CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀPHÊ CỦA TỔNG CÔNG

Một phần của tài liệu một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam trong xu thế hội nhập hiện nay (Trang 65)

1.4 .Thuận lợi và khó khăn thách thức của xuất khẩu càphê Việt Nam

2. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀPHÊ CỦA TỔNG CÔNG

2.1. Về phía Tổng cơng ty.

2.1.1. Các giải pháp về sản phẩm.

Để thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong thời gian tới thì Tổng cơng ty cần có các giải pháp về sản phẩm như sau:

- Tiếp tục thực hiện dự án phát triển cà phê chè mà Tổng công ty đang làm chủ dự án. Cử các chuyên gia về tận địa phương triển khai dự án để nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu để tham mưu cho chính quyền địa phương và người dân cách thức trồng cà phê chè để đạt hiệu quả. Qua đó sẽ tạo ra sự thành công cho dự án và sẽ làm tăng cà phê chè trong cơ cấu cà phê xuất khẩu của Tổng công ty.

- Tăng cường cơ sở vật chất cho sản xuất và chế biến cà phê xuất khẩu: như đầu tư trang bị thêm các máy chọn màu, máy chế biến của Braxin, máy xử lý cà phê bằng hơi nước (steaming)..., hệ thống kho chứa, trung chuyển... nhằm nâng cao chất lượng của cà phê.

- Đa dạng hóa sản phẩm cà phê xuất khẩu, khắc phục tình trạng đơn điệu chỉ có một loại cà phê vối nhân sống mà chúng ta có thể đưa ra thị trường nhiều chủng loại cà phê như rang xay, cà phê hòa tan... Nâng dần tỷ lệ khối lượng cà phê thành phẩm, có chất lượng trong cơ cấu sản phẩm cà phê xuất khẩu.

- Đa dạng hóa mẫu mã bao bì cà phê xuất khẩu. Nghiên cứu triển khai in tên và biểu tượng của cơng ty lên bao bì để tạo uy tín cho đơn vị cũng như tăng hiệu quả kinh doanh.

- Tạo thương hiệu cho cà phê xuất khẩu, nhất là sang thị trường Mỹ, Nhật, Đức... Bởi vì người tiêu dùng các nước này chỉ thích mua hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thương hiệu mạnh. Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO.

- Thực hiện mua bán cà phê theo tiêu chuẩn (TCVN 4193 :2001). Chú trọng hàng chất lượng cao.

- Nghiên cứu và sớm đưa vào áp dụng sản xuất cà phê hữu cơ, cà phê có chất lượng cao, cà phê hảo hạng để xuất khẩu sang các thị trường có nhu cầu cao về loại cà phê tinh khiết như Hoa Kỳ, EU... Mặt khác ở các thị trường này họ cũng thường xuyên quan tâm, chú ý tới vệ sinh an toàn trong sản phẩm.

- Thực hiện đúng cam kết về loại bỏ cà phê kém chất lượng ra khỏi danh mục xuất khẩu, nhằm tạo uy tín cho Tổng cơng ty nói riêng và cho cà phê Việt Nam nói chung. Qua đó cũng làm tăng giá cà phê xuất khẩu của Tổng công ty, tăng giá trị xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu.

2.1.2. Các nhóm giải pháp về thị trường.

Muốn thúc đẩy xuất khẩu cà phê ra thị trường cà phê thế giới trong thời gian tới Tổng công ty cần chú ý tới các giải pháp về thị trường như sau:

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại tại các thị trường cũ đồng thời triển khai ở những thị trường mới có nhiều tiềm năng ở Châu Á Như Trung Quốc, Hàn Quốc...

- Vấn đề thương hiệu, nhãn mác cần được giải quyết sớm tình trạng mặt hàng cà phê Việt Nam khơng có tên của mình trên thị trường quốc tế.

- Tiến hành nghiên cứu để mở văn phòng đại diện của Tổng cơng ty tại tại những thị trường có tiềm năng về tiêu thụ cà phê, để thu thập thêm thơng tin cũng như tìm kiếm bạn hàng. Mặt khác cũng qua văn phòng đại diện này giới thiệu sản phẩm cà phê tới người tiêu dùng để họ hiểu rõ hơn về sản phẩm của Tổng cơng ty. Qua đó sẽ đưa sản phẩm của Tổng cơng ty đi sâu hơn vào đời sống tiêu dùng của người tiêu dùng tại các thị trường này.

