1.2. Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các NHTM
1.2.3. Quy trình và nội dung thẩm định TCDA đầu tư của NHTM
Muốn thẩm định hay tái thẩm định một dự án đầu tư xin vay có kết quả phải tuân thủ quy trình, nghĩa là phải đi từ khâu thu thập thơng tin cần thiết cho việc đánh giá dự án đầu tư, xử lý thông tin bằng những phương pháp thẩm định nhất định và đi đến những kết quả cụ thể và xác đáng được ghi trong báo cáo TĐDA đầu tư.
Công tác thẩm định TCDA đầu tư trong cho vay của NHTM thông thường được tiến hành qua một số bước sau:
Tiếp nhận dự án, thu thập các thơng tin tài chính
Xử lý thơng tin
Phân tích tài chính dự án đầu tư
Hình 1.3: Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các NHTM Bước 1: Tiếp nhận dự án đầu tư, thu thập thơng tin tài chính
* Hồ sơ dự án đầu tư về mặt tài chính bao gồm
- Hồ sơ pháp lý; hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính, hồ sơ về dự án đầu tư vay vốn.
- Báo cáo về hồ sơ pháp lý liên quan đến nguồn tài chính của chủ dự án đầu tư; Báo cáo tài chính của ít nhất 03 năm liền kề với thời điểm phân tích (trừ doanh nghiệp mới thành lập), bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính; Thơng tin tài chính liên quan đến dự án đầu tư vay vốn; Các tài liệu liên quan khác: Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa… các kỳ, các năm báo cáo; Hợp đồng xây dựng/mua bán có giá trị lớn hoặc cần thiết phải kiểm tra; Sổ tổng hợp và sổ chi tiết các tài khoản cơng nợ, các tài khoản chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn, tài khoản chi phí phải trả, bảng tính giá thành sản phẩm (chi tiết theo từng sản phẩm); Biên bản xác nhận công nợ của doanh nghiệp với các khách hàng; Báo cáo quan hệ tín dụng với các TCTD, tổ chức tài chính…
Để kết quả thẩm định được chính xác, khách quan thì thơng tin cho thẩm định phải phong phú và được thu thập từ nhiều nguồn. Ngoài việc sử dụng hồ sơ do khách hàng cung cấp (hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài chính) và các tài liệu nghiên cứu tham khảo khác (báo cáo ngành, thơng tin thị trường, thơng tin báo chí…), CBTD cịn phải gặp trực tiếp chủ dự án đầu tư vay vốn kết hợp với việc xuống địa điểm hoạt động của doanh nghiệp để xem xét tình hình cụ thể và tìm kiếm thêm những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. Việc khảo sát cơ sở của doanh nghiệp địi hỏi CBTD phải có kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về quy trình cơng nghệ, cách thức tổ chức, trình độ quản lý của doanh nghiệp để từ đó có được những đánh giá chính xác.
Bước 2: Xử lý thơng tin
Trên cơ sở nguồn thông tin thu thập được, CBTD thực hiện đánh giá tính chính xác, độ tin cậy, tính khách quan của các thông tin để đảm bảo phục vụ hiệu quả cho hoạt động thẩm định TCDA đầu tư sau này.
Về thẩm định nguồn vốn, cần xem xét kỹ nguồn vốn điều lệ, các quyết định tăng vốn, bổ sung vốn và các tài liệu khác liên quan khác.
Về thẩm định báo cáo tài chính cần loại bỏ những khoản mục tài sản có, tài sản nợ kém chất lượng, khơng có khả năng thu hồi trên báo cáo tài chính. Đồng thời điều chỉnh lại các khoản mục tương ứng trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Về thẩm định thơng tin tài chính của dự án đầu tư cần xem xét kỹ tổng mức vốn đầu tư, mức vốn tham gia của chủ dự án đầu tư, các thơng tin về doanh thu, chi phí liên quan đến dự án của chủ dự án đầu tư và các tài liệu liên quan khác.
