CƠ SỞ ĂN UỐNG HỢP LÝ (T2)

Một phần của tài liệu trọn bộ giáo án công nghệ 6 chương trình chuẩn in dùng luôn (Trang 87)

- Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm với cuộc sống gia đình.

ÔN TẬP CHƯƠNG II (T1)

CƠ SỞ ĂN UỐNG HỢP LÝ (T2)

I- MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài, HS nắm được:

a) Về kiến thức: - Biết các chất dinh dưỡng, vai trò của chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.

- Nắm được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩn trong cùng nhóm, để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng.

- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

b) Về kỹ năng: - Giáo dục HS biết được các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. - Biết cách thay đổi các món ăn có đủ chất dinh dưỡng.

c) Về thái độ: - Giáo dục HS biết cách bảo vệ cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng phù hợp với kinh tế gia đình.

II- CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh vẽ 3-11 trang 72 SGK, tranh vẽ hình 3-13a trang 73 SGK. - HS: Bánh mì, các loại đậu, gạo, bắp, vi ta min.

III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Diễn giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm, trực quan

IV- TIẾN TRÌNH:

1/ Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS

2/ Kiểm ta bài cũ:

Em hãy cho biết chức năng của chất béo?

- Cung cấp năng lượng tắch luỹ dưới da ở dạng một lớp mỡ và giúp cơ thể chuyển hoá một số vitamin cho cơ thể.

Kể tên các chất dinh dưỡng chắnh trong các thức ăn sau: - Đạm: Thịt lợn

- Bơ, lạc, béo.

- Khoai, bánh, kẹo, ( đường bột )

3/ Giảng bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC

* HĐ1. Tìm hiểu về sinh tố

Em hãy kể tên các loại sinh tố mà em biết ?

* GV cho HS quan sát hình 3-7 trang 69 SGK.

+ HS quan sát.

- Sinh tố A có trong dầu cá, gan, trứng,

4/ Sinh tố: ( vitamin )

trứng, gan.

* Quan sát hình 3-7 trang 69 SGK nhắc lại chức năng chắnh của sinh tố A,B, C, D * Nếu thiếu các sinh tố cơ thể mắc một số bệnh:

- Thiếu sinh tố A: Da khô và đóng vảy, nhiễm trùng mắt, bệnh quáng gà.

- Thiếu sinh tố B: Dễ cáu gắt và buồn rầu, thiếu sự tập trung, bi6 tổn thương da, lở mép miệng.

- Thiếu sinh tố C: Lợi bị tổn thương và chảy máu. Rụng răng, đau nhức tay chân, mệt mỏi toàn thân.

- Thiếu sinh tố D: Xương và răng yếu ớt, xương hình thành yếu.

HĐ2 Tìm hiểu về chất khoáng + Chất khoáng gồm những chất gì ? + HS trả lời.

Can xi, phốt pho, Iốt, sắt. * GV cho HS xem hình 3-8 SGK + HS quan sát.

+ Nếu thiếu canxi và phốt pho xương phát triển yếu

- Dễ bị gảy xương, xương và răng không cứng cáp.

- Thiếu sắt dáng vẻ xanh xao yếu ớt. - Thiếu Iốt, tuyến giáp không làm đúng chức năng gây ra dễ cáu gắt và mệt mỏi.

+ Ngoài nước uống còn có nguồn nào khác cung cấp cho cơ thể.

* Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể - Là môi trường cho mọi chuyển hoá và trao đổi chất của cơ thể, điều hòa thân nhiệt.

* Chất xơ là phần thực phẩm mà cơ thể không tiêu hoá được, giúp ngăn ngừa bệnh táo bón làm cho những chất thải mềm, dễ dàng thải ra khỏi cơ thể.

+ Chất xơ có trong những loại thực phẩm nào? Rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên chất.

b) Chức năng dinh dưỡng:

Sinh tố giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, xương da hoạt động bình thường tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

5/ Chất khoáng:

a) Nguồn cung cấp:

- Có trong cá, tôm, rong biển, gan, trứng, sữa, đậu, rau.

b) Chức năng dinh dưỡng:

Giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hoá của cơ thể.

6/ Nước:

Nước có vai trò quan trọng đối với đời sống con người.

* Nước và chất xơ cũng là thành phần chủ yếu trong bữa ăn mặc dù không phải là chất dinh dưỡng.

* Tóm lại: Mỗi loại chất dinh dưỡng có những đặc tắnh và chức năng khác nhau, sự phối hợp các chất dinh dưỡng sẽ:

- Tạo ra các tế bào mới để cơ thể phát triển, cung cấp năng lượng để hoạt động, lao động.

- Bổ sung những hao hụt mất mát hàng ngày.

- Điều hoà mọi hoạt động sinh lý. Như vậy, ăn đầy đủ các thức ăn cần thiết và uống nhiều nước mỗi ngày chúng ta sẽ có sức khoẻ tốt.

HĐ 3: Tìm hiểu Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.

* GV cho HS xem hình 3-9 trang 71 SGK.

+ HS quan sát.

+ Có mấy nhóm thức ăn ? 4 nhóm + Tên thực phẩm của mỗi nhóm ? + HS trả lời.

- Nhóm giàu chất đạm, đường bột, chất béo, khoáng và vitamin.

Ý nghĩa việc phân chia các nhóm thức ăn nhằm mục đắch gì ?

+ Tại sao phải thay thế thức ăn ? Cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị đảm bảo ngon miệng.

+ Cách thay thế thức ăn như thế nào cho phù hợp ?

* Gọi HS đọc một số vắ dụ trong SGK về cách thay thế thực phẩm trong cùng một nhóm.

+ HS cho vắ dụ.

* Cho HS liên hệ từ thực tế của các bữa ăn gia đình.

+ HS liên hệ thực tế các bữa ăn gia đình.

II- Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.

1/ Phân nhóm thức ăn

a) Cơ sở khoa học:

b) Ý nghĩa:

Việc phân chia các nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi thức ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, hợp thời tiết mà vẩn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

2/ Cách thay thế thức ăn lẫn nhau:

Để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi cần thay thế thức ăn trong cùng một nhóm.

4/ Củng cố và luyện tập:

* Mục đắch của việc phân nhóm thức ăn là gì ?

- Giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi thức ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết mà vẩn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.

* Thức ăn được phân chia thành mấy nhóm ? Kể tên các nhóm đó ? 4 nhóm - Nhóm giàu chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất khoáng và vitamin.

5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

- Về nhà học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 75 SGK. - Chuẩn bị tiếp phần nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Ngày soạn: / /20 Ngày dạy: / /20

Tiết 39

Một phần của tài liệu trọn bộ giáo án công nghệ 6 chương trình chuẩn in dùng luôn (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(199 trang)
w