1.2.3 .Vai trò của XHTD
2.3. Đánh giá hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP
2.3.1. Kết quả đạt được
Vietcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai áp dụng XHTD Doanh nghiệp. Hệ thống XHTD của Vietcombank bao gồm 16 hạng, được xây dựng theo phương pháp chấm điểm các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính tương ứng cho các mức quy mô doanh nghiệp của 52 ngành kinh tế. Năm 2011: số lượng doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng đạt 100%/ 27.421 doanh nghiệp. Năm 2012: số lượng doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng đạt 100%/ 30.856 doanh nghiệp Trên nền tảng web-base hiện đại, hệ thống giải quyết được yêu cầu quản lý tập trung. Đến nay, hệ thống XHTD của Vietcombank đang ngày càng hoàn thiện và là nền tảng cho cả hai lĩnh vực quản trị rủi ro và công tác khách hàng.
Không dừng ở những kết quả đã đạt được ở XHTD doanh nghiệp, Vietcombank đang hoàn tất hệ thống XHTD nội bộ áp dụng cho khách hàng là cá nhân, nhằm phục vụ cơng tác bán lẻ. Bên cạnh đó, Vietcombank tiếp tục triển khai rà sốt, kiểm định và nâng cấp để hệ thống XHTD nội bộ Doanh nghiệp nhằm đạt độ chính xác, hiệu quả hơn, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị ngân hàng. 2.3.2. Những mặt còn hạn chế.
2.3.2.1 Về nội dung chương trình Xếp hạng tín dụng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, cơng tác XHTD cịn gặp phải những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Cụ thể như:
- Tỷ trọng các chỉ tiêu phân tích đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại theo hệ thống xếp hạng có phần chưa hợp lý khiến cho việc áp dụng chính sách khách hàng cũng như chính sách phân loại nợ đối với đối tượng khách hàng này có yêu cầu cao hơn so với các doanh nghiệp trong hoạt động trong lĩnh vực khác.
- Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có đặc điểm hoạt động riêng của mình. Hệ thống các chỉ tiêu chấm điểm đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có khác nhau đơi chút. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống các chỉ tiêu hiện tại vẫn còn chưa phản ánh được những đặc thù trong hoạt động của từng ngành riêng biệt.
- Phương pháp xếp hạng cịn mang tính chủ quan theo ý kiến của cán bộ chấm điểm. Phương pháp đánh giá hiện tại của Vietcombank đang áp dụng là phương pháp xếp hạng, trong đó cán bộ tín dụng quản lý khách hàng là người trực tiếp cập nhật thông tin và cho điểm đối với từng chỉ tiêu đánh giá theo hướng dẫn cho điểm của Hội sở chính ban hành. Hiện tại, một số chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá cho điểm mang tính chất định tính, dựa trên sự đánh giá của cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý. Phương pháp này địi hỏi cán bộ xếp hạng tín dụng phải am hiểu được tất cả các nội dung đánh giá, thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng và đưa ra đánh giá mang tính chủ quan với các chỉ tiêu này.
- Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực: Căn cứ được đánh giá xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào hoạt động
sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp (đem lại doanh thu trên 50%) hoặc ngành nghề có tiềm năng phát triển trong các ngành (trong trường hợp doanh thu các ngành thu được như nhau). Việc đánh giá chấm điểm xếp hạng tín dụng trong trường hợp này cũng mang tính chất tương đối, chưa thật sự phản ánh được đúng bản chất hoạt động của doanh nghiệp hiện tại.
- Xếp hạng tín dụng đối với các đơn vị phụ thuộc: hiện tại việc xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Vietcombank chưa có bộ chỉ tiêu đối với các đơn vị phụ thuộc (công ty con, chi nhánh công ty, các đơn vị thuộc cùng một nhóm...)
2.3.2.2. Tổ chức triển khai xếp hạng tín dụng:
- Tổ chức xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp chưa thực sự khoa học, cịn mang tính chủ quan. Cơng tác kiểm sốt lại kết quả đánh giá xếp hạng tín dụng cịn mang tính hình thức, chưa thực sự có tác dụng. Kết quả đánh giá xếp hạng tín dụng phần nhiều vẫn phụ thuộc vào việc đánh giá của cán bộ trực tiếp thực hiện.
- Với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank hiện nay, nhân tố con người vẫn đóng vai trị rất quan trọng. Việc xếp hạng tín dụng phụ thuộc kinh nghiệm của cán bộ. Hầu hết cán bộ khách hàng vẫn chưa được trang bị kiến thức về xếp hạng tín dụng một cách đầy đủ, tồn diện, do đó kết quả xếp hạng tín dụng khơng chính xác do phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan của người đánh giá. Ngoài hạn chế về kinh nghiệm thực tế, nhiều cán bộ hiện nay cịn chưa có tác phong làm việc chuyên nghiệp, coi trách nhiệm cung cấp thông tin là nghĩa vụ bắt buộc của khách hàng, cịn bản thân học ít khi có thói quen giám sát khách hàng một cách thường xuyên liên tục. Điều này dẫn tới một thực tế là khi cần lấy thông tin, khách hàng sẽ trực tiếp đến ngân hàng để đưa thơng tin thay vì cán bộ tới các cơ sở để thu thập và xác minh thơng tin. Do đó, nguồn thơng tin từ khách hàng đơi khi là khơng chính xác. Thu thập thơng tin được coi là bước quan trọng nhất trong quy trình xếp hạng, một khi trách nhiệm của cán bộ trong khâu này khơng cao thì rất khó có thể phát huy hiệu quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tới hoạt động tín dụng.