Sau khi đánh giá thông tin, CBTD thực hiện so sánh, đối chiếu, phân tích nguồn thơng tin về tính hợp lý, thống nhất, phát hiện những mâu thuẫn, những điểm đáng nghi ngờ hay những điểm chưa rõ ràng của dự án đầu tư và cùng với chủ dự án đầu tư thảo luận, làm sáng tỏ thêm nhằm đánh giá được thực chất của dự án đầu tư. Mục đích cuối cùng của bước xử lý thơng tin là chọn lọc thông tin đảm bảo yêu cầu cho thẩm định.
Các kết quả thẩm định TCDA đầu tư là cơ sở để đưa ra kết luận về tính khả thi về mặt tài chính của dự án đầu tư. Báo cáo thẩm định là sự thể hiện kết quả cuối cùng của tồn bộ q trình TĐDA đầu tư.
Khi nhận báo cáo thẩm định từ CBTD. Trưởng phịng tín dụng tiến hành xét duyệt, thẩm tra những nội dung được đề cập trong báo cáo thẩm định. Nếu đồng ý với đề nghị của CBTD thì trưởng phịng tín dụng sẽ cho biết ý kiến của mình và trình lên Giám đốc ngân hàng xét duyệt.
Giám đốc sau khi nhận hồ sơ và báo cáo thẩm định trình lên sẽ tiến hành xem xét và quyết định trong thời gian hợp lý. Nếu đồng ý cho vay thì chỉ đạo việc cấp phát tiền vay, kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ.
* Lựa chọn phương pháp thẩm định
Tùy thuộc vào quy mô, mức độ quan trọng, tính chất phức tạp của từng dự án đầu tư mà có thể có các phương pháp thẩm định khác nhau. Thơng thường, để đưa ra kết luận về tính khả thi về mặt tài chính của một dự án đầu tư, có hai phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư đó là phương pháp giản đơn và phương pháp chiết khấu.
- Phương pháp giản đơn.
Phương pháp giản đơn tính tốn các chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư mà khơng tính đến giá trị thời gian của tiền. Một số chỉ tiêu phân tích thơng dụng của phương pháp này là: Thời gian hoàn vốn giản đơn, tỷ suất sinh lời vốn đầu tư; Phân tích điểm hịa vốn.
- Phương pháp chiết khấu.
Phương pháp này khắc phục những nhược điểm của phương pháp giản đơn, tính tốn các chỉ tiêu tài chính có tính đến giá trị thời gian của tiền. Các chỉ tiêu phân tích thường được áp dụng là NPV, IRR, thời gian hồn vốn có chiết khấu, khả năng trả nợ của dự án đầu tư…Và phương pháp này được sử dụng trên thực tế trong phân tích tài chính dự án đầu tư vì nó có tính đến giá trị thời gian của tiền. Khi đó, độ tin cậy và tính chính xác của kết quả tính tốn cao hơn.
* Xem xét các chỉ tiêu tài chính
Các chỉ tiêu tài chính được xem xét trong thẩm định TCDA đầu tư bao gồm một số các chỉ tiêu sau: Lãi suất chiết khấu; Giá trị hiện tại rịng (NPV); Tỷ suất hồn vốn nội bộ (IRR); Chỉ số doanh lợi (PI); Điểm hòa vốn (BP); Khả năng trả nợ của dự án (DSCR)…
Thẩm định tài chính dự án đầu tư bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nhau. Những nội dung chủ yếu được NHTM chú trọng thẩm định là:
- Thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án đầu tư và nguồn tài trợ - Thẩm định dòng tiền của dự án đầu tư
- Thẩm định lãi suất chiết khấu
- Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư - Thẩm định rủi ro của dự án đầu tư
(i) Thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án đầu tư và nguồn tài trợ:
Tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu) bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự án đầu tư vào hoạt động. Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng vì thơng qua đó ta có thể tính tốn chính xác tổng mức vốn đầu tư của dự án đầu tư từ đó đánh giá được tính khả thi của dự án đầu tư vì nếu vốn đầu tư dự trù q thấp thì dự án đầu tư có thể bị đổ vỡ vì cơng trình khơng đưa vào thực hiện được, ngược lại tính tốn q cao tiền vay nợ nhiều, sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và khả năng sinh lời của dự án đầu tư. Xác định tổng vốn đầu tư sát thực tế sẽ là cơ sở để tính tốn hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án đầu tư.
