Kiến nghị đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Một phần của tài liệu tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh xăng dầu ở việt nam (Trang 27 - 30)

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 1 Ưu điểm

2.Kiến nghị đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và giảm rủi ro tỷ giá thì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần:

Thứ nhất, Chủ động có kế hoạch kinh doanh từ trước để có phương án dự phòng USD cho hợp lý tránh tình trạng doanh nghiệp bị động trong việc thu mua USD. Do sự bất ổn của tỷ giá và tình hình lạm phát và từ những khó khăn đã gặp phải doanh nghiệp phải chủ động hơn trong việc lập kế hoạch kinh doanh. Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp có những phương án dự phòng thu mua ngoại tệ cho hợp lý, hạn chế tối đa ảnh hưởng bởi các cơn “bão giá” của thị trường và không bị động trong việc thanh toán với đối tác. Để làm được điều này các doanh nghiệp phải chủ trương xây dựng tốt một đội ngũ các chuyên gia chuyên phân tích thị trường giúp phát hiện và đề ra được các giải pháp tối ưu nhất cho công ty.

Thứ hai, Khi thanh toán thì việc lựa chọn loại ngoại tệ nào để thanh toán sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp là vấn đề luôn được doanh nghiệp quan tâm.Vì mỗi loại ngoại tệ có tỷ giá khác nhau nên tại thời điểm ký kết doanh nghiệp nên chọn các loại tệ có khả năng chuyển đổi tốt và tỷ giá ổn định để tránh nhưng thua lỗ về giá khi tỷ giá thanh toán thay đổi.Đồng thời cần phải xây dựng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá khi có tác động xấu.

Thứ ba, Giao dịch ký kết hợp đồng nên thương lượng và ký kết có đồng tiền thanh toán khác nhau nhằm giảm rủi ro đồng USD và lợi dụng ảnh hưởng tỷ giá chéo.Để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên khi tiến hành kí kết hợp đồng thì các bên nên thương lượng kỹ lưỡng phương thức thanh toán và dồng tiền thanh toán

sao cho lợi ích đạt được của hai bên là tối ưu và hạn chế được các tác động mà rủi ro tỷ giá đem đến, mặt khác việc thương lượng này còn có thể đem lại lợi ích cho hai bên do lợi dụng được tác động tích cực của tỷ giá chéo đem lại.

Thứ tư, Sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá USD/VND trong thanh toán.Sự biến động của tỷ giá hối đoái là rất lớn, đối với doanh nghiệp nhập khẩu thì sự ổn định về tỷ giá hối đoái là một trong những điều kiện để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả.Trong thanh toán xuất nhập khẩu doanh nghiệp có thể sử dụng các sản phẩm ngoại hối và công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro như mua ngoại tệ giao ngay, thực hiện hợp đồng mua bán kỳ hạn, hợp đồng mua quyền chọn bán/quyền chọn mua. Trong đó các hợp đồng kỳ hạn thông qua các thỏa thuận mua bán ngoại tệ với ngân hàng về một tỷ giá và số lượng ngoại tệ xác định được thực hiện và một thời điểm trong tương lai, doanh nghiệp có thể loại bỏ nguy cơ biến động tỷ giá theo hướng bất lợi.Việc xác định tỷ giá được tính toán và đặt trong kế hoạch kinh doanh.

KẾT LUẬN

Thực tiễn phát triển và lựa chọn, điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của nhiều nước trên thế giới trong gần 30 năm qua khẳng định không có chính sách tỷ giá nào hiện nay được xem là có ưu thế tuyệt đối.Mỗi loại chính sách tỷ giá hối đoái đều có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Nhưng kinh nghiệm của các nước cũng cho thấy: một chính sách tỷ giá hối đoái được sử dụng uyển chuyển phù hợp với điều kiện của từng giai đoạn sẽ có nhiều tác động tích cực đến quá trình tăng trưởng và phát triển.

Xét trên nhiều góc độ khác nhau, việc xử lý tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian gần đây là tương đối hợp lý và do đó đã có những đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng.Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng quá trình điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong thời gian qua còn có những lúc chậm, bị động và chưa đủ mức.Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa từng phần, những hạn chế này phần nào đã không bộc lộ. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy trong tương lai, khi chúng ta mở cửa nhiều hơn thì hậu quả của chính sách tỷ giá kém linh hoạt sẽ có nguy cơ lấn át những tác động tính cực mà một chính sách tỷ giá cố định tương đối tạo ra

Với nền kinh tế ngày một hội nhập mạnh hơn và các rào cản đối với sự di chuyển vốn giữa Việt Nam và thế giới sẽ dần được xoá bỏ.Trong điều kiện như vậy, một cơ chế tỷ giá linh hoạt là đòi hỏi cấp thiết nhằm phản ánh giá trị đối ngoại của VND theo hướng có lợi cho cạnh tranh và ngăn cản những tác động của thị trường nước ngoài tới cân bằng trong nội bộ nền kinh tế.

Hi vọng cùng với sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý vĩ mô, Việt Nam sẽ thực hiện thành công chính sách mở cửa của Đảng mà nội dung cơ bản là tăng cường hơn nữa các quan hệ kinh tế và thương mại với tất cả các nước trên thế giới bằng con đường đa phương hoá và đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trong vì chính xuất khẩu sẽ tạo tiền đề và điều kiện cho nền kinh tế phát triển không những trước mắt và còn cả cho một thời kỳ chiến lược lâu dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương

2.Lý thuyết tài chính tiền tệ (II)- Khoa ngân hàng đại học Kinh tế Quốc dân 3.Giáo trình Kinh doanh quốc tế - NXB Thông kê năm 2002

4.Trang điện tử của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam

5.“Biến động tỷ giá” trên trang http://vneconomy.vn/p6c604/bien-dong-ty- gia.htm

6. “Chính sách tỷ giá hối đoái thời hội nhập” của Trương Văn

Một phần của tài liệu tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh xăng dầu ở việt nam (Trang 27 - 30)