Khuyến nghị với MB

Một phần của tài liệu Ứng dụng quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trong hiệp ước basel tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 794 (Trang 65 - 70)

CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

4.4. Khuyến nghị đề xuất nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn tại MB

4.4.3. Khuyến nghị với MB

MB đã chính thức được NHNN phê duyệt áp dụng Thông tư 41/2016/TT- NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi có hiệu lực từ ngày 1/5/2019.

Việc được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt cho MB khẳng định năng lực quản trị rủi ro của MB đã đáp ứng được những tiêu chuẩn Quốc tế khắt khe trong lĩnh vực tài chính, vươn lên sánh ngang về chất lượng quản trị với các nước phát triển trong khu vực và trở thành một trong các ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, không chỉ năng động trong kinh doanh, đồng thời an toàn trong hoạt động và đáp ứng tiêu chuẩn quản trị tiên tiến.

Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, hoạt động quản trị rủi ro tại MB đã trở thành một thương hiệu có uy tín lớn trên thị trường tài chính Việt Nam, được các tổ chức và các đơn vị xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Moody/Fitch, Ngân

hàng nhà nước đánh giá có năng lực quản trị tốt, uy tín, có vai trị trong việc dẫn dắt thị trường.

Những kết quả ứng dụng từ triển khai Basel II đã giúp hoạt động quản trị rủi ro không chỉ dừng lại ở việc nhận diện, đưa ra những giải pháp giảm thiểu rủi ro, mà còn được thể hiện trong hiệu quả quản trị kinh doanh, đảm bảo nền tảng vững chắc, an toàn cho MB trong việc triển khai các mơ hình kinh doanh mới, và nâng cao năng lực dự báo tốt những rủi ro tiềm ẩn, làm sơ cở cho việc bảo toàn và phát triển bền vững các giá trị của tổ chức.

Sự thành cơng đó gắn liền với việc MB luôn ý thức và tập trung thực thi các giải pháp hướng tới tuân thủ hoàn toàn Basel II. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả áp dụng Thông tư 41 theo chuẩn Basel 2, MB cần thắt chặt các điều kiện hơn nữa:

- Mơ hình quản trị cần tiếp tục được kiện toàn liên tục: Tách bạch, phân cấp rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị theo mơ hình 3 vịng bảo vệ đảm bảo khơng chồng chéo, nâng cao trách nhiệm nhận diện, đánh giá, theo dõi và kiểm soát rủi ro ở tất cả các khâu.

- Đồng thời, hệ thống văn bản, quy định của MB cần được rà sốt, hồn thiện, MB cũng cần ban hành văn bản cụ thể trong nội bộ ngân hàng đáp ứng yêu cầu Basel II và quy định của Ngân hàng Nhà nước (theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN và Thông tư 41/2016/TT-NHNN).

- Mơ hình, cơng cụ đo lường rủi ro cần được xây dựng đồng bộ cho các rủi ro trọng yếu: Dự án đo lường rủi ro tín dụng phải được tập trung triển khai với cường độ cao theo tiêu chuẩn nâng cao của Basel II, kết quả của dự án liên tục được ứng dụng vào hoạt động kinh doanh giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

- Bên cạnh đó, các cơng cụ đo lường rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng,... cần được chú trọng liên tục nâng cấp và ứng dụng nhằm dự báo chính xác và giảm thiểu rủi ro một cách tối ưu.

- Quản trị dữ liệu, ứng dụng công nghệ trong quản trị rủi ro: Là một nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động quản trị rủi ro nói riêng trong thời đại 4.0. Việc ứng dụng công nghệ trong quản trị rủi ro giúp gắn kết kinh doanh với quản trị, hiện thực hóa chức năng quản trị rủi ro trong mọi hoạt động của MB.

- Đặc biệt, việc xây dựng phần mềm tính tốn tự động tỷ lệ an tồn vốn ngồi việc đảm bảo quản trị tuân thủ còn hỗ trợ mạnh mẽ việc quản trị, phân bổ vốn và công tác tác quản trị dữ liệu của MB. Ngoài ra định kỳ, ngân hàng cũng nên nghiên cứu và cập nhật lại phần mềm tính tốn tự động để nâng cao hiệu quả.

- Hơn hết, MB luôn phải đề cao và kiên định xây dựng văn hóa quản trị rủi ro. Điều này giúp MB có một hệ thống quản trị rủi ro chủ động, được nhận thức và thực thi có trách nhiệm trong q trình thực hiện nhiệm vụ.

