CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BCTC CỦA NHTM
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân
về tài sản: Hoạt động cho vay của BIDV đang có dấu hiệu giảm dần tỷ trọng trong
danh mục tổng tài sản do những bất ổn từ thị trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt nên lãi suất huy động tăng cao trong khi lãi suất cho vay lại thấp, làm giảm nguồn lãi thu được từ hoạt động này. Ngân hàng đã chuyển dịch dần cơ cấu sang các khoản mục đầu tư để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, điều này không thực sự hiệu quả về mặt lâu dài bởi bản thân ngân hàng hoạt động chính trong lĩnh vực cho vay, hoạt động này mang lại nguồn thu chính và đảm bảo ổn định. BIDV cần cẩn trọng trong việc cơ cấu lại khoản mục này trong danh mục cơ cấu tài sản. Ngoài ra, mặc dù BIDV rất nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng tín dụng, đẩy tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh qua các năm xuống mức 1,68% nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Vietinbank, Nguyên nhân chủ yếu là BIDV có nhiều khoản cho vay trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản có chất lượng thấp.
về nguồn vốn: Vẫn còn một số vấn đề cần lưu ý về chất lượng nguồn vốn của BIDV
khi mà tỷ lệ LDR đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao so với trung bình ngành. Hiện tại BIDV đang duy trì hệ số địn bẩy tài chính khá cao, cao hơn nhiều so với các ngân hàng khác sẽ dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động khi BIDV phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài. Đây là nguyên nhân mà hệ số an toàn vốn CAR mặc dù đảm bảo tuân thủ theo quy định của NHNN là >9% nhưng vẫn ở mức thấp so với Vietinbank, Vietcombank và không ổn định. BIDV cần đề ra các biện pháp cải thiện chất lượng nguồn vốn tốt hơn để đảm bảo các mục tiêu cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Về tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời: Hoạt động kinh doanh vàng
và ngoại hối ln có lãi trong giai đoạn 2012 -2014 nhưng đến năm 2015 lại giảm mạnh cả về mặt giá trị, đưa tốc độ tăng trưởng về âm. Thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư giai đoạn này liên tục giảm đáng kể, đáng lưu ý là thu nhập từ chứng khoán đầu tư giảm đi gần 10 lần so với trước kia. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) chưa thật sự ấn tượng so với mức
tiêu chuẩn và các ngân hàng lớn khác như Vietcombank và Vietinbank. Giai đoạn này cịn nhiều khó khăn khi ngành ngân hàng vừa trả qua khủng hoảng và có dấu hiệu phục hồi, BIDV cũng đã áp dụng nhiều biện pháp phần nào phát huy hiệu quả nhưng chỉ tiêu này vẫn chưa được cải thiện nhiều. Nguyên nhân dẫn đến điều này xuất phát
từ: mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp tạo áp lực lớn về sử dụng vốn đối với các NH; các cơ chế, chính sách về xử lý tài sản đảm bảocòn nhiều bất cập, dẫn đến việc xử lý tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn, NH phải tăng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo đúng quy định và làm ảnh hưởng tới lợi nhuận; NH chịu áp lực do vừa phải tự củng cố, xử lý những tồn tại theo yêu cầu tái cơ cấu của NHNN vừa phải bố trí nguồn lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ cho nền kinh tế.
về các loại rủi ro trên BCTC: Với một loạt các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá
và rủi ro lãi suất, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập. Nguyên nhân dẫn đến điều này là thời gian này tình hình thị trường vẫn cịn nhiều biến động phức tạp cùng với sự cạnh tranh ngày càng cao trong ngành ngân hàng.
Ket luận chương 2
Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính một cách tồn diện tất cả các mặt của BIDV trong chương 2, có thể thấy rõ được tình hình hoạt động kinh doanh cũng như công tác quản lý, điều hành của BIDV từ giai đoạn nền kinh tế còn nhiều khó khăn và biến động, từng bước hồi phục và phát triển. Ngồi ra, bài phân tích cũng đã chỉ ra được những tồn tại mà ngân hàng đang gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là cơ sở thực tế để khóa luận đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của BIDV trong giai đoạn tới.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1. Dự báo tình hình kinh tế ảnh hưởng tới hoạt động của BIDV trong năm 2016
Dự báo nền kinh tế toàn cầu năm 2016 sẽ tăng trưởng nhưng không khả quan.
lạm phát toàn cầu sẽ tăng, sản xuất công nghiệp cũng đang chậm lại đe doạ tới triển vọng thương mại toàn cầu. Các nền kinh tế lớn được dự đoán tăng trưởng ở những mức rất khác nhau. Khu vực EU được dự đoán sẽ tăng trưởng trong khi kinh tế Mỹ có thể tụt lùi. Các nền kinh tế mới nổi, nhất là Trung Quốc, Brazil, Nga... đang phải đối mặt với tình trạng giá dầu mỏ, hàng hóa xuất khẩu giảm mạnh. Đáng ngại nhất lại là kinh tế Trung Quốc khi được dự đoán chỉ dừng ở mức 3,7% trong cả 2 năm. Trong khi đó các nền kinh tế khu vực Đơng Nam Á được dự đốn là tăng trưởng tốt, đây có thể là thể là khu vực đóng vai trị động lực cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được triển khai thực hiện.
