Xuất kiến nghị

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển fintech đối với các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 707 (Trang 54 - 59)

3.3.1. Kiến nghị với NHNN và các cơ quan quản lýHoàn thiện hành lang pháp lý Hoàn thiện hành lang pháp lý

Hoàn thiện khung pháp lý, tạo hành lang, con đường cụ thể cho các công ty Fintech phát triển là điều quan tâm hàng đầu. Chính phủ cần nhanh chóng hồn thiện, sửa đổi bổ sung văn bản luật, thông tư, nghị định liên quan đến hoạt động, đường lối phát triển Fintech, cũng như các vấn đề liên quan như an ninh mạng, sở hữu trí tuệ, phịng chống rửa tiền, bảo vệ thông tin khách hàng.. .Cụ thể như:

Thứ nhất, Các quy định về mơ hình kinh doanh, các loại hình hoạt động của

Fintech, xác định rõ tính pháp lý, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các công ty Fintech khi mới thành lập, cũng như thỏa thuận hợp tác của công ty Fintech với các tổ chức khác. Ngồi ra cần có một số chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech bằng cách miễn giảm thuế, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có ý định đầu tư vào Fintech.

Thứ hai, Quy định tiêu chuẩn về các danh mục sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện chi

tiết các quy định liên quan đến thử nghiệm các sản phẩm mới của các công ty Fintech trong một thời gian nhất định tùy theo nhóm sản phẩm trước khi được cấp phép chính thức nhằm tạo môi trường cạnh tranh minh bạch

Thứ ba, Xây dựng chính sách phát triển Fintech gắn với chính sách tiền tệ quốc

gia và nền kinh tế. Khi xác định được mục tiêu kinh tế và các chính sách phát triển kinh tế tổng thể từ các cơng ty Fintech có thể cung ứng những sản phẩm dịch vụ phù hợp, đảm bảo sự ổn định cho hệ thống tài chính tiền tệ.

Thứ tư, Tham mưu cho Chính phủ trong việc ban hành các quy định hướng đảm

bảo quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, xây dựng môi trường kinh doanh theo hướng đổi mới, sáng tạo phục vụ cho sự phát triển của ngành Ngân hàng tại Việt Nam

Ngồi ra cần hình thành nhiều hơn trung tâm, hiệp hội Fintech: để nói lên tiếng nói của cộng đồng Finetech, là nơi giao lưu kết nối các tổ chức, doanh nghiệp lại với nhau

Các giải pháp hỗ trợ

Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích các tổ chức, các cá nhân tham gia vào hệ sinh thái Fintech, từ cung cấp dịch vụ sản phẩm Fintech, nền tảng cơng nghệ, khuyến khích thành lập các tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho Fintech, hay cùng với các công ty Fintech truyền thông quảng bá để làm gia tăng niềm tin của người dân vào các sản phẩm Fintech, cũng như giúp người dân tránh được những sai lầm khơng đáng có trong q trình sử dụng sản phẩm dịch vụ

Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước

Các bộ ban ngành liên quan như Bộ Khoa học và Cơng nghệ, bộ Tài chính, bộ Cơng an,. cần có sự phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu để quản lý có hiệu quả, giám sát q trình phát triển của Fintech cùng với đó phối hợp cùng nhau nhằm giúp Fintech phát triển hơn như phát triển các hoạt động liên quan ứng dụng các yếu tố công nghệ như đấu thầu qua mạng, chứng từ điện tử, an ninh mạng,. Đơn đốc các cơ quan, bộ, ngành nhanh chóng hồn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia do đơn vị mình chủ trì, đồng thời nghiên cứu, đề xuất xây dựng quy định về việc sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia

3.3.2. Kiến nghị với NHTM

Thứ nhất, các NHTM cần xác định rõ chiến lược phát triển, cách thức hợp tác

phù hợp với từng công ty Fintech từng lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên cần tận dụng những lợi thế của Fintech, hiểu rõ thế mạnh, điểm yếu của Fintech để khi hai bên khơng cịn hợp tác nữa thì với những gì học hỏi được, hiểu rõ đối thủ của mình sẽ giúp cho các NHTM chủ động hơn để bảo vệ và phát triển thị trường của mình

Thứ hai, ứng dụng Fintech để tập trung mở rộng thị trường bán lẻ, giúp cho ngân

hàng tiếp cận được những lĩnh vực mà hiện nay vẫn chưa thể tiếp cận được như các khách hàng vùng sâu vùng xa, các món vay quá nhỏ,. hay thử nghiệm với các lĩnh vực khác như tài trợ thương mại quốc tế bằng cách ứng dụng Blockchain vào để theo dõi, quản lý và giao dịch trên phạm vi quốc tế hiện nay được một số ngân hàng quốc tế sử dụng như Deutsche Bank, HSBC, Natixis, Rabobank,.

Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế để thấy được công nghệ trên thế giới đang

thay đổi nhanh tới mức nào, học hỏi kinh nghiệm từ những thất bại cũng như thành công từ các công ty Fintech cũng như các ngân hàng khác trong khu vực và thế giới

Thứ tư, cần xây dựng các chiến lược truyền thông, quảng bá về những tiện tích

về những dịch vụ mình đem góp phần nâng cao thương hiệu của ngân hàng, được nhiều người biết tới hơn cùng với đó là giúp họ dần dần tiếp cận được những sản phẩm cơng nghệ hiện đại. Từ đó có thể dễ dàng hơn trong việc giới thiệu các sản phẩm dịch vụ tiếp theo ra thị trường.

3.3.3. Kiến nghị với các cơng ty Fintech

Thứ nhất, tìm hiểu kĩ về thị trường cũng như tiềm năng phát triển của thị trường

Việt Nam để có chiến lược đầu tư phù hợp, sử dụng công nghệ phù hợp tránh dàn trải gây áp lực về vốn, lãng phí. Mở rộng mạng lưới sản phẩm theo mũi nhọn là tiếp cận các dịch vụ e-services một dịch vụ đêm lại hiểu quả tốt tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Thứ hai, liên tục giám sát hệ thống, đảm bảo chất lượng dịch vụ, sẵn sàng đối

phó với những cuộc tấn cơng mạng nhằm gây sập hệ thống đánh cắp thông tin. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo chi phí sử dụng sản phẩm dịch vụ hợp lý, nhằm xây dựng niềm tin người tiêu dùng. Cùng với đó là tích cực quảng bá, truyền thơng để giới thiệu những tiện ích của sản phẩm dịch vụ tới khách hàng nhằm tăng doanh thu, đem lại lợi nhuận để tái đầu tư.

Thứ ba, ngoài việc am hiểu thị trường Việt Nam các công ty Fintech cũng cần

am hiểu được định hướng, chiến lược, khẩu vị rủi ro cũng như vị thế mà ngân hàng mình chuẩn bị hợp tác. Nhằm tận dụng được tối đa những lợi thế của ngân hàng cũng như đem lại kết quả hợp tác tối ưu nhất cho cả hai bên, tránh tình trạng cái sản phẩm gây mâu thuẫn với các sản phẩm đã tồn tại trước đó.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của bài đã chỉ ra được định hướng phát triển và xu hướng mà cơ quan quản lý muốn hướng tới khi thúc đẩy Fintech phát triển tại các ngân hàng thương mại, đặc biệt chú trọng vào lĩnh vực thanh tốn. Trong q trình phát triển đó Fintech cũng gặp những mặt hạn chế nhất định cũng như có tác động tích cực và tiềm ẩn một số rủi ro đối với ngành tài chính - ngân hàng. Từ đó bài đưa ra một số đề xuất, kiến nghị lên NHNN, các cơ quan quản lý, các NHTM, các công ty Fintech nhằm phát triển hệ sinh thái Fintech tại thị trường Việt Nam

