Đơn vị : Tỷ quy đồng
Năm
Chỉ tiêu Tiền gửi nội tệ Tiền gửi ngoại tệ
Tổng
Hình 2.6 - Kết cấu nguồn vốn theo loại tiền
(Nguồn : Bảng cân đối kế toán các năm tại NHNT CN Đà Lạt.)
Từ biểu đồ ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi nội tệ ln cao hơn tiền gửi bằng ngoại tệ và tỷ trọng huy động cả nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng tăng lên. Điều này là hợp lý vì phần lớn các tổ chức kinh tế và dân cư đều vay vốn nội tệ để sản xuất kinh doanh là chủ yếu, cịn ngoại tệ chủ yếu để thanh tốn quốc tế. Trong năm 2010 và 2011 ở khu vực Lâm Đồng, huy động vốn bằng tiền đồng tăng mạnh. NHNT CN Đà Lạt cũng tăng mạnh về huy động tiền đồng từ 603,967 tỷ đồng năm 2010 thì đến năm 2012 tăng lên 613,657 tỷ đồng, trong khi đồng ngoại tệ giảm từ 541,034 tỷ đồng xuống còn 525,81 tỷ đồng. Nguyên nhân là do các ngân hàng đã tập trung huy động tiền gửi, nhất là nguồn tiền Tiết kiệm nhàn rỗi trong dân cư, thông qua việc tăng lãi suất huy động kèm theo các chương trình khuyến mãi. Các chuyên gia cho biết tuy lãi suất tiết kiệm vẫn thấp hơn so với chỉ số giá nhưng trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, đầu tư vàng và bất động sản có rủi ro cao nên đa số dân cư vẫn chọn kênh gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
2.2.4 Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn
Nguồn vốn huy động tăng lên chưa đủ để đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn. Nếu nguồn vốn huy động lớn trong khi lượng vốn đầu tư thấp thì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, vì dù cho vay được hay không ngân hàng vẫn phải trả lãi cho khách hàng. Nếu huy động vốn
ít mà nhu cầu xin vay nhiều thì ngân hàng sẽ khơng đáp ứng được vốn cho khách hàng, do đó khách hàng sẽ đi tìm nguồn vốn khác, ngân hàng sẽ bị mất khách hàng, uy tín của ngân hàng bị giảm sút. Xuất phát từ lý do đó, song song với cơng tác huy động vốn NHNT CN Đà Lạt luôn coi trọng công tác sử dụng vốn.