- Tích cực tham gia vào các hội chợ triển lãm và giới thiệu sản phẩm để quảng bá cho sản phẩm của Tổng cơng ty và tìm kiếm bạn hàng.

- Làm phong phú thêm các loại cà phê thành phẩm có giá trị gia tăng, các chủng loại cà phê đặc biệt, cà phê hữu cơ có khả năng cạnh tranh, thu hút sự quan tâm của khách hàng.

2.1.3. Các giải pháp về nghiệp vụ kinh doanh

- Khi thực hiện bán hàng cho các nhà nhập khẩu thì phải tìm hiểu kỹ về bạn hàng trước khi ký hợp đồng giá trừ lùi với số lượng lớn, đặc biệt là đối với những bạn hàng mới.

- Tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất với đơn vị xuất khẩu, các đơn vị xuất khẩu với nhau và với Tổng công ty nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Qua đó tạo ra sức cạnh tranh cao cho cà phê xuất khẩu của Tổng công ty trên thị trường thế giới. Tránh tình trạng bị các nhà nhập khẩu bắt ép trong quá trình xuất khẩu giao dịch, kinh doanh xuất khẩu cà phê.

- Các đơn vị khơng có kinh nghiệm kinh doanh về xuất nhập khẩu sẽ không tham gia vào xuất khẩu trong vụ tới, tập trung cung ứng hàng cho các đơn vị xuất khẩu và kinh doanh nội địa.

- Tổng công ty phải yêu cầu các đơn vị thành viên thực hiện tốt Quyết định số 80/2002/QĐ- TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua hợp đồng cho nơng dân và Thông tư số 77/2002/TT/BNN của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về mẫu hợp đông tiêu thụ nơng sản hàng hóa.

- Chủ động và nhanh chóng tham gia bảo hiểm rủi ro đối với quá trình mua bán xuất khẩu cà phê với bạn hàng nước ngoài, nhất là với những hợp đồng mua bán cà phê kỳ hạn.

- Phát triển một ngành cà phê sản xuất bền vững. Như chúng ta đã biết sản xuất cà phê là một nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu nông dân trên thế giới, với hơn 20 triệu gia đình nơng dân có cuộc sống gắn với cây cà phê, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn do giá cà phê giảm sút hiện nay. Trong khi đó cà phê lại đang trở thành một trong những thứ đồ uống rộng rãi nhất trên thế giới. Hơn một tỷ người có thói quen uống cà phê, nó chiếm 20% tổng dân số tồn cầu. Điều đó chứng tỏ việc tiếp tục phát triển sản xuất và kinh doanh cà phê là cần thiết. Tạo điều kiện tốt sản xuất cà phê mang lại lợi ích cả về kinh tế, cả về sinh thái là mục tiêu của việc xây dựng một ngành sản xuất cà phê

bền vững. Theo ủy ban môi trường và phát triển của Liên hiệp quốc thì phát triển bền vững có nghĩa là “sự thỏa mãn các nhu cầu của ngày hôm nay không làm nguy hại đến khả năng của các thế hệ tương lai thỏa mãn các nhu cầu của họ”.

2.1.4. Nhóm biện pháp về tài chính.

Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm cà phê xuất khẩu, cũng như các công tác về kinh doanh và thị trường thì khơng thể thiếu nguồn tài chính. Vì vậy, để thúc đẩy xuất khẩu cà phê ra thị trường thế giới thì Tổng cơng ty cần thực hiện các biện pháp sau:

- Tiết kiệm chi phí trong giao dịch, kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cho quá trình kinh doanh xuất khẩu cà phê.

- Tận dụng phân bổ vốn cho hoạt động xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm cà phê ra thị trường thế giới (nhưng với nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả).

- Tận dụng nguồn vốn tài trợ của cơ quan phát triển Pháp (AFD) và của Chính phủ để tiếp tục thực hiện dự án phát triển cà phê chè.

- Tiếp tục đề nghị Chính phủ xem xét khoanh nợ và giãn nợ đối với những khoản vay ngân hàng đến thời kỳ đáo hạn từ lần khoanh nợ năm 2001. Đồng thời đề nghị Chính phủ cũng như Hiệp hội và quỹ hỗ trợ tiếp tục hỗ trợ tài chính hỗ trợ xuất khẩu cho Tổng công ty.