KẾT LUẬN

Những năm gần đây, Fintech đang dần phát triển và mở rộng ra nhiều lĩnh vực lạ khác. Nó đã tác động khơng nhỏ tới đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Với những lợi thế sẵn có như dân số đơng, tỷ lệ dùng điện thoại và kết nối mạng lớn, nó sẽ là tiềm năng rất lớn cho các công ty fintech ở Việt nam. Đặc biệt khi hợp sự hợp tác giữa ngân hàng và các công ty Fintech sẽ tạo thêm động lực cho hệ sinh thái Fintech phát triển, khi mà ngân hàng với lợi thế lớn trong ngành tài chính cùng với lượng khách hàng tin dùng lớn, các cơng ty Fintech lại có cơ sở hạ tầng cơng nghệ cao sẽ đem lại sự trải nghiệm khác lạ cho người dùng, tăng tính thuận tiện cho khách hàng cũng như đem lại lợi ích cho ngân hàng cũng như các cơng ty Fintech. Tuy nhiên khuôn khổ pháp lý cho các công ty fintech chưa đầy đủ nên các cơng ty fintech cịn mang tính tự phát, tiềm tàng rủi ro. Do đó để phát triển Fintech tại hệ thống NHTM thì trước hết rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ, cơ quan quản lý, tạo nhiều cơ chế ưu đãi, cũng như tạo một thị trường minh bạch sẽ giúp cho các công ty Fintech tồn tại được với nhau và phát triển vượt bậc trong tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Anh

[1] Xavier Vives (2017) “The Impact of Fintech on Banking” < https://european-

economy.eu/2017-2/the-impact-of-fintech-on-banking/>

[2] Sinziana Bunea (2016) “Banks vs. fintech: At last, it’s official”, Forthcoming Journ

of Financail Transformation

[3] Arnoud W.A. Boot, Jeroen, E. Ligterink and Jens K. Martin (2018)

“UNDERSTANDING FINTECH AND PRIVATE EQUITY”, Topics in Corporate

Finance Nr. 26, Amsterdam: Amsterdam Center for Corporate Finance.

[4] Giorgio Barba Navaretti (ed.,2017) “Fintech and Banking. Friends or Foes?”, Europeye srl

[5] Ulrich Sprenzel (2015) “Innovation in Banking”, Grin Verlag

[6] Thomas F. Dapp (2014) “Fintech - The digital (r)evolution in the financial sector”,

Deutsche Bank

II. Tài liệu tiếng Việt

[1] T.H(2018) ‘BIDV ra mắt dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại cho khách hàng tổ chức’ <http://cand.com.vn/Cong-nghe/BIDV-ra-mat-dich-vu-ngan-hang-dien-tu-

hien-

dai-cho-khach-hang-to-chuc-517724/>

[2] Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam VNBA (2017) “Fintech - Xu hướng phát triển và khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam” <http://www.vnba.org.vn>

[3] TS. Nguyễn Thị Hiền và Ths. Nguyễn Thị Minh Ngọc (2018) “Xu hướng phát triển

Fintech trên thế giới, những cơ hội, thách thức đặt ra với ngành Ngân hàng và thực

tiễn tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tương lai của Fintech và ngân [5] Hà Văn Dương, Hà Phạm Diễm Trang và Nguyễn Hoàng Mỹ Lệ (2018)

“FINTECH: Hệ sinh thái ở các nước

và vận dụng tại Việt Nam”

Width=80%25&dDocName=SBV327374&leftWidth=20%25&rightWidth=0%25&sh owFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrlstate=16uipk4x4z_9&_afrLoop=115168 88216262577#%40%3F_afrLoop%3D11516888216262577%26centerWidth%3D80% 2525%26dDocName%3DSBV327374%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3 D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrlstate%3D 1b9tit1iws_41>

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển fintech đối với các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 707 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w