- Mặc dù TCTD triển khai nhiều chương trình, chính sách tín dụng nhưng tăng trưởng tín dụng đạt mức thấp. Ðể khuyến khích TCTD mở rộng tăng trưởng tín dụng hiệu quả, NHNN đã chủ động điều chỉnh tăng mức tăng trưởng tín dụng của nhiều TCTD có khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh vào các lĩnh vực phục vụ tăng trưởng kinh tế;
- Ưu tiên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn đối với TCTD tham gia hỗ trợ xử lý quỹ tín dụng nhân dân yếu kém, TCTD có tỷ lệ nợ xấu thấp, TCTD tích cực giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng,… Nhờ vậy, tín dụng từng bước được cải thiện và hết năm 2020, dư nợ tín dụng tồn hệ thống tăng khoảng 11% so với cuối năm 2019.
25
Chương 3: TÁC ĐƠNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TÊ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
3.1. Thành Tựu:
Năm 2019:
Việc kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đạt được kết quả bước đầu quan trọng:
- Trong năm 2019, cơ quan điều hành đã chủ động sử dụng một loạt các công cụ thị trường tiền tệ như hạ lãi suất điều hành, hạ lãi suất thơng qua kênh tín phiếu/thị trường mở, hạ tỷ giá mua vào song song việc điều chỉnh tăng dần tỷ giá trung tâm phù hợp diễn biến thị trường. VND tiếp tục nằm trong nhóm những đồng tiền ổn định nhất khu vực bất chấp những bất ổn địa chính trị và các sự kiện kinh tế toàn thế giới. Cặp tỷ giá USD/VND gần như duy trì đà ổn định xuyên suốt trong hầu hết các tháng của năm 2019 và thậm chí VND tăng giá so USD khi NHNN chủ động hạ giá mua vào ngày cuối tháng 11-2019. Từ đó, NHNN cũng mua được lượng lớn ngoại tệ, gia tăng dự trữ ngoại hối lên mức cao kỷ lục từ trước tới nay.
- Ngành sản xuất tăng trưởng mạnh là đầu tàu kéo thương mại phát triển. Xuất khẩu (XK) của Việt Nam, vẫn đạt khoảng 8% so cùng kỳ (tính tới thời điểm tháng 11-2019), trong bối cảnh chiến tranh thương mại đang tạo ra những bất ổn trong kinh tế thế giới.
Nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng khá trong điều kiện lạm phát cao:
- Tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra từ 6,6 - 6,8% . Về cơ cấu kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt mức tăng trưởng thấp 2,01%, do hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng, ngành chăn nuôi chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi, nông sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá xuất khẩu. Sản xuất cơng nghiệp năm 2019 duy trì tốc độ tăng trưởng khá với mức tăng giá trị tăng thêm so với năm trước đạt 8,86%, trong đó cơng nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trị chủ chốt (tăng 11,29%); Khu vực dịch vụ năm 2019 tăng 7,3%, chỉ thấp hơn mức tăng 7,47% của năm 2011 và 7,44% của năm 2017 trong giai đoạn 2011 – 2019.
- Trong năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân khoảng 43 tỷ USD/tháng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 ước đạt 516,96 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu tăng cao với tổng kim ngạch ước đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018. Cịn nhập khẩu được kiểm sốt tốt, cán cân thương mại duy trì thặng dư năm thứ 4 liên tiếp. Cán cân thương mại năm 2019 ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục (9,94 tỷ USD) góp phần làm tích cực cán cân thanh toán và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.
Năm 2020: Sau năm 2019 , nền kinh tế nước ta đã được kiềm chế lạm pháp . Đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nền kinh tế bị suy thoái, ngân hàng nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng và thu về một số thành tựu sau:
- NHNN điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ kinh tế ứng phó với tác động bất lợi của các cú sốc. Nghiệp vụ thị trường
26 mở (mua/bán tín phiếu) được điều hành linh hoạt để chủ động kiểm soát tiền tệ, lạm phát, hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo thanh khoản hệ thống. Đồng thời, phối hợp đồng bộ với việc ổn định tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng (TCTD) theo các chương trình được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt… đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của CSTT trong kiểm sốt tiền tệ, khơng tạo ra áp lực gia tăng lạm phát, hỗ trợ ổn định tỉ giá và lãi suất thị trường.
- NHNN đã điều chỉnh giảm 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng, giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người dân.
- NHNN thể hiện điều hành tín dụng linh hoạt, an toàn, hiệu quả, tập trung vào SXKD, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận vốn tín dụng đối với doanh nghiệp, người dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen; kiểm sốt chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro... từ đó kiểm sốt tiền tệ và lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng bền vững.
