Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lí vĩ mô

Một phần của tài liệu tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh xăng dầu ở việt nam (Trang 25 - 27)

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 1 Ưu điểm

1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lí vĩ mô

Xét về tổng thể từ nhiều năm qua, việc cải cách cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái đã đem lại những thành quả đáng kể, tạo ra sự ổn định nhất định trong sức mua của đồng Việt Nam, đã góp phần cho sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế. Mặc dầu vậy, cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái hiện nay vẫn còn bộc lộ khác nhiều nhược điểm, cụ thể:

- Thứ nhất, việc xác định tỷ giá còn mang tính cứng nhắc, chưa thực sự linh hoạt. - Thứ hai, tồn tại song hành tỷ giá thị trường tự do bên cạnh tỷ giá chính thức, tỷ giá của các ngân hàng thương mại và hiện tượng đô la hoá ngày càng trầm trọng hơn.

- Thứ ba, chưa sử dụng có hiệu quả các công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái. - Thứ tư, cơ chế quản lý ngoại hối còn rất lỏng lẻo.

Để khắc phục những mặt tồn tại trong cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái hiện hành, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau:

- Ngân hàng Nhà nước cần phân biệt rõ chức năng đại diện cho Nhà nước và chức năng can thiệp để bình ổn thị trường. Với chức năng đại diện cho Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các giao dịch nhằm thanh toán các khoản thu chi của Nhà nước và gia tăng tích luỹ theo mục tiêu đã định. Trong khi đó, chức năng can thiệp thị trường là nhằm mục tiêu điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường để tỷ giá phản ánh được quan hệ cung cầu. Việc không phân định rõ ràng tính độc lập của hai chức năng này sẽ làm giảm đi hiệu quả quản lý và điều tiết của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường.

- Ngân hàng Nhà nước nên hạn chế tối đa việc sử dụng các biện pháp hành chính để can thiệp thị trường và không nên can thiệp quá sâu vào các nghiệp vụ mang tính kỹ thuật của thị trường

- Chấn chỉnh và kiện toàn hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối. Với phương thức tổ chức như hiện nay, thị trường ngoại hối chưa phát huy được hiệu quả, các giao dịch trên thị trường

ngôại hối chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng giao dịch của các ngân hàng nên hầu hết các ngân hàng đều hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối ngoại tệ. Hiện tượng vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước là khá phổ biến, nhiều doanh nghiệp khi xuất khẩu giao dịch với ngân hàng thì Ngân hàng mua ngoại tệ vượt trần quy định. Còn khi nhập khẩu thì ngân hàng lại có thế mạnh về ngoại tệ.Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần phát triển thị trường nội tệ với đầy đủ các nghiệp vụ hoạt động, tạo điều kiện điều hồ giữa hai khu vực thị trường ngoại tệ và thị trường nội tệ một cách thông suốt.Mở rộng số lượng thành viên tham gia thị trường, cho phép các nhà môi giới tham gia thị trường.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động vay và trả nợ nước ngoài

- Tiếp tục nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm thực tế của nước ngoài trong các lĩnh vực, nghiệp vụ mới như: xác định tỷ giá qua rổ tiền tệ nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của Việt Nam đồng vào đô la Mỹ, các nghiệp vụ của thị trường ngoại hối để từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam.

- Chính sách tỷ giá cần quan tâm kịp thời đến các đồng tiền của các nước ASEAN và tỷ giá hối đoái giữa chúng với Việt Nam đồng, tạo điều kiện cho sự phát triển ngoại thương với các nước khu vực

- Trên tầm vĩ mô, Nhà nước một mặt phải nắm bắt thông tin chính xác kịp thời về biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường quốc tế, mức lạm phát, lãi suất trong nước và quốc tế, xu hướng biến động cung và cầu ngoại tệ trên thế giới để có thể làm tốt công tác dự đoán biến động tỷ giá. Mặt khác, nhà nước còn phải đảm bảo tính bình đẳng về thông tin cho mọi thành viên của xã hội thông qua việc thông báo tỷ giá cũng như các số liệu kinh tế vĩ mô như lạm phát, tốc độ tăng trưởng…

Bên cạnh các biện pháp chủ yếu trên, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát buộc các tổ chức tín dụng thực hiện đúng quy định quản lý ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước. Cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định. Phạt thật nặng đối với những vi phạm lần thứ nhất và rút giấy phép kinh doanh ngoại tệ ngay từ lần vi phạm lần thứ hai, có như vậy mới chấn chỉnh được

hoạt động tuân thủ pháp luật của các tổ chức tín dụng, tạo hiệu ứng tốt cho công tác quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước. Mặt khác, cần sớm chấm dứt việc sử dụng USD trong thanh toán nội địa, hạn chế và tiến đến chấm dứt việc cho vay trực tiếp bằng ngoại tệ, tiến đến thống nhất trển lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam. Bên cạnh đó cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài chính - tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để đạt được hiệu quả cao trong việc thực thi cơ chế quản lý tỷ giá.

Một phần của tài liệu tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh xăng dầu ở việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w