2.3.2.3 Nguồn thơng tin sử dụng trong cơng tác xếp hạng tín dụng:
- Hiện tại, các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp vay vốn được tính tốn sau đó so sánh với kỳ trước và với số trung bình ngành, nhóm ngành. Mục đích của việc làm này là giúp ngân hàng nhận biết được doanh nghiệp đang đứng ở vị trí nào so với tồn ngành. Vì mỗi ngành có đặc thù riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc tính tốn, đánh giá khả năng trả nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau thông qua các chỉ tiêu tài chính cũng khơng giống nhau. Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có thơng tin về các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành, nhóm ngành nên việc phân tích xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Chính bản thân ngân hàng khi thực hiện xếp hạng tín dụng cũng phải tự tổng hợp số liệu từ các khách hàng của mình, cộng thêm kinh nghiệm của các chuyên gia để đưa ra bộ số liệu chuẩn phục vụ cho việc đánh giá khách hàng.
- Các thông tin chuyên ngành mà cán bộ trực tiếp đánh giá xếp hạng thu thập được từ nhiều nguồn: Internet, doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh… Ngân hàng chưa tạo dựng được một hệ thống thơng tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan. 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan.
- Về chế độ kế toán thống kê: Các doanh nghiệp ln có 2 – 3 hệ thống báo cáo (báo cáo thuế, báo cáo nội bộ, báo cáo cho ngân hàng…) nên việc xác định thông tin trên các báo cáo tài chính là rất khó chính xác. Nguồn thơng tin được sử dụng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp là các báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp phần nhiều vẫn chưa được kiểm toán nên mức độ tin cậy khơng cao. Bên cạnh đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn là cơ sở để đánh giá khả năng thanh tốn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng linh động về tài chính của doanh nghiệp thơng qua các luông tiền ra và luồng tiền vào. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ vẫn chưa bắt buộc mà chỉ mang tính chất khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng. Tính
chính xác của báo cáo này chưa cao. Chính vì vậy, cơng tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp chưa sử dụng được kết quả của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Số liệu thống kê về ngành: Cho đến nay, chưa có một cơ quan nào có thơng tin được thơng báo rộng rãi về các chỉ tiêu trung bình ngành, nhóm ngành. Số liệu trung bình ngành hiện tại chủ yếu tại các cơng trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc cấp bộ đối với một số ngành nhất định như giấy, xi măng, điện… Điều này khiến cho việc xác định các bộ chỉ tiêu có phần khó khăn, dựa vào kinh nghiệm của người phân tích và tập hợp số liệu của các doanh nghiệp trong từng ngành mà ngân hàng đã và đang quản lý.
- Mơi trường cho dịch vụ xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn hoặc nhà phát hành trong nước ít phát triển: Các tổ chức xếp hạng tín dụng có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển các nghiệp vụ xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại bất kỳ quốc gia nào. Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức đánh giá xếp hạng tín dụng thật sự có kinh nghiệm và đáng tin cậy.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.
Kinh nghiệm, trình độ, năng lực của người xây dựng, thực hiện phân tích, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
- Từ bộ phận xây dựng hệ thống hệ thống các chỉ tiêu: Hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank được xây dựng dựa trên ý tưởng và ý kiến của các bộ phận tham gia: Bộ phận chuyên trách, chuyên gia tư vấn, Ban công nghệ thông tin, cán bộ các chi nhánh... Đây là những chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm và khả năng cập nhật, vận dụng các yếu tố kỹ thuật của phân tích tín dụng vào việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do số lượng các ngành và nhóm ngành nhiều nên nếu chia nhỏ các chỉ tiêu đặc trưng cho từng ngành và xây dựng bộ chấm điểm đối với những ngành đó là một khối lượng cơng việc khổng lồ. Vì vậy, hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn chỉ bao gồm những chỉ tiêu chung nhất đối với các ngành và nhóm ngành.
- Bộ phận trực tiếp triển khai: Yêu cầu của xếp hạng doanh nghiệp là những thông tin thu thập được cần đầy đủ, chính xác và phải được xử lý một cách
độc lập, khách quan, nhằm đưa ra những thơng tin hữu ích cho việc xếp hạng. Để đảm bảo được u cầu đó thì địi hỏi người phân tích xếp hạng doanh nghiệp phải là người vừa có trình độ chun mơn nghiệp vụ giỏi, vừa phải có kinh nghiệm, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau, nhạy bén với những thông tin mới đồng thời không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan quyết định. Tuy nhiên, lực lượng cán bộ của Vietcombank hiện nay đa số tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, một số cán bộ coi việc xếp hạng tín dụng chỉ là hình thức, dẫn đến đánh giá sai mức độ rủi ro trong việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó Vietcombank chưa xây dựng được bộ phận chuyên trách thực hiện việc xếp hạng tín dụng để kết quả mang tính khách quan hơn.