- NHNN điều hành, công bố tỷ giá trung tâm linh hoạt hàng ngày, phù hợp với thị trường trong và ngồi nước, cân đối kinh tế vĩ mơ, tiền tệ và mục tiêu CSTT; góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và hấp thu các cú sốc đối với nền kinh tế.
Nền kinh tế khắc phục được khó khăn và có dấu hiệu tăng trưởng về GDP:
- Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 ước tính đạt 2,91%, đối mặt với tình hình dịch bệnh trên cây trồng và vật ni, biến đổi khí hậu, thẻ vàng EC trong khai thác thủy sản chưa được gỡ bỏ, đặc biệt là dịch Covid-19 nhưng khu vực này đã gặt hái được kết quả tăng trưởng khả quan với nỗ lực vượt bậc thông qua các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ. Trong đó, ngành nơng nghiệp tăng 2,55%; ngành lâm nghiệp tăng 2,82% và ngành thủy sản tăng 3,08% (tốc độ tăng tương ứng của các ngành trong năm 2019 là 0,61%; 4,98% và 6,30%). Đặc biệt, kết quả xuất khẩu nơng sản tăng mạnh trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu gạo lần đầu tiên đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2019; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12.323,3 tỷ USD, tăng 15,7%. Trái ngược với ngành lâm sản, bức tranh xuất khẩu thủy sản lại ảm đạm hơn khi kim ngạch xuất khẩu năm 2020 chỉ đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,8% so với năm trước. Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt tốc độ tăng cao nhất với 3,98%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Đối với khu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 1,2% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước, nhưng sau đó đã phục hồi rõ rệt với tốc độ tăng 6 tháng cuối năm đạt 6,2%, đưa lĩnh vực thương mại trong nước cả năm tăng 2,6%.
- Xuất khẩu vượt khó trong tình hình dịch bệnh, duy trì tăng trưởng dương; xuất siêu hàng hóa đạt mức cao kỷ lục (19,1 tỷ USD) và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5 năm liên tiếp (Kim ngạch xuất siêu hàng hóa các năm trong giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: 1,6 tỷ USD; 1,9 tỷ USD; 6,5 tỷ USD; 10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD).
3.2. Hạn Chế:
27
-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 là
2,6%, thấp hơn mức 3% của năm 2018; Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019 đạt 3%, mức thấp nhất kể từ năm 2008. IMF điều chỉnh dự báo năm 2019 giảm 0,3 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 4/2019, và giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 7/2019; Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng tồn cầu năm 2019 giảm xuống cịn 2,9%.
- Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tăng trưởng thương mại hàng hóa tồn cầu vẫn yếu trong quý 4/2019 khi chỉ số thước đo thương mại hàng hóa chỉ đạt 96,6 điểm thấp hơn ngưỡng 100 điểm, cho thấy mức tăng trưởng nằm dưới trung bình.
- Kinh tế nước ta năm 2019 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ – Trung và vấn đề địa chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại tồn cầu, gây ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin kinh doanh, quyết định đầu tư và thương mại tồn cầu. Sự biến động khó lường trên thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế, giá dầu diễn biến phức tạp tác động đến tăng trưởng tín dụng, tâm lý và kỳ vọng thị trường.
- Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2018, kinh tế vĩ mơ ổn định nhưng cũng phải đối mặt khơng ít khó khăn, thách thức với thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng; ngành chăn nuôi gặp khó khăn với dịch tả lợn châu Phi diễn ra tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tăng trưởng chậm lại của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 gặp nhiều khó khăn do hạn hán, nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng. Dịch tả lợn châu Phi lây lan trên tất cả các địa phương gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi và ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
- Giá thịt lợn và thực phẩm chế biến từ thịt lợn tăng cao do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2019 tăng 1,4% so với tháng trước, mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng Mười Hai trong 9 năm gần đây. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Chính phủ trong việc kiên định chính sách tiền tệ linh hoạt, giữ vững mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ nên CPI bình qn năm 2019 chỉ tăng 2,79%, thấp nhất trong 3 năm qua.
Năm 2020:
- Trước đại dịch COVID diễn ra đãtác động lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội; sản xuất, kinh doanh bị đình trệ; hàng triệu lao động thiếu, mất việc làm, thu nhập giảm sâu... Ðóng vai trị huyết mạch trong nền kinh tế, hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch.
- Những tháng đầu năm, do tác động của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng bị chững lại, nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh của khách hàng
28
giảm. Mặc dù TCTD triển khai nhiều chương trình, chính sách tín dụng nhưng tăng trưởng tín dụng đạt mức thấp.
- Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD trong giai đoạn từ cuối năm 2017 đến tháng 7-2020 được duy trì dưới 2%; tuy nhiên do tác động của dịch Covid-19, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã tăng lên 2,14% vào cuối tháng 9-2020 và 2,09% vào cuối tháng 10- 2020. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống TCTD giảm mạnh, từ mức 10,08% cuối năm 2016 xuống mức 4,36% tháng 10- 2020.
- Đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, triển vọng phục hồi của nền kinh tế thế giới khá mong manh.
- Thị trường tài chính - tiền tệ tồn cầu diễn biến khó lường.
- Xu hướng dịch chuyển dịng vốn đầu tư tồn cầu, chuyển hướng thương mại, nguy cơ về việc một số quốc gia áp đặt các biện pháp thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam có thể ảnh hưởng tới cung cầu ngoại tệ và tâm lý trên thị trường ngoại hối trong nước,...
=>Những yếu tố bất định này khiến cơng tác phân tích, dự báo trở nên khó khăn
hơn, đặt ra những thách thức lớn đối với công tác điều hành CSTT, chính sách tỷ giá của NHNN
KẾT LUẬN: Tóm lại, năm 2019-2020 là giai đoạn biến động mạnh về kinh tế của Việt Nam - bị lạm phát ( năm 2019 ) nhưng sau đó lại suy thối ( năm 2020 ) vì ảnh hưởng của dịch COVID 19. NHNN đã điều hành tốt chính sách tiền tệ để ổn định nền kinh tế Việt Nam trong gian đoạn này. Với thực trạng năm 2019, NHNN đã thực chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua các công cụ nhằm mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ và duy trì đà tăng trưởng kinh tế, củng cố niềm tin đối với các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Bên cạnh đó, với bối cảnh năm 2020, bệnh dịch COVID 19 lây lan toàn cầu làm ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế thế giới - trong đó có Việt Nam; nền kinh tế nước ta bị suy thối - NHNN đã kịp thời thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng với mục tiêu tăng tổng cầu, nới lỏng tiền tệ làm cho lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế tăng sẽ tạo được công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy mở rộng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy, việc điều hành linh hoạt các công cụ quản lý của NHNN đã phát huy tác dụng nhiều mặt: năm 2019 - vừa kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông, vừa điều tiết lãi suất và tỷ giá trên thị trường, đồng thời phát ra tín hiệu rõ ràng về thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt; năm 2020 - đã khắc phục được khó khăn của nền kinh tế, làm tăng trưởng GDP, thực hiện rõ ràng chính sách tiền tệ mở rộng để phối hợp điều tiết các hoạt dộng kinh tế của tổ chức, cá nhân phù hợp với mục tiêu chính sách.
29
PHỤ LỤC 1:
BIÊN BAN ĐÁNH GIÁ THANH VIÊN THAM GIA TIỂU LUẬN NHĨM
Mơn: Kinh Tế Vĩ Mơ Giảng viên: ThS. NGUYỄN ÁI MINH PHƯƠNG
Lớp: DHMK16JTT Nhóm: 2
STT Họ tên sinh viên MSSV Chức vụ trongnhóm Số buổi họp nhómthảo luận Điểmtự đánh giá Điểm trưởng nhóm chấm Giảng viên kết luận Số buổi họp nhóm offline Số buổi họp nhóm online
1 Vũ Thị Thu Thảo 20064171 Nhóm trưởng 1 2 7 7 2 Trương Thị Thùy Trang 20060221 Thành viên 1 2 8 9 3 Lê Thị Thanh Liêm 20062691 Thành viên 1 2 8 8.5 4 Trần Thị Phương 20063841 Thành viên 1 2 8 8.5 5 Nguyễn Thành Đạo 20063631 Thành viên 1 2 7 7 6 Trần Đình Đức 20067391 Thành viên 1 2 7 7 7 Nguyễn Ngọc Huyền Trân 20060431 Thành viên 1 2 7 7
30
PHỤ LỤC 2: BIÊN BAN HOP NHĨM
CƠNG HỊA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM ĐÔC LẬP – TỰ DO – HANH PHÚC
BIÊN BAN HOP NHĨM LẦN 1
Nhóm 2
Mơn học: Kinh Tế Vĩ Mơ Buổi làm việc nhóm lần thứ: 1
Nội dung buổi làm việc: Thống nhất mục tiêu môn học
Địa điểm làm việc: Thư viện trường Đại học Công nghiệp TP HCM Bắt đầu lúc 9 giờ, ngày 17 tháng 04 năm 2021
Danh sách Thành viên có mặt:
20064171 - Vũ Thị Thu Thảo 20063631 - Nguyễn Thành Đạo 20060221 - Trương Thị Thùy Trang 20067391 - Trần Đình Đức