CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tự tổng hợp
2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: nghiên cứu tại bàn
Luận văn thực hiện phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập số liệu thứ cấp. Số liệu thứ cấp là những số liệu, dữ liệu đã được các cá nhân, cơ quan, tổ chức điều tra, tổng hợp, phân tích, đã cơng bố hoặc chưa cơng bố rộng rãi. Cụ thể, dữ liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được nghiên cứu từ trang web giới thiệu về các thành phố và các trường đang được nghiên cứu. Ngồi ra, tác giả cịn thu thập dữ liệu từ nguồn các cơng trình nghiên cứu cơng khai trên trang web của các trường đại học.
Tài liệu, số liệu thu thập được hồn tồn gián tiếp, khơng qua tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn cũng thu thập các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu có liên quan phục vụ cho tổng quan tài liệu của đề tài. Luận văn sử dụng số liệu thống kê từ các nguồn chính thức, độ tin cậy được đảm bảo.
Thông tin và dữ liệu thứ cấp được thu thập để đáp ứng mục tiêu đánh giá tình hình thực tế các trường đại học Nhật Bản theo định hướng xây dựng trường đại học xanh. Nguồn số liệu được lấy từ các báo cáo của nhà trường, các nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên các trường và trong các dự án xây dựng trường đại học xanh. Các trang web tiêu biểu: http://www.u- tokyo.ac.jp/en/ ; http://www.tscp.u-
tokyo.ac.jp/en/about.html ; http://www.ynu.ac.jp/english/ ; https://www.kitakyu- u.ac.jp/env/lang_en/
Thông tin và số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý thông qua các phương pháp thống kê như mơ tả, phân tích, so sánh đối chiếu, tổng hợp để và rút ra nhận xét.
2.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
2.3.1. Phƣơng pháp phân tích định tính
Tác giả phân tích các thơng tin, dữ liệu thu thập được về mỗi trường dựa trên từng cấu phần của trường đại học xanh theo khung lý thuyết về trường đại học xanh. Từ đó, dựa trên mơ hình lý thuyết về trường đại học xanh và thực
trạng phát triển, tác giả luận văn phân tích và đưa ra nhận xét về tình hình, thực trạng xây dựng trường đại học xanh của mỗi trường.
2.3.2. Phƣơng pháp thống kê mô tả
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mơ tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, mô tả các đặc trưng khác nhau của các trường đại học Nhật Bản từ đó nêu rõ đặc điểm của mỗi trường liên quan đến phát triển bền vững và đại học xanh.
2.3.3. Phƣơng pháp thống kê so sánh
Đây là một trong những phương pháp cơ bản của phân tích thống kê, phương pháp thống kê so sánh được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung.
Luận văn dùng phương pháp thống kê so sánh để đối chiếu những số liệu của đối tượng qua từng thời kỳ, từng năm, để từ đó tác giả có thể đúc rút ra được những sự thay đổi, phát triển hoặc hạn chế của đối tượng nghiên cứu dưới dạng bảng biểu... Ngoài ra, sự so sánh được thực hiện giữa 3 trường đại học tại Nhật Bản, so sánh với thực tế phát triển trường đại học xanh tại Việt Nam nhằm rút ra kinh nghiệm, bài học cho các trường Việt Nam.
2.3.4. Phƣơng pháp tổng hợp
Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thơng tin đã được phân tích tạo ra một hệ thơng lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất khơng thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Tổng hợp hỗ trợ cho q trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp giúp tác giả đưa ra những nhận định và đánh giá
khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình. Ngay từ Chương 1, khi giới thiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu, tác giả đã tóm tắt, tổng hợp lại những vấn đề chính có liên quan đến trường đại học xanh, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho các trường đại học Việt Nam. Tại chương 3, sau khi phân tích từng cấu phần riêng lẻ của trường đại học xanh tại các trường trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp lại để làm rõ những mặt từng trường đã làm tốt trong xây dựng trường đại học xanh. Tại chương 4, phương pháp tổng hợp là hoàn toàn phù hợp để tác giả khái quát lại tất cả những đặc điểm nổi bật của cả 3 trường đại học Nhật Bản, nhằm rút ra bài học cho các trường đại học tại Việt Nam.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC XANH CỦA NHẬT BẢN
Nhật Bản là quốc gia phát triển kinh tế và đơ thị hóa tương đối sớm ở khu vực Châu Á từ ngay sau chiến tranh thế giới thứ II. Đồng thời với q trình đơ thị hóa, Nhật Bản chứng kiến thời kỳ ơ nhiễm tăng nhanh, chủ yếu xuất phát từ các nhà máy, khu công nghiệp. Việc thiếu cơ sở hạ tầng đô thị cũng là một mối quan tâm lớn tại Nhật Bản thời kỳ này, vì thế, chính sách quản lý đơ thị tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là phát triển đường bộ được quan tâm với một loạt các khuôn khổ thể chế được thành lập ở mỗi khu vực để phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ phát triển cơng nghiệp. Trong khi đó, việc cải thiện mơi trường sống lại ít được quan tâm.
