Nghĩa của việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tạ

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam agribank khóa luận tốt nghiệp 743 (Trang 34 - 81)

Chương 1 : Lý luận chung về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

1.3. nghĩa của việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tạ

của hệ

thống NHTM

Hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM tiềm ần rất nhiều rủi ro, một trong số đó phải kể đến rủi ro tín dụng. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng, ngân hàng sẽ phải sử dụng các quỹ trích lập dự phịng rủi ro để bù đắp một phần tổn thất và dùng nhiều biện pháp để thu hồi nợ, vì thế chi phí sẽ tăng lên, lợi nhuận sẽ giảm sút, lịng tin của khách hàng cũng bị suy giảm. Nếu rủi ro tín dụng xảy ra đều đặn và quá nghiêm trọng sẽ dẫn đến trường hợp ngân hàng mất thanh khoản và dẫn đến phá sản, ảnh hưởng đến hình ảnh của các ngân hàng khác và sự sụp đổ của tồn hệ thống NHTM, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia.

Vì thế, mỗi ngân hàng phải tìm những biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng, mà nền tảng là phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng mình, nhân tố nào ảnh hưởng tích cực, nhân tố nào ảnh hưởng tiêu cực, nhân tố nào tác động nhiều, nhân tố nào tác động ít để có được những phương pháp quản trị các nhân tố một cách phù hợp nhất

Kết luận chương 1

Chương 1 của bài khóa luận đã tổng hợp, làm rõ những lý luận chung về rủi ro tín dụng của Ngân hàng nói chung, bao gồm khái niệm rủi ro tín dụng, phân loại rủi ro tín dụng, các dấu hiệu của rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng cũng như các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Qua đó thấy được tầm quan trọng của việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại

Chương 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt

Nam

2.1.1. Sơ lược về q trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nơng nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được thành lập vào ngày 26/3/1988, hiện nay là Ngân hàng thương mại giữ vai trị thiết yếu và chủ lực trong cơng cuộc đầu tư vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Sau 32 năm xây dựng và phát triển, đến năm 2019, vị thế đi đầu của Agribank vẫn luôn được thể hiện ở nhiều phương diện như: Agribank hiện có gần 2.300 chi nhánh, phịng giao dịch, là NHTM duy nhất có mặt tại 9/13 huyện đảo với gần 40.000 cán bộ, người lao động. Đến 31/12/2019, tổng tài sản của Agribank chạm con số trên 1,45 triệu tỷ đồng; Nguồn vốn đạt hơn 1,34 triệu tỷ đồng; Tổng dư nợ và đầu tư hơn 1,3 triệu tỷ đồng. Dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỷ trọng trên 70% tổng dư nợ Agribank.

Agribank ln phát huy vai trị là một ngân hàng tiên phong, gương mẫu trong việc dẫn dắt các tổ chức tín dụng khác thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, đặc biệt là các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Agribank hiện đang triển khai hiệu quả 7 chương trình chính sách tín dụng (Cho vay phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn; Cho vay cá nhân, hộ gia đình thơng qua tổ vay vốn,tổ liên kết; Cho vay hỗ trợ nhằm giảm thiệt hại trong nông nghiệp; Cho vay chăn nuôi gia súc, gia cầm; Cho vay tái canh cà phê; Cho vay phát triển thủy, hải sản; Cho vay ưu đãi phục vụ “Nơng nghiệp sạch”) và 2 chương trình mang mục tiêu Quốc gia (Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững). Đối với hoạt động phát triển sản phẩm, dịch vụ,

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

ứng đủ vốn với lãi suất cho vay ưu đãi, phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, giúp cho hàng triệu người nông dân Việt Nam được tiếp cận những máy móc, thiết bị hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa nền nơng nghiệp Việt Nam có những đột phá mới trên phạm vi tồn cầu.