- Đề nghị quỹ hỗ trợ phát triển tăng khoản tiền vay và cho vay dài hạn với những nguồn vốn vay với mục đích mua cà phê dự trữ cho nông dân và chờ đợi thời cơ kinh doanh. Ngoài ra cũng đề nghị các ngân hàng cũng như quỹ hỗ trợ phát triển đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, nhằm tạo điều kiện cho Tổng công ty vay vốn nhanh hơn, kịp thời với kế hoạch kinh doanh.

- Cổ phần hóa một số đơn vị của Tổng công ty nhằm thu hút thêm nguồn vốn từ trong dân, từ các nhà đầu tư để tăng thêm nguồn tài chính để thực hiện sản xuất, kinh doanh xuất khẩu cà phê.

- Tăng cường liên hệ tìm kiếm đối tác để liên doanh, liên kết để thực hiện các dự án cần có nguồn vốn lớn mà một mình Tổng cơng ty không thể thực hiện được (kể cả các đối tác trong hay ngồi nước).

- Tổng cơng ty cần lập kế hoạch phân bổ vốn cho từng đơn vị thành viên nhanh chóng kịp thời và đúng mực, cịn các thành viên thì phải xây dựng định mức chi phí theo từng năm của mình để Tổng công ty xét duyệt.

- Sớm ban hành quy chế xây dựng quỹ bảo hiểm mặt hàng cà phê xuất khẩu. Tuy hơm nay chưa có điều kiện thực hiện vì giá cà phê q thấp nhưng có định hướng để có hướng chuẩn bị. Cần tham khảo việc xây dựng quỹ cà phê của một số nước đã làm.

2.1.5. Nhóm biện pháp về nhân lực.

Trong bất kỳ một đơn vị, tổ chức nào thì yếu tố con người ln giữ vai trị quyết định tới sự thành bại của đơn vị, tổ chức đó. Đối với một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trong mơi trường hiện nay thì điều này càng có ý nghĩa. Đặc biệt là đối với Tổng cơng ty cà phê Việt Nam, một đơn vị có quy mơ lớn, kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng có nhiều biến động phức tạp trong thời gian qua thì nguồn lực con người càng có ý nghĩa quyết định quan trọng. Vì vậy để thực hiện tốt cơng tác thúc đẩy xuất khẩu cà phê ra thị trường thế giới trong thời gian tới đây thì Tổng cơng ty cần thực hiện các biện pháp về nhân lực như sau:

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên về kỹ thuật gieo trồng sản xuất, thu hoạch cà phê, về cách thức vận hành các máy móc trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt là với những cán bộ làm công tác kinh doanh thương mại quốc tế về xuất nhập khẩu cà phê.

- Bên cạnh tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức trình độ cho các cán bộ cơng nhân viên của mình thì Tổng cơng ty cũng cần quan tâm chú ý và có chế độ đãi ngộ thích đáng cho họ. Nhất là với những người có trình độ và kinh nghiệm trong kinh doanh thương mại quốc tế. Nhằm tránh

tình trạng “chảy máu chất xám” sang các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh về cà phê.

- Hoàn thiện mơ hình tổ chức của Tổng cơng ty, các phương án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp của các đơn vị thành viên theo nghị quyết trung ương III để từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh cho phù hợp.

- Tăng cường công tác tuyển chọn, đặc biệt ưu tiên cho những người có hiểu biết về kinh doanh thương mại quốc tế, hiểu biết về thị trường cà phê thế giới để tìm hiểu cũng như sẽ cử làm đại diện cho Tổng công ty mở văn phịng đại diện tại các thị trường có tiềm năng về tiêu thụ cà phê.

- Nghiên cứu để thành lập kho ngoại quan, đưa cà phê sang bán tận tay cho các nhà rang xay và cả người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài.

- Ngoài việc đào tạo cán bộ kinh doanh về cà phê và các công nhân sản xuất chế biến cà phê ra thì Tổng cơng ty cũng cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ kiểm tra chất lượng cà phê xuất khẩu, những người có khả năng thử, nếm cà phê cho Tổng công ty cũng như các đơn vị thành viên.

- Ngồi ra Tổng cơng ty cũng cần phải đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển cũng như những người làm công tác nghiên cứu. Có thể tự hoặc liên kết với các trường đại học hoặc các viện nghiên cứu để đào tạo cán bộ cũng như hợp tác nghiên cứu.

