Doanh nghiệp kinh doanh thơng tin tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 28 - 30)

1.2.3 .Vai trò của XHTD

1.4. Tình hình xếp hạng tín dụng tại Việt Nam

1.4.2. Doanh nghiệp kinh doanh thơng tin tín dụng

Cho đến nay, VN mới có 3 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trên là Cơng ty Thơng tin tín nhiệm và Xếp hạng doanh nghiệp (C&R) - được tách ra từ Công ty Giải pháp VN năm 2004; Trung tâm đánh giá tín nhiệm Vietnamnet (CRV); Cơng ty cổ phần thơng tin tín dụng Việt Nam (PCB).

Những dịch vụ chủ yếu của C&R là cung cấp thơng tin tín nhiệm, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và điều tra thị trường theo ngành kinh tế. Trong khi đó, dù mới ra đời, tham vọng của CRV cũng không hề nhỏ khi tuyên bố cung cấp khá nhiều dịch vụ liên quan như thu thập thơng tin, đánh giá xếp hạng, định mức tín nhiệm doanh nghiệp. Ngoài ra, CRV cũng dự định tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo dựng uy tín trên thị trường, xây dựng thương hiệu có sức cạnh tranh...

Đối tượng phục vụ chính của C&R và CRV là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hay hệ thống các ngân hàng trong nước và quốc tế. Thơng tin tín nhiệm và đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp là một loại hình kinh doanh đặc biệt, liên quan mật thiết đến hình ảnh và uy tín của các doanh nghiệp.

Cơng ty cổ phần thơng tin tín dụng Việt Nam được phát triển từ Cơng ty cổ phần đầu tư PCB, thành lập tháng 12-2007 với vốn điều lệ 50 tỉ đồng, được góp bởi 11 ngân hàng thương mại cổ phần, gồm ACB, ABBank, VietinBank, VIETCOMBANK, Đông Á, Techcombank, Vietcombank, SCB, VIB, Vietcombank và VPBank. Các ngân hàng cùng sở hữu một tỷ lệ cổ phần như nhau, chia đều từ 70% vốn điều lệ, 20% vốn điều lệ thuộc đối tác chiến lược CRIF và 10% còn lại dự kiến sẽ được bán cho một một đối tác chiến lược khác.

Hành lang pháp lý cho hoạt động cung cấp thơng tin tín dụng tại Việt Nam đã khai mở bằng Nghị định 10/2010 của Chính phủ ngày 12-2-2010 và Thông tư 16/2010 của Ngân hàng Nhà nước.

Trung tâm thơng tin tín dụng tư nhân được kỳ vọng sẽ kết nối và cung cấp các thông tin tín dụng của khách hàng cá nhân và tổ chức, với độ tin cậy cao. Hoạt động này đặc biệt sẽ hỗ trợ nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như khu vực tư nhân tiếp cận với tín dụng nhanh và dễ dàng hơn.

Những chỉ tiêu và năng lực đánh giá tín nhiệm của các trung tâm tín dụng tư nhân cịn rất mới mẻ và cần thời gian kiểm chứng xem có phù hợp với Việt Nam hay khơng. Nếu khơng cẩn trọng, việc đánh giá hay cung cấp thơng tin tín nhiệm có thể khiến cho các doanh nghiệp trở nên hoang mang và đẩy họ vào thế bất lợi trước các đối tác khác. Trên thực tế ở các nước khác, việc đánh giá thơng tin tín nhiệm doanh nghiệp khơng phải là khơng có sai sót. Ngay cả Moodys hay Standard & Poor - những tập nổi tiếng thế giới trong những lĩnh vực trên- cũng phải thừa nhận

rằng, khi đánh giá 1.000 doanh nghiệp mà đạt tới hệ số tín nhiệm A, vẫn có tới 0,2% doanh nghiệp bị phá sản.

Khơng những thế, việc đánh giá tín nhiệm địi hỏi các doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác những tài liệu, thơng tin về tình hình tài chính và phi tài chính trong phạm vi của mình theo u cầu của tổ chức đánh giá. Ngồi ra cịn phải tạo điều kiện cho cán bộ đánh giá trong quá trình kiểm tra, thẩm định lại thơng tin một cách chính xác. Song, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đều có xu hướng che giấu sự thật về bản thân mình, khuếch trương những điểm tốt, mặt mạnh, che giấu thơng tin tài chính thực và những hạn chế của mình. Đây cũng là một khó khăn lớn của các cơng ty kinh doanh thơng tin tín nhiệm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 28 - 30)