Về thành tích đã đạt được trong suốt thời gian qua, Agribank ln duy trì được sự tăng trưởng, phát triển ổn định cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Đã nhiều năm liên tiếp, Agribank luôn nằm trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và được các tổ chức quốc tế trao tặng nhiều giải thưởng. Đặc biệt, đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, ngày 26/3/2018, Agribank đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất - phần thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam . Năm 2019, Agribank tiếp tục lọt vào top 8 trong bảng xếp hạng VNR500, được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s xếp ở mức Ba3, tương đương với mức tín nhiệm quốc gia và là mức xếp hạng cao nhất đối với các NHTM ở Việt Nam. Ngoài ra, Agribank cũng xếp hạng thứ 142/500 ngân hàng lớn nhất Châu Á về quy mô tài sản.

Hiện nay, Agribank đang tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016- 2020, đối với tầm nhìn năm 2030, để thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Agribank mong muốn thực hiện thành cơng tái cơ cấu giai đoạn 2 gắn với nhiệm vụ đẩy nhanh cơng tác cổ phần hóa. Bên cạnh đó, Agribank vẫn sẽ tiếp tục giữ vững vai trò chủ chốt trên thị trường tài chính nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước.

2.1.2. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2015-2019

Năm 2019 là năm thứ tư Agribank triển khai tái cơ cấu giai đoạn 2 và cũng thực hiện “Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016- 2020 gắn với quá trình xử lý nợ xấu và cổ phần hóa”. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019 của Agribank tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Các chỉ số về hiệu quả kinh doanh tăng cao, chỉ tiêu lợi nhuận hoàn thành vượt mức kế hoạch.

26

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn 2015-2019

Tổng tài sản 873.653.895 1.001.204.753 1.151.947.758 1.281.596.740 1.451.425.612 VCSH 46.896.938 49.230.701 53.691.070 56.707.496 67.618.362 Tổng TN hoạt động 30.697.076 35.477.356 42.680.149 52.826.939 58.295.114 Chi phí hoạt động (15.610.532) (18.217.451) (19.099.530) (23.568.323) (23.900.787) LNTT 3.706.200 4.211.819 5.066.265 7.551.866 13.803.882 LNST 2.898.437 3.387.834 4.060.583 6.047.536 11.048.334 ROA(%) 0,33 0,34 0,35 0,47 0,76 ROE(%) 6,18 6,88 7,56 10,66 16,34

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Agribank

Từ bảng số liệu trên, Ta có thể thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank giai đoạn 2015-2019 đang tăng trưởng, phát triển đều đặn theo chiều hướng tích cực, thể hiện qua các con số đang lớn dần hàng năm. Chỉ tiêu tổng tài sản và VCSH tăng thể hiện quy mô của Ngân hàng ngày càng được mở rộng. Chỉ tiêu tổng thu nhập hoạt động cũng tăng qua các năm, sau 5 năm, chỉ tiêu này tăng 89,9%. Chỉ tiêu chi phí hoạt động tăng nhưng mức tăng nhỏ hơn so với mức tăng của chỉ tiêu tổng thu nhập là 53,11% sau 5 năm nên chỉ tiêu LNTT đã tăng đều qua các năm. Đặc biệt là 2 chỉ số tỷ suất sinh lợi của Ngân hàng Agribank đều tăng thể hiện ngân hàng quản lý các chi phí tốt và hiệu suất, khả năng sinh lời đáng ngưỡng mộ.

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản các năm của Agribank

( Đơn vị: Triệu đồng)

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Agribank các năm

Từ biểu đồ trên ta thấy tổng tài sản của Agribank tăng đều đặn qua các năm, mức tăng trên 10% mỗi năm, đặc biệt vào năm 2019, tổng tài sản của Agribank tăng hơn 172 nghìn tỷ đồng, giúp Agribank trở thành ngân hàng có tổng tài sản lớn thứ hai Việt Nam sau BIDV

Biểu đồ 2.2: Vốn chủ sở hữu các năm của Agribank

( Đơn vị: Triệu đồng)

■ VCSH

Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm của Agribank

Từ biểu đồ trên, ta thấy cũng như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của Agribank cũng không ngừng tăng qua các năm. Vốn chủ sở hữu tăng nhẹ 5,62% vào năm 2018 sau đó tăng mạnh 19,24% vào năm 2019, tương đương 10.910.866 triệu đồng, sau 5 năm, VCSH đã tăng 20.721.424 triệu đồng, tương đương 44,19 %, thể hiện vị thế ngày càng lớn mạnh của Agribank.