2.1.6. Giải pháp về tổ chức quản lý ngành hàng và tham gia tổ chức quốc tế. tế.

Hiện nay cấu trúc của ngành cà phê Việt Nam có hai hệ thống như sau: Quốc doanh: Các nông trường, các công ty xuất nhập khẩu, các Tổng công ty thuộc Trung Ương hoặc địa phương quản lý.

Các chủ vườn, chủ hộ nông dân chiếm đại đa số, các công ty tư nhân, trách nhiệm hữu hạn, cổ phần...

Hiệp hội là một tổ chức phi chính phủ do đại hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thành lập.

Chính vì vậy, nên có một tổ chức hoặc một cách làm việc hỗn hợp giữa giữa Chính phủ và phi Chính phủ để cùng quản lý ngành được tốt hơn. Bởi vì , Việt Nam là một thành viên chính thức của Tổ chức cà phê thế giới (ICO). Nhờ đó ngành cà phê Việt Nam có mối quan hệ gần gũi với bạn hàng cả người bán và người mua, người sản xuất và người tiêu dùng. Qua tổ chức này vị thế của Việt Nam trong ngành cà phê thế giới được nâng cao rõ rệt. Đề nghị cần tăng cường quan hệ với cà phê quốc tế về nhiều mặt hoạt động, đó cũng là nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

2.2. Về phía Nhà nước.

2.2.1. Biện pháp về chính sách tài chính.

Để giúp đỡ hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới trong xu thế hội nhập hiện nay thì trong thời gian tới Chính phủ cần có các biện pháp về tài chính để hỗ trợ cho Tổng công ty.

- Giải ngân nhanh, sớm các dự án đã được phê duyệt. Cung cấp đủ vốn cho các dự án đang thực hiện mà Chính phủ giao cho Tổng công ty làm chủ dự án như phát triển cà phê chè. Nhằm giúp cho Tổng công ty và những người nơng dân có đủ nguồn vốn chăm sóc đầu tư tiếp vào diện tích cà phê chè đã trồng.

- Giãn nợ, khoanh nợ cho Tổng công ty đối với những khoản nợ vay ngân hàng trước năm 2001 (năm mà ngành cà phê bắt đầu gặp khủng hoảng). Đồng thời Chính phủ cũng cần hỗ trợ về lãi suất cho Tổng công ty đối với những khoản vay với mục đích mua cà phê dự trữ cho nông dân và vì mục đích điều tiết thị trường cà phê trong nước.

- Xây dựng khung pháp lý cho các công ty bảo hiểm và các công ty tham gia bảo hiểm các hợp đồng cà phê.

- Chính phủ cũng cần giảm thuế đối với các nguyên vật liệu nhập khẩu nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất, chế biến cà phê xuất khẩu của Tổng

công ty. Đồng thời cũng giảm thuế nhập khẩu đối với máy móc trang thiết bị phục vụ cho chế biến cà phê xuất khẩu.

- Chính phủ cũng cần hỗ trợ cho Tổng công ty trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng yêu cầu vốn lớn như đường xá, kho tàng, bến bãi, kho hải ngoại...

- Chính phủ cũng cần thơng qua các cơ quan, tổ chức phi chính phủ để kêu gọi họ đầu tư vào các dự án lớn mà Tổng công ty cũng như cả ngành cà phê Việt Nam đang cần vốn để thực hiện.

- Ngồi ra Chính phủ cũng cần duy trì các chính sách hỗ trợ tín dụng như trước đây cho ngành cà phê nói chung và cho Tổng công ty nói riêng. Tiếp tục duy trì chính sách thưởng thành tích xuất khẩu như trước đây, không nên nâng cao tiêu chuẩn cho việc xét duyệt thưởng thành tích xuất khẩu.

2.2.2. Biện pháp về chính sách thị trường.

Để hỗ trợ cho Tổng công ty cà phê Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu cà phê trong thời gian tới thì Nhà nước cần có các biện pháp về chính sách thị trường như sau:

a. Về thị trường trong nước.

- Giúp đỡ Tổng công ty trong việc nghiên cứu và quy hoạch vùng sản

Một phần của tài liệu một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam trong xu thế hội nhập hiện nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)