất, các công ty kinh doanh xuất khẩu cà phê trong đó điển hình là Tổng cơng ty cà phê Việt Nam chịu nhiều thua lỗ trong kinh doanh xuất khẩu cà phê. Với nhiệm vụ và tình hình như thế ngành cà phê Việt Nam và Tổng công ty cà phê Việt Nam cần xây dựng cho mình phương hướng phát triển đến năm 2010. Theo đó phương hướng phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2006 - 2010 khơng phải là tăng diện tích và sản lượng mà là chuyển đổi cơ cấu cây cà phê, nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh cà phê xuất khẩu của Tổng công ty trên thị trường cà phê thế giới.
Qua đó phương hướng phát triển của Tổng công ty cà phê Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 như sau:
- Chăm sóc, thâm canh diện tích cà phê vối hiện có, giữ vững và tìm cách nâng cao năng suất , hạ thấp giá thành sản xuất. Dừng các dự án trồng cà phê vối kể cả dự án thay thế diện tích cà phê vối già cỗi.
- Chuyển đổi diện tích cà phê có năng suất thấp dưới 1 tấn/ha sang trồng các cây cơng nghiệp có giá trị khác như trồng Tiêu, Điều... Nhằm phục vụ đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu của Tổng cơng ty qua đó nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty.
- Tiếp tục thực hiện dự án phát triển diện tích cà phê chè, nghiên cứu khảo sát kỹ hơn các khu vực triển khai dự án. Đồng thời đúc rút kinh nghiệm về những thất bại trong giai đoạn 1 của dự án để tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của dự án nhằm phát triển diện tích cà phê chè cho đến năm 2010 là 100.000 ha.
- Thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khâu thu hái, chế biến tránh tình trạng thất thốt trong khâu thu hái và tránh tình trạng thu hái cả quả xanh chưa chín. Ngồi ra cịn thực hiện cơng nghiệp hóa trong khâu chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Khuyến khích các đơn vị thành viên áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000 và các TCVN 2001 trong chế biến cà phê xuất khẩu nhằm thực hiện cam kết nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu.
- Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến cà phê thành phẩm như cà phê rang xay, cà phê hòa tan cho Nhà máy chế biến cà phê Biên Hòa. Mặt khác khuyến khích tiêu thụ trong nước cho các sản phẩm này. Ngoài ra cũng phải chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho sản phẩm cà phê thành phẩm.
- Đa dạng hóa thị trường, giữ vững và thâm nhập sâu vào các thị trường rộng lớn chiến lược của Tổng công ty như EU, Hoa Kỳ. Đồng thời ổn định các thị trường mới như Đông Âu, Nga, Trung Quốc.
- Cùng với Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam xây dựng thương hiệu riêng cho từng đơn vị thành viên và cho Tổng công ty.