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế các năm của Agribank

( Đơn vị: Triệu đồng)

LNTT

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm Agribank

Từ biểu đồ trên, ta thấy Agribank là ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận quá khủng, mức tăng ngày càng lớn. Đặc biệt ta có thể thấy ở bảng 2.1, năm 2019, tổng thu nhập hoạt động của Agribank tăng mạnh nhưng chi phí hoạt động lại tăng rất nhẹ, gần như khơng tăng, điều này lý giải cho việc LNTT năm 2019 tăng gần gấp đôi so với năm 2018 (Tăng 82,79%, tương đương 6.252.016 triệu đồng), thể hiện rằng Agribank đang thực hiện cơng tác quản lý chi phí rất tốt. Ngồi ra, sở dĩ lợi nhuận trước thuế của Agribank tăng gấp đơi cịn do nửa đầu năm 2019, ngân hàng này đã giảm tỷ lệ lượng trích lập dự phịng đi 17%

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện 2 chỉ số ROA và ROE

6.18' 6.88

( Đơn vị: %) TỶ SUẤT SINH LỜI

'7.56' .0.6( 6.34 0.33- 2015 -0.34- 2016 -0.35- 2017 -0.47- 2018 -0.76 2019 --------ROA----------ROE

Nguồn: BCKQHĐKD các năm của Agribank và tính tốn của tác giả

Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng hai tỷ suất sinh lời của Agribank tăng nhẹ vào năm 2016 và 2017 nhưng đột biến tăng rất nhanh vào năm 2018 (ROA tăng 0,12%, ROE tăng 3,1%) và năm 2019 (ROA tăng 0,29%, ROE tăng 5,68%) cho thấy trong những năm gần đây, Agribank đang hoạt động và sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả.

2.2. Thực trạng về rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2015-2019

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM nói chung giai đoạn 2015-2019

Trong 5 năm qua, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã thực hiện các hoạt động tái trước.

Cho đến năm 2015, tín dụng đã quay trở lại và phát triển mạnh mẽ. Nhà nước định hướng tốc độ tăng trưởng tín dụng là 17% - 18%, đó là con số phù hợp để đảm bảo tăng trưởng GDP ở mức 6,6% - 6,8%.

Trong năm 2018, điểm rất tích cực là nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng hơn và kết quả là tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 14%. Trong khi đó,

tốc độ tăng trưởng GDP lại đạt 7,08%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây và lạm phát thì vẫn tiếp tục được duy trì ở mục tiêu dưới 4%. Như vậy thì trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019, tín dụng tồn hệ thống Việt Nam tăng khoảng 2 lần.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt đã giúp các NHTM nâng cao lợi nhuận của mình. Hệ số ROE( Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) bình qn cả hệ thống tổ chức tín dụng tăng từ 6,3% vào năm 2015 lên hơn 11,5% năm 2019

Tuy mở rộng tín dụng có hiệu quả nhưng hầu hết các NHTM đều báo cáo nợ xấu có xu hướng gia tăng. Rất nhiều các ngân hàng có nợ xấu cao, thậm chí một số ngân hàng cịn âm vốn chủ sở hữu nếu trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ. Nhưng từ đầu năm 2015, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã giảm mạnh (từ 4,93% vào cuối tháng 9/2012 xuống 1,89%, đạt mục tiêu dưới 2% vào 31/12/2019). Tuy nhiên, việc nợ xấu giảm trong thời gian qua khơng hồn toàn là do được xử lý một cách triệt để, mà là nhờ vào hai cách thức: Một là chuyển nợ xấu nội bảng thành nợ xấu ngoại bảng bằng mơ hình VAMC (giảm tử số) và hai là gia tăng tín dụng nhanh (tăng mẫu số). Nếu tính cả nợ xấu ngoại bảng VAMC thì nợ xấu vẫn chiếm 6,7% tổng dư nợ vào cuối năm 2018, tuy nhiên, con số này cũng đã giảm so với mức 8,6% vào năm 2017. Từ giữa tháng 8/2017 đến 12/2019, hệ thống ngân hàng ước chừng giải quyết được khoảng 306.000 tỷ nợ xấu theo Nghị quyết 42