Các chính sách hướng đến phát triển bền vững ở Nhật Bản gắn liền với Hội nghị quốc tế về phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (Rio+20), theo đó đặt ra các mục tiêu phát triển bền vững cụ thể như: Tăng trưởng kinh tế bền vững; Cơ sở hạ tầng, cơng nghiệp hóa, đổi mới; Tiêu dùng và Sản xuất bền vững.
Nhằm đạt được các mục tiêu trên, Chính phủ Nhật Bản ban hành và áp dụng hàng loạt các bộ luật dành riêng cho phát triển bền vững liên quan đến các Bộ tài nguyên môi trường, Bộ thương mại và công nghiệp, Bộ đất đai và giao thông. Các luật tiêu biểu cần kể đến:
Luật Mơi trường
Luật về sự nóng lên tồn cầu
Luật về chính sách năng lượng
Luật Bảo tồn Năng lượng
Luật Tiêu chuẩn tái tạo
Luật về Xử lý chất thải
Luật Sử dụng Hiệu quả Tài nguyên
Luật về tái chế bao bì
Luật tái chế xây dựng
Luật tái chế thực phẩm
Luật mua hàng xanh
Luật Hợp đồng Xanh
Luật Đa dạng sinh học
Tham gia vào chương trình đào tạo về Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc, Nhật Bản đã xúc tiến giáo dục về phát triển bền vững(ESD) thông qua việc giải quyết các vấn đề này trong luật giáo dục quốc gia và trong kế hoạch cũng như trong q trình nghiên cứu. Thơng qua ESD, Bộ giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh vào kinh nghiệm và tương tác với các đối tác học tập, mục đích là để thúc đẩy học sinh có khả năng suy nghĩ nghiêm túc, xác định vấn đề một cách độc lập và hành động cũng như hợp tác với người khác đồng thời, khẳng định sự cần thiết lồng ghép ESD vào giáo dục.
Năm 2016, Bộ Giáo dục, Văn hố, Thể thao, Khoa học và Cơng nghệ Nhật Bản xây dựng và xuất bản "Hướng dẫn về Chương trình Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững" với sự cộng tác chặt chẽ của các chuyên gia ESD quốc gia. Cuốn sách được phổ biến rộng rãi đến tất cả các hội đồng giáo dục thành phố/quận ở Nhật Bản và gần 1.000 trường học liên kết của UNESCO. Mục tiêu của cuốn hướng dẫn đó là thích về nền tảng và sự cần thiết phải thực hiện ESD và nghiên cứu trường hợp về việc giảng dạy "3R". Bộ giáo dục Nhật Bản có định hướng triển khai đào tạo, nghiên cứu và phát triển trường đại học xanh tại tất cả các cấp học tại Nhật Bản.
Nhằm đánh giá thực trạng xây dựng trường đại học xanh và học hỏi kinh nghiệm quốc tế, Tác giả lựa chọn 03 trường để nghiên cứu kinh nghiệm bao gồm: Đại học Tokyo, Đại học Quốc gia Yokohama và Đại học Kita Kyushu. Các trường đại học này đều hoạt động dựa trên các chính sách của Nhật Bản trong phát triển bền vững, xây dựng trường đại học xanh. Bên cạnh đó, mỗi thành phố nơi mỗi trường đặt trụ sở lại có những chính sách riêng, quy định việc xây dựng và vận hành trường đại học xanh.