Nền kinh tế trong nước được dự báo có nhiều dấu hiệu tích cực, GDP dự kiến đạt
6,7%, cầu nội địa mạnh hơn, xuất khẩu vẫn được duy trì, cùng với lạm phát thấp. Năm 2016 là năm đầu tiên đánh dấu nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo về điều hành KTXH và cũng là năm bước vào giai đoạn tiếp theo của đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng theo Quyết định số 254/QĐ-TTg; là năm Việt Nam tham gia nhiều sự kiện quan trọng như tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương mang lại nhiều lợi ích trong liên kết kinh tế, đồng thời đặt ra nhiều thách thức trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao. Đối với thị trường tài chính ngân hàng, mục tiêu trọng tâm là tiếp tục hoàn thành Đề án Tái cơ cấu các TCTD, tích cực triển khai các biện pháp xử lý đưa tỷ lệ nợ xấu tồn ngành dưới 3%, gia tăng tín dụng ngay từ những ngày đầu năm phấn đấu đạt khoảng 18-20%/năm song song với việc triển khai các giải pháp ổn định tỷ giá, vàng và thị trường ngoại hối.
3.2. Định hướng kế hoạch, nhiệm vụ và mục tiêu trong năm 2016
Định hướng kế hoạch nhiệm vụ năm 2016
Năm 2016 là năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập cộng đồng kinh tế Asean (AEC), tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và thực hiện Hiệp định thương mại tự do FTA với liên minh Á - Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản. Hội nhập sâu rộng mở ra nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng tạo ra nhiều khó khăn, thách thức lớn trong năm 2016. Quán triệt chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, giữ vững ổn
định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh..., trên cơ sở kết quả hoạt động giai đoạn 2012 - 2015, BIDV xác định mục tiêu và các trọng tâm nhiệm vụ của toàn hệ thống năm 2016 như sau:
Phát huy vai trò là Ngân hàng TMCP hàng đầu, giữ vững vị thế Ngân hàng chủ lực, có trách nhiệm của quốc gia, góp phần tích cực ổn định kinh tế vĩ mơ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, đi đầu trong hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại ra nước ngồi, tích cực triển khai các chương trình ASXH trong và ngồi nước.
Kiên định, quyết tâm giữ vững vai trò trở thành NHTM hiện đại hàng đầu Việt Nam về thị phần huy động vốn, tín dụng, dịch vụ; đồng thời xác định hoạt động kinh doanh bảo hiểm (nhân thọ và phi nhân thọ) là trụ cột thứ hai sau hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính ngân hàng khu vực và quốc tế trên cơ sở phát huy nội lực, triệt để áp dụng các biện pháp quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế: Chú trọng tăng cường năng lực tài chính; Tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý tài sản nợ - tài sản có theo chuẩn mực quốc tế; Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, thực hiện Dự án Basel 2 theo lộ trình.
Tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững, có hiệu quả, tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNVVN, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao), các ngành kinh tế được hưởng lợi tích cực từ các hiệp định thương mại tự do FTA mà Việt Nam đã ký kết, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ, SME, doanh nghiệp FDI có tiềm năng phát triển, lợi thế cạnh tranh.
Phát triển, đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đem lại tiện ích, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế.
Hồn thiện mơ thức quản trị ngân hàng theo thông lệ, kiên định chuyển đổi mơ hình tổ chức theo hướng quản lý tập trung tại Trụ sở chính và điều hành hoạt động kinh doanh theo chiều dọc phù hợp với điều kiện môi trường Việt Nam; nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động; tạo đột phá trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược tổng thể của hệ thống để chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực hội nhập kinh tế theo lộ trình cam kết mở cửa thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam.
Mở rộng kênh phân phối truyền thống, hiện đại trong khu vực và trên thế giới gắn với phát triển thương hiệu BIDV.
Định hướng các chỉ tiêu tài chính năm 2016
Trước dự báo nền kinh tế Việt Nam năm 2016 tiếp tục được duy trì ổn định và trên đà phát triển với mục tiêu tăng trưởng 6,7%, kiểm soát lạm phát dưới 5%; quán triệt chỉ đạo của Thống đốc NHNN về hoạt động ngành ngân hàng, BIDV đã xác định các chỉ tiêu trọng yếu: Nguồn vốn huy động tăng trưởng 21 - 22%, Dư nợ tín dụng tăng trưởng 18 - 20%, lợi nhuận trước thuế 7.900 tỷ đồng, Tỷ lệ nợ xấu <3%, phấn đấu <2 % ROA 0,7%, ROE 13-14%, Tỷ lệ chi trả cổ tức ≥ 7%.