KẾT LUẬN

Đề tài khóa luận “Ứng dụng quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trong hiệp

ước Basel tại Ngân hàng TMCP Quân Đội” đã làm rõ chuẩn mực quốc tế về quy

định tỷ lệ an toàn vốn trong Hiệp ước vốn Basel, đề cập đầy đủ về điều kiện và nguyên tắc áp dụng quy định an toàn vốn tối thiểu trong Basel tại các ngân hàng thương mại nhằm tăng cường an toàn và hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro ngân hàng. Phần chính của đề tài sử dụng số liệu đầy đủ từ các báo cáo theo năm của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (2017 - 2018) để thực hiện tính tốn theo phương pháp quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN, qua đó xác định tỷ lệ an toàn vốn (CAR). Kết quả tính tốn của cả 2 năm 2017, 2018 đều cho CAR nhỏ hơn mức công bố của ngân hàng trong báo cáo thường niên. Lý giải điều này là do CAR công bố trong báo cáo thường niên của ngân hàng được tính tốn theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN với công thức tính tốn được đánh giá là “lỏng” hơn rất nhiều so với quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN, đặc biệt là phần mẫu số khi Thơng tư 36 chỉ tính Tổng tài sản có rủi ro theo rủi ro tín dụng, cịn Thơng tư 41 quy định phần mẫu số tính cả Tổng tài sản có rủi ro tính theo rủi ro tín dụng, vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động, và vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp tính tốn được quy định trong thơng tư 41 để tính tốn cho kết quả như trên cho thấy ngân hàng đã tiệm cận khá gần chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II. Chính vì vậy, mà từ kết quả nghiên cứu, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng quy định tỷ lệ an toàn vốn, khẳng định năng lực quản trị rủi ro của MB đáp ứng yêu cầu Basel II và quy định của NHNN theo Thông tư 41. Và thực tế vào tháng 4/2019, MB đã chính thức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi có hiệu lực từ ngày 1/5/2019. Theo quyết định này, MB là một trong số các ngân hàng tiên phong đáp ứng chuẩn mực Basel II tại Việt Nam. Đạt được kết quả này, MB đã phải đối mặt với nhiều khó khăn bao gồm chi phí và việc triển khai kho dữ liệu, khung quản trị dữ liệu và cơng cụ tính tốn tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tự động, những thay đổi trong chiến lược và vận hành kinh doanh của ngân hàng, cũng như nhu cầu đào tạo cho nhân viên về quy

định/hệ thống mới. Đây cũng là các vấn đề quan trọng mà khóa luận gợi mở cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo xoay quanh chủ đề về áp dụng quy định an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế Basel tại các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, xuất phát từ hạn chế của khóa luận là hạn chế về nguồn dữ liệu và thời gian mà khóa luận chỉ thực hiện tính tốn được số liệu theo năm cho 3 năm 2016, 2017, 2018, cộng với việc nguồn dữ liệu chính của khóa luận là từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính theo năm mà kết tính tốn có thể bị ảnh hưởng nếu các số liệu của ngân hàng chưa đáng tin cậy. Hạn chế này làm cho kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa thực sự phản ánh đúng hoàn toàn năng lực của ngân hàng trong việc đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong Basel II, đặc biệt là chuẩn mực về an toàn vốn được cụ thể hóa theo Thơng tư 41/2016/TT-NHNN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] BIS, (2006) Basel II: International Convergence of Capital Measurement

and Capital Standards: A Revised Framework - Comprehensive Version.

http://www.bis.org/publ/bcbs128. htm

[2] BIS (2011) Basel III: A global regulatory framework for more resilient

banks and

banking systems - revised version June 2011.

http://www.bis.org/publ/bcbs189. htm

[3] Ben Bouheni, F. (2014), “Banking regulation and supervision: can it

enhance stability of banks in Europe”, Journal of Financial Economic Policy,

Vol.6 - Iss:3.

[4] Buyuk§alvarci, A. &Abdioglu, H. (2011), Determinants of capital adequacy ratio in Turkish Banks: A panel data analysis, African journal of business

management. 5 (27).

[5] Casu, B., Molyneux, P. &Girardone, C. (2015), Introduction to banking, 2nd Ed. London: Prentice Hall Financial Times.

[6] Hoggarth, G. et al. (2002), Costs of banking system instability: Some empirical evidence, Journal of Banking & Finance. [Online] 26 (5), 825-855.

[7] Lê T. T & Nguyễn K (2016), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng thực hiện Hiệp ước Basel II với một số nhân tố chính và hàm ý chính sách”, Tạp chí

Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (5), tr.21-28.

[8] Masood, U. & Ansari, S. (2016), Determinants of Capital Adequacy Ratio "A perspective from Pakistani banking sector", International Journal of

Economics, Commerce and Management. 4 (17).

[9] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014, Thông tư 36/2014/TT-NNNN ngày 20/11/2014 quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

[10] Ngân hàng Nhà nước Việt nam (2016), Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014.

[11] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[12] Nguyễn Khương (2017), “Tái cấu trúc ngân hàng thương mại Việt Nam

theo các chuẩn mực Basel II: Nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam.

[13] Rime, B. (2001), “Capital requyrements and bank behavior: empirical

evidence for Switzerland”, Journal of Banking and Finance, 789 - 805.

[14 ] Pilková, A and Králik, P (2011), ICAAP - challenges and opportunities

for Slovak commercial banks. In Balancing Corporate Success & Social Good: Building Capabilities for Sustainable Global Business, 12th intern. Conference

(pp. 1304-1313).

[15] Wong, J., Fong, T. & Choi, K. (2005), Determinants of the capital level of banks in Hong Kong. SSRN Electronic Journal.

Một phần của tài liệu Ứng dụng quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trong hiệp ước basel tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 794 (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w