3.1. Đại học Tokyo
3.1.1. Giới thiệu Đại học Tokyo
Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển
Đại học Tokyo là trường đại học đầu tiên và lâu đời nhất của Nhật Bản, được thành lập vào năm 1877 dưới tên hiện tại bằng cách kết hợp các trường học của Chính phủ về y học và giáo dục. Hiện nay, trường Đại học Tokyo là một trong những trường đại học dẫn đầu về giáo dục đào tạo trên thế giới.
Đại học Tokyo được biết đến với các nghiên cứu về cả lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, đồng thời nỗ lực phát triển chương trình học liên ngành và có tính tiến bộ bằng cách kế thừa truyền thống và mở rộng các ngành học cơ bản. Đại học Tokyo nổi tiếng với nghiên cứu đoạt giải Nobel. Giải thưởng Nobel cũng đã được trao cho các sinh viên tốt nghiệp Đại học Tokyo về Vật lý, Văn học và Hồ bình. Đại học Tokyo được xếp hạng là trường đại học hàng đầu ở châu Á cũng như Nhật Bản (đứng thứ 19 trong bảng xếp hạng Times Higher-QS World University Rankings 2008)
Hiện nay, Đại học Tokyo có 29.000 sinh viên, bao gồm 10 khoa, 15 trường đại học, 11 viện nghiên cứu trực thuộc (bao gồm cả Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ tiên tiến), 13 trung tâm đại học, 03 thư viện liên kết và 02 viện nghiên cứu tiên tiến. Hơn nữa, các Khoa, trường và các viện nghiên cứu trực thuộc Đại học Tokyo có các cơ sở liên kết lẫn nhau.
Tầm nhìn và sứ mệnh
Đại học Tokyo hướng đến mục tiêu trở thành một nền tảng nghiên cứu và giáo dục tầm cỡ thế giới, góp phần vào sự hiểu biết của con người trong quan hệ đối tác với các trường đại học hàng đầu thế giới. Đại học Tokyo nhằm mục đích ni dưỡng các nhà lãnh đạo tồn cầu với tinh thần trách nhiệm cao và tinh thần tiên phong, có cả chun mơn sâu rộng và kiến thức rộng. Đại học Tokyo mong muốn mở rộng ranh giới của kiến thức con người trong quan hệ đối tác với xã hội. Chi tiết về cách mà Đại học đang thực hiện nhiệm vụ này có thể tìm thấy
trong Điều lệ của Đại học Tokyo và Kế hoạch Hành động.
Ngoài ra, Tokyo cũng là trường đại học dẫn đầu, tiên phong trong việc nghiên cứu, phát triển theo hướng bền vững. Để đạt được mục tiêu này, Đại học Tokyo đã thiết lập Sáng kiến Kỷ luật về Tính bền vững Tồn cầu (TIGS). Chủ đề nghiên cứu tổng thể của nó nhằm phát triển một chiến lược bền vững toàn cầu dựa trên cơ cấu kiến thức về khoa học bền vững được rút ra từ một loạt các ngành học và các vấn đề. Quá trình chuyển đổi tại Đại học Tokyo đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của các đơn vị mới, tạo nên mạng lưới liên kết các khoa và trường học và các phịng nghiên cứu.
3.1.2. Chính sách của thành phố Tokyo ảnh hƣởng tới thực hiện mơ hình trƣờng đại học xanh
Nhằm hướng đến mục tiêu cắt giảm 25% phát thải khí nhà kính, giảm 20% tiêu thụ năng lượng vào năm 2020 so với mức của năm 2000, Chính phủ thành phố Tokyo đã tập trung đẩy mạnh Chiến lược năng lượng thông minh và Chương trình xây dựng xanh trên phạm vi tồn thành phố.
Tiêu thụ năng lượng ở Tokyo theo lĩnh vực
31% 24%
10%
35%
Chiến lược năng lượng thơng minh
Với Chiến lược năng lượng thơng minh, chính quyền thành phố Tokyo chú trọng tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng cacbon thấp, giảm ô nhiễm mơi trường. Chính quyền thành phố Tokyo (TMG) đã và đang thúc đẩy việc tiết kiệm năng lượng và mở rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo thông qua các chính sách về biến đổi khí hậu tiên phong như việc thực hiện the Tokyo Cap-and-Trade Program.
