Thực trạng đạo đức nghề nghiệp của giảng viên các trường đại học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hội nhập (Trang 58 - 62)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1 Thực trạng đạo đức nghề nghiệp của giảng viên các trường đại học

và cao đẳng ngành xây dựng tại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế thị trường

Việt Nam hiện nay: thực trạng và những vấn đề đặt ra

2.1.1 Thực trạng đạo đức nghề nghiệp của giảng viên các trường đạihọc và cao đẳng ngành xây dựng tại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế thị học và cao đẳng ngành xây dựng tại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.

* Mục đích khảo sát thực trạng

Việc tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực trạng đạo đức nghề nghiệp của giảng viên các trường ĐH và CĐ ngành xây dựng tại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay giúp chúng tôi xác định cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao ĐĐNN cho giảng viên trong nền KTTT ở Việt Nam hiện nay.

Nội dung khảo sát

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát những nội dung sau: Đánh giá những ảnh hưởng của KTTT tới ĐĐNN của nghề dạy học; đạo đức và đạo đức nghề nghiệp của giảng viên, nhận thức, thái độ và hành vi nghề nghiệp của giảng viên trong nền kinh tế thị trường. Từ đó xác lập cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giảng viên trong nền KTTT ở Việt Nam hiện nay.

Đối tượng khảo sát

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đội ngũ giảng viên các trường: ĐH Kiến trúc Hà Nội, CĐ xây dựng cơng trình đơ thị, CĐ xây dựng số1 Hà Nội. Những giảng viên tham gia khảo sát gồm lãnh đạo một số khoa, bộ môn,

giảng viên đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia công tác quản lý, giáo dục. Việc lựa chọn đối tượng trên để khảo sát đều mang tính ngẫu nhiên.

Phương pháp điều tra

Tác giả sử dụng biện pháp sau đây: Phiếu trưng cầu ý kiến, nghiên cứu sản phẩm của các lực lượng giáo dục, đồng thời chúng tôi tiến hành xây dựng hệ thống phiếu hỏi về nhận thức, thái độ và thang đo hành vi đối với các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của nghề sư phạm.

ĐĐNN của nghề sư phạm là một bộ phận hợp thành của nhân cách sư phạm. Nó được biểu hiện ra ngồi bằng các hành vi nghề nghiệp. Mặt bên trong đạo đức nghề nghiệp được xác định bởi nhu cầu, động cơ, những yêu cầu của xã hội và nghề nghiệp đối với người giảng viên, sự hiểu biết của người giảng viên về các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, với những hành vi mang tính nghề nghiệp nhất định.

Cách đánh giá và cho điểm Tác giả đã đưa ra một số tiêu chí sau:

Cách thứ nhất, Đánh giá và cho điểm nhận thức của giảng viên về đạo đức nghề nghiệp của nghề dạy học trong nền kinh tế thị trường: Căn cứ vào

những đặc điểm tâm sinh lý và điều tra thực tiễn, chúng tơi có thể nhận thấy giảng viên có nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của nghề sư phạm trong nền kinh tế thị trường, thể hiện ở những nội dung cụ thể: Có thế giới quan khoa học, lối sống trung thực, giản dị, có lịng u nghề, q trị, say mê nhiệt tình với cơng việc, có lý tưởng cao đẹp, có ý trí vươn lên, lập thân, lập nghiệp.

Nhằm đánh giá thực trạng nhận thức của giảng viên về đạo đức nghề nghiệp của nghề sư phạm trong nền kinh tế thị trường, chúng tơi xác định tiêu chí sau:

+ Tiêu chí thứ nhất: Nắm được nội hàm cơ bản của khái niệm đạo đức nghề nghiệp của nghề dạy học trong nền kinh tế thị trường.

+ Tiêu chí thứ hai: Nắm được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường.

+ Tiêu chí thứ ba: Nắm được cách rèn luyện để có được các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của nghề dạy học trong nền kinh tế thị trường.

