Tăng cường chất lượng kho dữ liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động cung cấp thông tin tín dụng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam (Trang 97 - 101)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Giải pháp phát triển hoạt động cung cấp thơng tin tín dụng thể nhân tại Trung

4.2.1 Tăng cường chất lượng kho dữ liệu

thiện khâu thu thập thơng tin đầu vào, hồn hiện khâu xử lý thơng tin, và tăng cƣờng tính chính xác, đầy đủ của thơng tin.

* Hoàn thiện khâu thu thập thông tin đầu vào

Hiện nay, nguồn thu thập thông tin chủ yếu là từ các TCTD bắt buộc phải báo cáo TTTD về CIC theo Thông tƣ 03/2013/TT-NHNN của Thống đốc NHNN, việc thu thập thơng qua các kênh khác cịn nhiều hạn chế. CIC mới chỉ thu thập đƣợc từ các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng chịu sự quản lý của NHNN, và một số đơn vị tự nguyện. Cịn các tổ chức khác khơng thuộc sự quản lý của NHNN thì CIC vẫn chƣa thu thập đƣợc thông tin nhƣ: các quỹ đầu tƣ, các công ty bảo hiểm,… Trong thời gian tới CIC cần tăng cƣờng cơng tác phối hợp với cá tổ chức này, và có chính sách khuyến khích khối các tổ chức tài chính vi mơ tham gia vào hoạt động TTTD nhƣ các quốc gia khác trên thế giới.

CIC cần phải xây dựng đƣợc chƣơng trình phần mềm, tự động tạo ra các file đối với khách hàng thiếu chỉ tiêu để gửi lại TCTD, buộc các TCTD bổ sung; đồng thời xây dựng quy chế xử phạt hợp lý nếu không thực hiện thông qua các mức độ nặng nhẹ, hiện tại công việc này vẫn phải làm thủ công.

Nhiều TCTD chƣa báo cáo thông tin theo đúng quy định, hoặc báo cáo nhƣng thiếu thông tin gây chậm trễ cho việc cung cấp thông tin. Cần phải xây dựng đƣợc các báo cáo thống kê thể hiện trên web-CIC, và có biện pháp đơn đốc các TCTD gửi lại.

Nghiên cứu để tạo ra một vùng riêng để cập nhật các thông tin nhận diện khác của các khách hàng cá nhân nhƣ: Số hộ chiếu, Chứng minh thƣ quân đội, Thẻ ngành cơng an,... Đồng thời có biện pháp liên kết với Cục cảnh sát đăng ký quản lý cƣ trú và dữ liệu quốc gia về dân cƣ để giải quyết các vấn đề khách hàng cá nhân thay đổi từ chứng minh thƣ 9 số sang chứng minh thƣ 12 số, hoặc thẻ căn cƣớc…

Về thơng tin dƣ nợ tiêu dùng và tín dụng thẻ: mặc dù, trong theo Thơng tƣ 03/2013/TT-NHNN đã yêu cầu các TCTD báo cáo các thông tin này theo rất nhiều chỉ tiêu, nhƣng trên thực tế chỉ mới có ít TCTD báo cáo, hoặc có báo cáo nhƣng báo cáo không đầy đủ. Trong thời gian tới, CIC cũng cần tổng hợp và có đánh giá đối

với từng TCTD, có chế tài nghiêm khắc để buộc các TCTD phải tham gia một cách nghiêm túc và triệt để.

Đối với ngân hàng chính sách và các quỹ tín dụng nhân dân do trình độ cơng nghệ tin học cịn yếu kém, các thơng tin cịn chồng chéo. CIC cũng cần có các giải pháp hỗ trợ về mặt cơng nghệ, hoặc tạo ra một mẫu file báo cáo riêng để có thể thu thập thông tin đƣợc nhanh và đầy đủ hơn.

Cần tạo ra 1 kênh liên kết với 4 ngân hàng thƣơng mại cô phần của nhà nƣớc nhƣ: Vietin bank, BIDV, Vietcombank, Agribạnk để chia sẻ thơng tin, góp phần hồn thiện kho dữ liệu của CIC. Bởi lẽ, bản thân 4 ngân hàng này có một trữ lƣợng thơng tin về khách hàng rất lớn. Các ngân hàng cũng có ngân hàng thơng tin giống nhƣ CIC, tuy nhiên lại có phần chi tiết về từng khách hàng hơn. Do đó việc liên kết, hợp tác, chia sẻ sẽ ngày càng giúp kho dữ liệu của CIC hoàn thiện và đầy đủ hơn.

Thiết lập cơ chế thông tin phản hồi từ Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đến CIC. Hiện tại, trong số những thông tin mà NHNN/Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng (CQTTGSNH) thu thập từ các TCTD, có thơng tin hữu ích cho CIC nhƣ dữ liệu vay nợ đƣợc phân loại theo các thời kỳ của khoản vay (ngắn, trung, dài) và đồng tiền của khoản vay (nội tệ, ngoại tệ). Việc tham khảo thông tin hai chiều giữa Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng và CIC cần đƣợc thiết lập, mặc dù thơng tin trao đổi có thể ở mức độ tổng hợp.