Tổng vốn đầu tư được chia làm 3 loại, bao gồm: Vốn đầu tư vào tài sản cố định, vốn đầu tư vào tài sản lưu động và dự phòng vốn đầu tư.
Khoản dự phịng này thường được tính theo một tỷ lệ phần trăm trên tổng vốn cố định và vốn lưu động, phần lớn trường hợp được quy định khoảng từ 5% đến 10% trên tổng hai thành phần vốn trên.
Trong phần này, CBTD phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư đã được tính tốn hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá,
phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án đầu tư có sử dụng ngoại tệ. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án đầu tư để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà ngân hàng nên tham gia vào dự án đầu tư.
Thẩm định nguồn tài trợ cho dự án đầu tư: Đó là xem xét các nguồn tài trợ cho dự án đầu tư có thể là từ những nguồn nào. Các nguồn tài trợ cho dự án đầu tư có thể là vốn ngân sách, vốn tự có của chủ dự án đầu tư, vốn vay ngân hàng hoặc vốn huy động từ các nguồn khác. Sự đảm bảo này phải có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế. Sau khi xem xét các nguồn tài trợ cho dự án đầu tư cần xem xét cơ cấu nguồn vốn của dự án đầu tư, có nghĩa là xem xét tỷ lệ từng nguồn chiếm trong tổng mức vốn đầu tư dự kiến.
(ii) Thẩm định dòng tiền của dự án đầu tư: Dòng tiền của một dự án đầu
tư được hiểu là các dòng tiền ra (khoản chi ra) và dòng tiền vào (khoản thu vào) được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt thời gian tồn tại của dự án đầu tư. Nếu lấy toàn bộ khoản tiền thu được trừ đi khoản tiền chi ra thì ta sẽ xác định được dịng tiền rịng tại các mốc thời gian khác nhau của dự án đầu tư.
- Dòng tiền đầu tư của dự án đầu tư bao gồm:
+ Dòng tiền ra: Bao gồm khoản chi đầu tư tài sản cố định và nhu cầu vốn lưu động ban đầu.
+ Dòng tiền vào: Bao gồm các khoản thu hồi cuối kỳ như giá trị thanh lý tài sản cố định (thường được lấy bằng giá trị còn lại của tài sản cố định cuối kỳ hoặc ước lượng thực tế) và vốn lưu động thu hồi cuối kỳ (thường được lấy bằng nhu cầu vốn lưu động cuối kỳ).
Ở nội dung này, ngân hàng sẽ thẩm định tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các bảng dự trù tài chính: Bảng tính sản lượng và doanh thu; bảng tính chi phí hoạt động; bảng tính chi phí nguyên vật liệu; bảng tính các chi phí quản
lý, bán hàng; lịch khấu hao; tính tốn lãi vay vốn trung dài hạn; bảng tính thu nhập và chi phí; bảng tính nhu cầu vốn lưu động; báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; bảng cân đối trả nợ; bảng tính điểm hịa vốn.
Cơ sở để xem xét là dựa trên nội dung của luận chứng kinh tế kỹ thuật, các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật của ngành do ngân hàng ban hành hoặc do các cơ quan chức năng chuyên môn công bố và dựa trên kết quả thẩm định các mặt kỹ thuật, thị trường, tổ chức, kinh tế xã hội… của dự án đầu tư.