Nhận thức của nghề dạy học trong nền kinh tế thị trường được cho điểm như sau:

Mức cao Mức khá Mức trung bình Mức thấp

Cách thứ hai, Nhận thức của đội ngũ giảng viên về các nội dung của biện pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Thái độ đó được thể hiện ở mức độ sau đây:

+ Giảng viên đồng tình đồng với những biện pháp nâng cao hoặc khơng đồng tình, phản đối với những hành vi khơng phù hợp hoặc đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

+ Giảng viên sẵn sàng và mong muốn thực hiện những biện pháp phù hợp với các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

+ Giảng viên có những xúc cảm tích cực với những hành vi phù hợp với các chuẩn mực, thể hiện ở sự thích thú, vui mừng và cảm thấy xấu hổ, buồn bực trước các hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

Nhằm đánh giá thái độ của giảng viên về biện pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nghề dạy học trong nền kinh tế thị trường, chúng tôi xác định các tiêu chí đánh giá sau:

+ Tiêu chí thứ nhất: Đồng tình, ủng hộ các các biện pháp và phản đối những biện pháp đối với đạo đức nghề nghiệp của nghề sư phạm trong nền kinh tế thị trường.

+ Tiêu chí thứ hai: Sẵn sàng thực hiện các biện pháp phù hợp với đạo đức nghề nghiệp của nghề dạy học trong nền kinh tế thị trường.

+ Tiêu chí thứ ba: Có cảm xúc tích cực ủng hộ những biện pháp phù hợp và khơng đồng tình trước những biện pháp khơng phù hợp với đạo đức nghề nghiệp của nghề dạy học trong nền kinh tế thị trường.

Trên cơ sở những tiêu chí trên, Tác giả xác định cho điểm theo tiêu chí sau: Rất tích cực

Tích cực Bình thường Tiêu cực

Cách thứ ba, Đánh giá mức độ biểu hiện của đội ngũ giảng viên về những thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của giảng viên về đạo đức nghề nghiệp trong nền KTTT.

Hành vi thể hiện đạo đức nghề nghiệp của giảng viên về thực chất là những hành động thể hiện đạo đức nghề nghiệp trong các phương diện khác nhau: Học tập, vui chơi, giải trí của giảng viên. Mặt bên trong của hành vi là mục đích của động cơ. Do đó, khi đánh giá hành vi thể hiện đạo đức nghề nghiệp, chúng tôi phải xem xét các khía cạnh bên trong cũng như bên ngồi của hành vi đó. Chúng tơi đã tiến hành khái qt hóa các hành vi thể hiện đạo đức nghề nghiệp thành các nhóm:

+ Hành vi đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong giao tiếp. + Hành vi đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong giảng dạy. + Hành vi đạo đức nghề nghiệp thể hiện trong cuộc sống.

+ Hành vi đạo đức nghề nghiệp thể hiện với chính bản thân mình. Nhằm đánh giá mức độ biểu hiện hành vi nghề nghiệp của giảng viên trong nền KTTT, chúng tôi đã căn cứ vào tần xuất biểu hiện của các hành vi AN thông qua các hoạt động của giảng viên. Tần xuất này biểu thị chất lượng hành vi của giảng viên. Cụ thể:

+ Hành vi biểu hiện rất thường xuyên. + Hành vi biểu hiện thường xuyên. + Hành vi thi thoảng biểu hiện. + Không biểu hiện hành vi.

Như vậy, điểm cao nhất mà giảng viên có thể đạt là. Trên cơ sở đó chúng tơi phân thành 4 loại:

+ Mức cao + Mức khá

+ Mức trung bình + Mức thấp

Như vậy, hành vi nghề nghiệp là biểu hiện tập trung nhất của đạo đức nghề nghiệp của nghề dạy học trong nền KTTT, nó là kết quả và đích cuối cùng của đạo đức nghề nghiệp công tác nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giảng viên trong nền KTTT. Đạo đức nghề nghiệp của nghề dạy học được biểu hiện rõ nhất và nhiều nhất thông qua các hành vi và tất cả các hoạt động của giảng viên (Học tập, lao động, giải trí, vui chơi).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam thực trạng và các giải pháp thúc đẩy hội nhập (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w