* Hoàn thiện khâu xử lý thơng tin và tăng cƣờng tính chính xác và đầy đủ của

thơng tin

Xử lý thơng tin có vai trị đặc biệt quan trọng, nó phản ánh chất lƣợng hoạt động của cả hệ thống TTTD. Mục tiêu của công việc này là phải đảm bảo dữ liệu đầu vào chính xác, trung thực và đáng tin cậy, đồng thời phải đƣợc đối chiếu kiểm tra giữa các nguồn và thực hiện việc kiểm tra chéo thông tin đầu vào giữa các TCTD. Để hoạt động xử lý thông tin đáp ứng đƣợc mục tiêu trên, CIC cần:

Hồn thiện chƣơng trình phần mềm kiểm sốt thơng tin đảm bảo sự linh hoạt và tiện lợi, chính xác, kịp thời trong q trình xử lý thơng tin.

Quy trình của xử lý thơng tin bao gồm các giai đoạn: Nhận file báo cáo và chuyển dữ liệu vào kho tạm - thực hiện xử lý dữ liệu - cập nhật vào kho chuẩn. Trong mỗi một giai đoạn cần xây dựng đƣợc chuẩn các bƣớc tiến hành để các cán bộ xử lý thực hiện tuần tự, tránh bỏ bƣớc dẫn đến xử lý sai, nhầm lẫn.

Tại giai đoạn chuyển dữ liệu từ file báo cáo vào kho tạm, phải xây dựng đƣợc chƣơng trình bắt lỗi đối với file sai, có thơng báo chi tiết và gửi trả TCTD, để TCTD biết và chỉnh sửa. Vì có những file dung lƣợng rất lớn, nếu nhìn bằng mắt thƣờng sẽ khơng thể phát hiện đƣợc lỗi.

Hiện nay việc cập nhật dữ liệu vào kho đã đƣợc tự động nhất nhiều, tuy nhiên để tránh sai sót cần đặt ra các lệnh lọc thơng tin chặt chẽ. Tránh trƣờng hợp bỏ xót khách hàng mới hoặc tạo nhầm mã cic mới cho khách hàng cũ.

Xây dựng quy trình xử lý, kiểm sốt dữ liệu trƣớc khi cập nhật vào Cơ sở dữ liệu TTTD Quốc gia. Xây dựng quy trình kiểm tra, xác thực, chỉnh sửa sai sót dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu TTTD Quốc gia và quy trình đăng ký tín dụng của khách hàng vay. Việc xử lý dữ liệu phải thực hiện tuân thủ nghiêm ngặt theo các bƣớc, đặc biệt đối với các cán bộ mới. Phân chia quyền đối với các tình huống xử lý phức tạp. Ngồi việc sắp xếp cán bộ phụ trách cơng việc cập nhật dữ liệu, cần xây dựng một tổ kiểm sốt dữ liệu đầu vào. Đảm bảo thơng tin đƣợc cập nhật một cách đầy đủ và nguyên vẹn. Đối với các hồ sơ khách hàng đã đƣợc cập nhật vào kho chuẩn, khi có bất kỳ sự tác động điều chỉnh phải đƣợc lƣu vào một kho riêng, và có phân cấp quyền đƣợc điều chỉnh và duyệt điều chỉnh. Việc này sẽ quy trách nhiệm đƣợc đến từng cán bộ xử lý, nâng cao ý thức của cán bộ xử lý thơng tin.

Thƣờng xun rà sốt kho dữ liệu, liên tục bổ sung các trƣờng dữ liệu còn thiếu, chỉnh sửa các trƣờng dữ liệu bị sai sót. Đối chiếu lại với TCTD gửi thông tin để chỉnh sửa các thông tin nghi ngờ sai.

Nhanh chóng hồn hiện dự án FSMIMS, hiện nay theo quy định, các TCTD phải gửi file báo cáo 3 ngày một lần đối với dữ liệu phát sinh, hàng tháng đối với dữ liệu khơng có biến động và đƣợc lƣu trữ trong 5 năm. Với hơn 118 TCTD gửi file, thì số lƣợng hồ sơ rất lớn cần đƣợc xử lý. Nhất là trong giai đoạn giữ tháng, thời

điểm các TCTD phải đồng loạt gửi file báo cáo về CIC. Đây là thời điểm luôn luôn gây quá tải cho cả hệ thống cơng nghệ thơng tin lẫn ngƣời lao động. Vì vậy, cần sớm hoàn thiện dự án FSMIMS để việc xử lý thơng tin hàng tháng đƣợc nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động cung cấp thông tin tín dụng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w