3.3. Biện pháp
Trên cơ sở những tồn tại và dự báo những khó khăn, thách thức đến từ kinh tế vĩ mơ, bài Khóa luận xin nêu ra một số biện pháp BIDV cần thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3.3.1. Giải pháp mở rộng quy mơ tài sảnGiải pháp tăng trưởng tín dụng Giải pháp tăng trưởng tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng, vì vậy để mở rộng quy mô tài sản, nâng cao vị thế, trước hết BIDV cần tập trung thực hiện các biện pháp nhằm mở rộng và điều hành tín dụng theo hướng đi đơi với an tồn, hiệu quả:
Phát triển thêm nguồn khách hàng tiềm năng: thông qua mở rộng mạng lưới hoạt
động, đẩy mạnh hoạt động marketing và cải tiến quy trình cho vay. Trong nền kinh tế đang trên đà phát triển như hiện nay, mức thu nhập bình quân của dân cư ngày càng được cải thiện (năm 2015 là 45 triệu đồng), kinh tế các vùng nông thôn ở các tỉnh đang phát triển mạnh thì nhu cầu tiêu dùng và đầu tư sản xuất kinh doanh cũng tăng theo. Trong khi đó chỉ có duy nhất Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) trải rộng mạng lưới chi nhánh ở tất cả các phường, xã trên cả nước nên hầu hết các khách hàng là dân cư ở các vùng tỉnh lẻ đều lựa chọn Agribank để vay vốn. Chính vì thế, BIDV cần:
- Mở rộng mạng lưới hoạt động và đẩy mạnh hoạt động marketing để thu hút lượng khách hàng tiềm năng này, mở rộng hoạt động cho vay.
- Khơng ngừng rà sốt, bổ sung, chỉnh sửa và cải tiến quy trình cho vay theo hướng linh hoạt, gọn nhẹ, đáp ứng nhanh chóng cho các đối tượng khách hàng giúp cho các khách hàng tiếp cận với các khoản cho vay của ngân hàng thuận tiện hơn.
Đẩy mạnh phát triển tín dụng tiêu dùng: Nhu cầu tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay khá
cao; các khoản cho vay trong lĩnh vực tiêu dùng thường có thời hạn ngắn, vốn ít, khả năng sinh lời cao và ít chịu tác động của mơi trường kinh doanh. Vì thế BIDV có thể tận dụng điều này để phát triển các khoản cho vay tiêu dùng, mở rộng quy mơ tín dụng và tăng thu nhập lãi cho ngân hàng bằng các cách:
- Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng mới
- Thêm vào các chính sách ưu đãi về lãi suất và phí dịch vụ
- Nâng cao chất lượng thơng tin khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng mới để phát triển các khoản tín dụng đối với các khách hàng có tình hình tài chính tốt.
Ngồi ra, BIDV nên tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông
thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) theo chủ trương của Chính phủ và NHNN, các ngành kinh tế được hưởng lợi tích cực từ các hiệp định thương mại tự do FTA mà VN đã ký kết.
Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt đối với hoạt động tín dụng:
- Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay theo đúng quy định để đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích và kịp thời phát hiện và xử lý những rủi ro phát sinh có nguy cơ làm mất vốn của ngân hàng.
- Tăng cường công tác đào tạo cho các cán bộ tín dụng để đảm bảo hoạt động tín dụng hiệu quả.
Giải pháp nâng cao chất lượng danh mục đầu tư
Cùng với cho vay, khoản mục đầu tư cũng chiếm tỷ trọng cao trong bảng cân đối tài sản và đóng một vai trị quan trọng việc giúp đồng vốn của ngân hàng sinh lời, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV. Cách tốt nhất để gia tăng khoản mục này là BIDV cần cải thiện chất lượng danh mục này bằng các biện pháp:
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào chứng khốn có khả năng thanh khoản cao như: Trái phiếu chính phủ, Tín phiếu Kho bạc,...để vừa đảm bảo khả năng thanh khoản vừa giúp gia tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng.
- Tăng cường công tác nghiên cứu, phân tích thị trường, thiết lập cơ chế cảnh báo nhằm đưa ra các kế hoạch và chiến lược đầu tư phù hợp với những biến động của thị trường, giúp ngân hàng sinh lợi nhưng vẫn đảm bảo an tồn.
- Tích cực đầu tư và góp vốn dài hạn vào các cơng ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết góp phần mở rộng lịnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng bên cạnh những hoạt động chính nhằm mang lại lợi nhuận lớn cho BIDV.
Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu
Mặc dù nguồn vốn của BIDV tăng trưởng ổn định trong giai đoạn qua nhưng hệ số địn bẩy tài chính của BIDV vẫn ở mức cao chứng tỏ vốn chủ sở hữu của BIDV khá thấp so với quy mơ tổng tài sản. Do đó, BIDV cần thực hiện các giải pháp tăng vốn để nâng cao hệ số an toàn vốn:
- Giải pháp 1: Thực hiện giải pháp mở rộng quy mô vốn chủ sở hữu nhanh chóng