Định hướng phát triển Fintech đối với các Ngân hàng thương mại Việt

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển fintech đối với các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 707 (Trang 51 - 52)

3.1. Định hướng phát triển Fintech đối với các Ngân hàng thương mạiViệt Việt

Nam

Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, nhận thức được sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động Fintech trong những năm trước đó. NHNN đã sớm thành lập Ban Chỉ đạo Fintech vào tháng 3/2017. Ngay sau khi thành lập, ban chỉ đạo đã cho thấy xu hướng phát triển chính của Fintech tại các NHTM Việt Nam bằng việc tập trung nghiên cứu và đưa ra giải pháp quản lý đối với một số vấn đề trọng tâm như: P2P Lending; Nhận diện khách hàng (e-KYC); cơng nghệ Blockchain; Giao diện Open API và thanh tốn điện tử (e-payments), BigData (Dữ liệu lớn)

Những chính sách mà Chính phủ và NHNN ban hành trong thời gian vừa qua càng cho thấy quyết tâm muốn phát triển hệ sinh thái Fintech trở nên đa dạng hơn, minh bạch hơn. Đặc biệt với việt ban hành “Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020”, chú trọng vào phát triển thanh toán điện tử. Một lĩnh vực được đánh giá là có tiềm năng phát triển nhất trong các lĩnh vực của Fintech, khi nó đi đúng định hướng thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Chính phủ, đem lại lợi ích cho những bên tham gia, tiện lợi và dễ dàng thực hiện thanh tốn tại bắt kỳ đâu có thiết bị kết nối internet.

Có thể thấy được rằng, xu hướng chính trong thời gian sắp tới của Fintech tại các NHTM Việt Nam sẽ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực: P2P Lending; Nhận diện khách hàng (e-KYC); công nghệ Blockchain; Giao diện Open API và thanh toán điện tử (e- payments), BigData (Dữ liệu lớn). Đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán điện tử, nhất là khi những sự hợp tác của các công ty Fintech với ngân hàng trong thời gian sắp tới thì lĩnh vực thanh tốn điện tử được kỳ vọng sẽ có những bước tiến vượt bậc mang lại những trải nghiệm thú vị và mới mẻ tới người tiêu dùng và cũng sẽ được sử dụng rộng rãi tiến tới một nền kinh tế thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

3.2. Giải pháp phát triển Fintech đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam

3.2.1. Giải pháp về công nghệ và sản phẩm

về công nghệ

Các công ty Fintech cũng như các ngân hàng cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp công nghệ, mở rộng đường truyền băng thông rộng; khắc phục các lỗ hổng của các sản phẩm kịp thời, nâng cao tính bảo mật và an tồn. Các cơng ty cũng cần ngồi lại với nhau để bàn bạc tiến tới thiết lập, xây dựng các trung tâm dự phịng và cảnh báo sự cố để đối phó với những cuộc tấn cơng mạng.

về sản phẩm, dịch vụ

Fintech đối với đại đa số người dân Việt Nam cịn khá mới mẻ, do đó để thu hút người dùng sản phẩm ngồi tính tiện lợi, giao diện sử dụng các sản phẩm đó phải thực sự đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu tuy nhiên vẫn phải đảm bảo an tồn và có độ bảo mật cao. Kèm theo đó các ngân hàng thương mại và các cơng ty Fintech cần có một bộ phận tư vấn online và offline để hướng dẫn khách hàng, để khách không gặp nhiều trở ngại khi sử dụng sản phẩm làm cho khách hàng cảm thấy dễ dàng sử dụng

Ngồi ra cần tích hợp nhiều tính năng tiện ích trong một sản phẩm của mình cũng như duy trì một mức phí phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Kết hợp với chiến lược truyền thơng của mình để tung ra những chương trình khuyến mãi cũng như làm tăng được nhận thức của khách hàng đối với dịch vụ làm nổi bật được lợi ích cũng như sự thuận tiện khi sử dụng sản phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển fintech đối với các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 707 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w