Kết luận Chương 2
Mơ tả và phân tích hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cùng những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Nêu ra hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục những hạn chế đó, nhằm xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ngày càng hồn thiện hơn, phát huy được vai trị hạn chế rủi ro tín dụng, thực hiện chính sách khách hàng và lựa chọn doanh nghiệp vay vốn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
3.1. Định hướng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới.
3.1.1. Các định hướng cơ bản.3.1.1.1. Định hướng về tín dụng. 3.1.1.1. Định hướng về tín dụng.
- Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, đưa ra các gói sản phẩm thích hợp cho hoạt động bán bn và bán lẻ. Tính tốn chi phí cơ hội để đưa ra các gói sản phẩm tín dụng thích hợp, tránh ảnh hưởng đến các hợp đồng cũ, tạo sự an toàn và ổn định trong kinh doanh.
- Sử dụng nguồn vốn vay nợ viện trợ có hiệu quả do các chính sách chống đơ la hố nền kinh tế dẫn đến thắt chặt việc cho vay và huy động bằng ngoại tệ, nên nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ trong thời gian qua giảm mạnh.
- Tăng trưởng tín dụng phải ln đảm bảo chất lượng tín dụng, kiên quyết khơng hạ chuẩn cho vay. Ưu tiên phát triển tín dụng ngắn hạn để đảm bảo thanh khoản do tính chất nguồn vốn của Vietcombank mang tính ngắn hạn. Rà sốt danh mục tín dụng, có kế hoạch, giải pháp cụ thể nhằm loại bỏ dần các khách hàng xấu
- Tiếp tục giải ngân các gói cho vay ưu đãi VND và USD đối với các khách hàng có xếp hạng tín dụng loại ưu.
- Chủ động thu hút các khách hàng có uy tín, năng lực tài chính tốt, dự án có hiệu quả nhưng hiện đang có quan hệ với các ngân hàng khác.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích các chi nhánh có tăng trưởng tín dụng tốt nhưng đảm bảo chất lượng nợ tốt, nợ xấu được khống chế hiệu quả.
- Rà sốt chất lượng khách hàng, tăng cường cơng tác thu hồi nợ xấu. Tăng cường, thường xuyên rà soát, đánh giá lại chất lượng khách hàng/ khoản vay để có biện pháp thích hợp kịp thời nhằm kiểm sốt tỷ lệ nợ xấu ở mức tốt
nhất. Tăng cường thu nợ nội bảng và ngoại bảng. Đẩy mạnh bộ phận thu nợ tại trung ương. Nghiên cứu cơ chế khen thưởng cho các chi nhánh thu nợ tốt. 3.1.1.2. Định hướng về nguồn vốn.
- Toàn hệ thống Vietcombank tiếp tục xác định huy động vốn là mục tiêu quan trọng và xuyên suốt trong định hướng kinh doanh.
- Theo dõi nguồn vốn, khả năng sử dụng vốn và sự biến động của thị trường để đưa ra các chính sách phù hợp.
- Do chính phủ và Ngân hàng nhà nước chủ trương triển khai các chính sách và giải pháp nhằm hạn chế tình trạng Đơ la hố trong nền kinh tế, đồng thời mức độ cạnh tranh huy động vốn bằng ngoại tệ giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt, nên hiện nay tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ tiếp tục giảm nhanh trong cơ cấu nguồn vốn của Vietcombank, điều này tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong trung và dài hạn. Do đó định hướng trong thời gian tới là tiếp tục đàm phán với nước ngoài để vay vốn, ổn định nguồn vốn dài hạn với lãi suất hợp lý.
- Áp dụng cơ chế lãi suất nội bộ phù hợp với định hướng điều hành của ban lãnh đạo, linh hoạt sử dụng vốn hiệu quả.
- Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt cơng tác chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lớn, các Chi nhánh cần tích cực hơn trong việc thu hút nguồn vốn từ dân cư.
3.1.1.3. Định hướng về dịch vụ.
- Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ. Tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm tín dụng thể nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tính cạnh tranh cao với chính sách phù hợp.
- Đa dạng hố các sản phẩm Internet Banking là sản phẩm thế mạnh của Vietcombank, để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank. Triển khai bán chéo các sản phẩm thẻ và các sản phẩm bán lẻ khác.
- Đẩy mạnh các chương trình Marketing nhằm thúc đẩy hoạt động bán lẻ như phát hành và thanh toán đối với thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng…
- Tiếp tục các chương trình hợp tác với các đơn vị bán lẻ lớn ở Việt Nam như Big C, Metro, Saigon Co.op, Fivimart…
3.1.2. Các chỉ tiêu cơ bản.
Với phương châm hành động trong các năm tiếp theo là “Đổi mới – Chuẩn mực – An toàn – Hiệu quả” Vietcombank đưa ra các định hướng hoạt động chính là