Cụ thể, theo Báo cáo tài chính của 17 NHTM gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MBbank, Techcombank, VIB, Sacombank, VPbank, ACB, TPbank, SHB, Liên Việt Postbank, Eximbank, Bắc Á bank, Kiên Long bank ,HDbank, Vietbank, tính đến ngày 30/6/2018 số tiền cho vay khách hàng của 17 ngân hàng này đạt 4.262 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với thời điểm 31/12/2017. Cùng với sự tăng trưởng của số dư tín dụng, nợ xấu của các ngân hàng cũng biến động cùng chiều với mức tăng 71,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với 31/12/2017. Có 14/17 ngân hàng có dư nợ xấu tăng. Trong đó 2 ngân hàng (VPbank và Sacombank) có tỷ lệ nợ xấu ở mức trên 3%. SHB có nợ xấu tăng khá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018 với tỷ lệ nợ xấu từ 2,33% vào đầu năm 2018 lên 2,7%/tổng dư nợ vào 6/2018, đây cũng là ngân hàng xếp cao thứ 3 về tỷ lệ nợ

xấu trong số 17 ngân hàng, tuy nhiên, một điều đáng mừng là tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng này đã giảm so với kỳ trước.

Cho dù tỷ lệ nợ xấu của hầu hết các NHTM đã giảm xuống thấp hơn 3% nhưng nếu nhìn vào các số liệu tài chính được các Ngân hàng cơng bố thì vẫn có vấn đề, đó là một số ngân hàng có tỷ lệ các khoản phải thu và lãi phải thu trên tổng tài sản lớn (11-21%), mặc dù đã được phép hạch toán và xử lý trong một thời gian dài

Trong báo cáo tài chính, các NHTM đều đạt hệ số an tồn vốn tối thiểu (CAR) và tỷ lệ bình qn của tồn hệ thống đạt trên mức yêu cầu rất nhiều nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn quốc tế thì hầu hết các ngân hàng vẫn trong tình trạng thiếu vốn. Các Ngân hàng vẫn chưa nỗ lực thật sự để tăng vốn. Đến năm 2019, mới chỉ có ba NHTM chính thức đạt chuẩn quốc tế về Basel II.

Để có khung pháp lý hiệu quả hơn, Nghị quyết 42 về việc thí điểm xử lý nợ xấu ở các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội thơng qua vào năm 2017. Điều tích cực nhất của Nghị quyết là nới lỏng, cho phép các NHTM tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu và tăng quyền thu giữ tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, các bộ phận quản lý nhà nước cần sát sao trong việc kiểm định rõ ràng mối quan hệ giữa các cổ đông lớn ngân hàng và bên mua nợ xấu để ngăn chặn các hành vi vay tiền của ngân hàng để mua nợ xấu của chính ngân hàng đó.

Với những vấn đề được đưa ra trong giai đoạn hội nhập, Tạp chí Inside (2017) nhận định ngành Ngân hàng đang ở giai đoạn đỉnh cao trong cải cách và ổn định. Môi

trường cạnh tranh đang mở rộng giữa các Ngân hàng, các tổ chức phi ngân hàng và các cơng ty tài chính (FinTech). Trong khi đó, vấn đề nợ xấu chưa được xử lý triệt để là rủi ro rất lớn cho các NHTM Việt Nam

2.2.2. Thưc trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển

Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2015-2019

2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Agribank giai đoạn

Biểu đồ 2.5: Dư nợ tín dụng của Agribank giai đoạn 2015-2019

( Đơn vị: Triệu đồng)

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Agribank

Từ biểu đồ trên, ta thấy dư nợ tín dụng của Agribank nhìn chung đều tăng mạnh vào các năm 2016 (Tăng 18,91%),2017 (Tăng 17,65%) và 2018 (Tăng 14.65%) nhưng đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Agribank lại tăng chậm lại với mức tăng 11,68% (Tương đương 117.328.547 triệu đồng). Tuy nhiên, như ta thấy ở bảng 2.1, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2019 của Agribank tăng chỉ 11,68% nhưng LNTT lại tăng mạnh (Tăng 82,79%), điều đó một lần nữa chứng minh rằng khâu quản

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam agribank khóa luận tốt nghiệp 743 (Trang 34 - 81)

w