(iii) Thẩm định lãi suất chiết khấu: Một trong những nội dung quan
trọng liên quan đến việc ra quyết định đầu tư là lãi suất chiết khấu của dự án đầu tư. Lãi suất chiết khấu là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầu đối với một dự án đầu tư, là cơ sở để chiết khấu các dòng tiền trong việc xác định giá trị hiện tại ròng của dự án đầu tư.
Cơ sở để lựa chọn lãi suất chiết khấu là phân tích rủi ro và khả năng sinh lời của dự án đầu tư. Cơ cấu vốn cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn lãi suất chiết khấu. Việc phân tích và thẩm định lãi suất chiết khấu khơng thể tách rời phân tích mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức của các tài sản tài chính.
- Phương pháp xác định lãi suất chiết khấu:
+ Vốn đầu tư hồn tồn là nợ: Khi đó lãi suất chiết khấu được sử dụng
để chiết khấu các dòng tiền của dự án đầu tư là chi phí sử dụng nợ sau thuế: RD * (1 - t). Với RD là chi phí sử dụng nợ, t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Vốn đầu tư là vốn chủ sở hữu: Từ mơ hình định giá tài sản vốn
(CAPM) cho chúng ta biết lãi suất chiết khấu là tỷ lệ sinh lời của chủ dự án đầu tư được tính theo cơng thức:
R Rf RM Rf * Trong đó:
Lãi suất phi rủi ro: Rf.
Lãi suất đền bù rủi ro thị trường: (RM – Rf).
Rủi ro hệ thống của tài sản đầu tư so với rủi ro bình quân của thị trường, được gọi là hệ số beta, ký hiệu là β.
+ Vốn đầu tư gồm nợ và vốn chủ sở hữu: Lãi suất chiết khấu chính là chi
phí vốn bình qn gia quyền (WACC) được tính theo cơng thức: WACC
Trong đó: rs : Chi phí vốn chủ sở hữu.
rB : Chi phí vốn vay. S: Vốn chủ sở hữu. B: Vốn vay. S : tỷ trọng vốn chủ sở hữu. S B B
: tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn đầu tư.
S B
Qua việc tính tốn chi phí bình qn gia quyền, chúng ta biết được doanh nghiệp phải tốn bao nhiều chi phí cho mỗi đồng tiền tài trợ cho doanh nghiệp. WACC được sử dụng như một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với các dịng tiền từ các dự án đầu tư có mức rủi ro tương tự mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Còn nếu dự án đầu tư có mức độ rủi ro cao hơn thì tỷ lệ chiết chấu sẽ địi hỏi 1 tỷ lệ cao hơn tương ứng với mức rủi ro của dự án đầu tư đó và ngược lại.
(iv) Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TCDA đầu tư:
- Giá trị hiện tại ròng NPV (Net Present Value):
Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm cho chủ dự án đầu tư.
NPV là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được qua các năm thực hiện dự án đầu tư với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hóa ở mốc 0. NPV có thể mang giá trị dương, âm hoặc bằng khơng. NPV được tính theo cơng thức sau:
NPV
Trong đó: CF0 là vốn đầu tư bỏ ra ban đầu, CFt là giá trị dòng tiền của năm thứ t (t = 1, 2,…n); r là lãi suất chiết khấu; n là số năm thực hiện của dự án đầu tư.
Dự án đầu tư được đầu tư khi NPV 0 vì khi ấy thu nhập từ dự án đầu tư mới đủ trang trải chi phí và mang lại lợi nhuận tăng thêm cho chủ dự án đầu tư. Dự án đầu tư bị bác bỏ khi NPV < 0. Khi phải lựa chọn giữa các dự án đầu tư loại trừ nhau, dự án đầu tư nào có NPV lớn nhất được lựa chọn. Trường hợp ngân sách bị hạn chế, sẽ chọn tổ hợp các dự án đầu tư có tổng NPV cao nhất.
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (Internal Rate of Return):
IRR chính là lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV = 0. IRR thể hiện mức