Giai đoạn 2010-2011 là thời kỳ thành phố Tokyo trải qua cuộc khủng hoảng năng lượng, vì vậy đã thúc đẩy việc thành lập các doanh nghiệp mới tập trung vào việc tiết kiệm năng lượng và đẩy mạnh việc xây dựng các tòa nhà cacbon thấp sử dụng tối đa các công nghệ tiên tiến nhất. Như vậy, sáng kiến tiết kiệm năng lượng của Tokyo đã bước vào một giai đoạn mới.
Do đó, Tokyo thực hiện sáng kiến Tokyo về tiết kiệm năng lượng thông minh nhằm mục tiêu loại bỏ việc sử dụng năng lượng lãng phí và thực hiện triệt để "tăng cường tiết kiệm năng lượng" xây dựng "thành phố năng lượng thông minh", giúp tăng cường năng lượng cacbon thấp, môi trường thoải mái và chống lại thảm hoạ cùng một lúc.
Chương trình xây dựng xanh (Cơng trình xanh)
Chương trình xây dựng xanh được giới thiệu vào năm 2002 nhằm xây dựng một thị trường các tịa nhà thân thiện với mơi trường, đặt ra quy định cụ thể đối với giấy phép xây dựng của các cơng trình mới, cơng khai trên trang web chính thức của Chính quyền Thủ đơ Tokyo. Hệ thống xây dựng xanh vì mơi trường được thiết kế để làm rõ các cách tiếp cận thân thiện với mơi trường đối với các tịa nhà và đánh giá cao các phương pháp tiếp cận tiên tiến. Hệ thống đã được thành phố Tokyo giới thiệu vào tháng 6 năm 2002 với mục đích tạo ra một thị trường các tịa nhà thân thiện với mơi trường và chất lượng được đánh giá cao.
Yêu cầu sẽ đặt ra cho việc xây dựng mới hoặc mở rộng và có đối với tổng diện tích sàn vượt q 5.000 mét vng cần phải trình kế hoạch liên quan đến mơi trường trong giấy phép xây dựng của họ. Hơn nữa, những tòa nhà mới được
xây dựng hoặc mở rộng và có tổng diện tích sàn vượt q 2.000 mét vng nộp kế hoạch môi trường trên cơ sở tự nguyện. Chi tiết về các kế hoạch và kết quả đánh giá về phương pháp tiếp cận thân thiện với môi trường được công khai trên trang web chính thức của TMG.
Hệ thống kế hoạch xây dựng thân thiện với mơi trường có 4 điểm đánh giá, đó là "tinh giản sử dụng năng lượng", "sử dụng hợp lý các nguồn lực", "bảo vệ môi trường tự nhiên" và "giảm thiểu hiện tượng hịn đảo nhiệt đơ thị"1. Hơn nữa, trong tháng 01 năm 2010 chương trình đã xem xét việc giới thiệu thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo. Từ đó, năng lượng tái tạo như ánh sáng mặt trời, nhiệt mặt trời và các loại khác dự kiến sẽ được sử dụng rộng rãi hơn trong các tòa nhà mới xây dựng.
Đặc điểm của chương trình
Đánh giá cơng bằng: Chủ sở hữu tòa nhà tự đánh giá các tòa nhà về các
biện pháp họ đã thực hiện liên quan đến môi trường theo các hướng dẫn do TMG xây dựng.
Thông báo: TMG thông báo các biện pháp liên quan đến ý thức bảo vệ môi
trường cho các chủ sở hữu tịa nhà và đánh giá trên trang web của mình.
Khuyến khích: TMG thực hiện một số ưu đãi đối với chủ sử hữu giúp họ tự
nguyện thực hiện các giải pháp xây dựng thân thiện với môi trường.
Xác nhận: Sau khi hồn thành cơng trình xây dựng, TMG xác nhận rằng chủ
sở hữu tòa nhà đã thực hiện các biện pháp thân thiện với môi trường bằng cách yêu